Chiến Quốc - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/chien-quoc/ Tổng hợp ngày nghỉ lễ âm lịch, dương lịch và sự kiện trong năm Fri, 16 Jul 2021 18:58:46 +0000 vi hourly 1 https://ngaydacbiet.com/wp-content/uploads/2024/07/cropped-000777066-r503366006-1-32x32.webp Chiến Quốc - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/chien-quoc/ 32 32 Kế Viễn Giao Cận công Của Phạm Thư https://ngaydacbiet.com/ke-vien-giao-can-cong-cua-pham-thu/ https://ngaydacbiet.com/ke-vien-giao-can-cong-cua-pham-thu/#respond Fri, 16 Jul 2021 18:58:46 +0000 https://ngaydacbiet.com/ke-vien-giao-can-cong-cua-pham-thu/ Lan Tương Như và Liêm Pha đồng tâm hiệp lực bảo vệ nước Triệu, quả nhiên nước Tần không dám xâm phạm Triệu nữa. Nhưng Tần lại chiếm được nhiều đất đai của nước Sở và Ngụy. Lúc đó, thực quyền của nước Tần nằm trong tay Thái hậu và người anh em của bà […]

Bài viết Kế Viễn Giao Cận công Của Phạm Thư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Lan Tương Như và Liêm Pha đồng tâm hiệp lực bảo vệ nước Triệu, quả nhiên nước Tần không dám xâm phạm Triệu nữa. Nhưng Tần lại chiếm được nhiều đất đai của nước Sở và Ngụy. Lúc đó, thực quyền của nước Tần nằm trong tay Thái hậu và người anh em của bà là Nhương hầu Ngụy Nhiễm.

Lịch sử Trung Quốc năm 270 trước Công nguyên, Nhương hầu cử quân đi đánh nước Tề.

Chính vào lúc đó, Tần Chiêu Tương Vương nhận được một bức thư, ký tên là Trương Lộc, nói có việc quan trọng xin vào yết kiến.

Trương Lộc nguyên là người nước Ngụy, tên là Phạm Thư, vốn là môn khách của Tu Giả, đại phu nước Ngụy. Có lần, Tu Giả đem theo Phạm Thư đi sứ nước Tề. Tề Tương Vương nghe nói Phạm Thư rất có tài, ngầm cử người đến gặp Phạm Thư, tặng lễ vật rất hậu, Phạm Thư kiên quyết chối từ.

Vì việc đó, Tu Giả ngờ Phạm Thư tư thông với Tề. Khi về đến Ngụy, nên cáo giác với tướng quốc Ngụy Tể. Ngụy Tề dùng hình phạt nặng nề để tra khảo, đánh Phạm Thư đến tơi tả, gẫy mấy cái xương và rụng hai răng cửa. Cuối cùng Ngụy Tề sai người bỏ Phạm Thư vào một chiếc chiếu, vất ra nhà xí. Tới đêm khuya, Phạm Thư tỉnh lại, thấy một lính gác đứng canh, liền khẩn cầu anh ta giúp đỡ. Người lính đó lén thả Phạm Thư ra và báo với Ngụy Tề rằng Phạm Thư đã chết.

Sợ Ngụy Tể truy bắt, Phạm Thư thay đổi tên họ, thành Trương Lộc,

Lúc đó, vừa đúng dịp có sứ giả của Tần sang Ngụy. Phạm Thư lén gặp sứ giả, xin mang mình về Tần.

Phạm Thư đến nước Tần, dâng thư lên Tần Chiêu Tương Vương. Chiêu Tương Vương hẹn ngày, tiếp ông ở Ly cung.

Đến ngày đi gặp, Phạm Thư gặp Tần Chiêu Tương Vương đang đi xe trên đường tới Ly cung. Phạm Thư cố tình làm ra vẻ không biết Tần Chiêu Tương Vương, không tránh ra bên đường.

Quân hầu lớn tiếng la hét: “Đại vương tới!”

Phạm Thư cười nhạt nói: “Cái gì, nước Tần còn có đại vương sao?”

Đang lúc cãi cọ thì Tần Chiêu Tương Vương tối, thấy Phạm Thư còn đang lớn tiếng: “Tôi chỉ nghe nói nước Tần có Thái hậu và Nhương hầu, chứ làm gì có đại vương nào?”

Untitled

Câu nói chọc đúng vào nỗi niềm tâm sự của Tần Vương. Ông ta vội mời Phạm Thư tới Ly cung, đuổi tả hữu ra ngoài, một mình tiếp Phạm Thư.

Tần Chiêu Tương Vương nói: “Ta thành khẩn xin tiên sinh chỉ giáo. Bất kể là liên quan đến ai, trên từ Thái Hậu, dưới tới bách quan trong triều, xin tiên sinh cứ nói thẳng”.

Phạm Thư được lời, liền bắt đầu trình bày ý kiến của mình: “Nước Tần đất rộng người đông, sĩ tốt dũng mãnh. Việc thống trị chư hầu không mấy khó khăn, thế mà mười lăm năm nay không thu được thành tựu gì. Điều đó không thể nói là tướng quốc (tức Nhương hầu) không hết lòng làm việc, mà do đại vương cũng có chỗ thất sách”.

Chiêu Tương Vương vội hỏi: “Tiên sinh nói ta thất sách ở chỗ nào?”

Phạm Thư nói: “Nước Tề cách nước Tần rất xa, ở giữa còn có nước Hàn và nước Ngụy, đại vương đem quân đi đánh Tề, giả thử đánh bại được Tề một cách thuận lợi, thì cũng không có cách gì nối liền Tề với Tần. Tôi trộm nghĩ thay cho đại vương, biện pháp tốt nhất là viễn giao cận công (giao hảo với nước ở xa, đánh nước ở gần), đõì vói nưóc Tề ở xa nên tạm thời giao thiệp bình thường, và trước hết nên đánh chiếm những nước lân cận, như vậy thì có thể mở rộng được đất đai của Tần, chiếm được một tấc là của ta một tấc, chiếm được một thước là của ta một thước. Cứ dần dần như thế, mà thôn tính hai nước Hàn, Ngụy. Đến lúc đó thì nước Tề cũng không thể giữ được nữa”.

Tần Chiêu Tương Vương gật đầu khen phải: “Đúng, đúng! Nước Tần muốn đánh bại được sáu nước, thống nhất Trung nguyên hoàn toàn phải dựa vào kế sách viễn giao cận công của tiên sinh”.

Lập tức, Tần Chiêu Tương Vương phong Phạm Thư làm khách khank và theo kế sách đó, lấy Hàn, Ngụy làm mục tiêu tiến công chủ yếu,

Qua mấy năm, Tần Chiêu Tương Vương bãi chức tướng quốc của Nhương hầu và không để Thái hậu tham dự triều chính nữa, đồng thời chính thức phong Phạm Thư làm thừa tướng.

Ngụy Vương bị nước Tần uy hiếp thì rất sỢ hãi. Tướng quốc Ngụy Tề nghe nói thừa tướng nước Tần là người nước Ngụy, liền phái Tu Giả sang Tần cầu hoà.

Phạm Thư nghe tin Tu Giả sang nước Tần, liền ăn mặc quần áo rách rưới, đến nhà khách gặp Tu Giả.

Tu Giả thấy Phạm Thư còn sống, giật nảy mình, liền hỏi: “Hiện nay, ông làm gì?”

Phạm Thư nói: “Tôi ở đây làm những việc vặt do người ta sai phái”.

Tu Giả thấy Phạm Thư ăn mặc phong phanh, rềt run lập cập, liền đưa cho Phạm Thư một chiếc áo lụa dài và giữ lại cùng ăn cơm với mình.

Tu Giả nói: “Nghe nói Tần Vương hết sức trọng dụng thừa tướng Trương Lộc tôi rất muốn được gặp ông ta, không biết có ai dẫn giúp cho không?”

Phạm Thư nói: “Ông chủ của tôi rất gần gũi thừa tướng. Đại phu muốn gặp thừa tướng, tôi xin giúp ngài”

Phạm Thư dẫn Tu Giả đến cửa phủ Thừa tướng, rồi nói: “Đại phu đợi ở đây, tôi xin vào báo”.

Không lâu sau, thấy bên trong truyền lệnh: Thừa tướng đã thăng đường, cho Tu Giả vào. Tu Giả hỏi người canh cửa: “ông Phạm vừa đi vậy  tôi  tới đây, sao không thấy ra?”

Người canh cửa nói: “Ông Phạm nào? Người vừa rồi chính là Thừa tướng đó”.

Tu Giả biết thừa tướng Trương Lộc chính là Phạm Thư, thì sợ toát mồ hôi. Ông bước vào phủ thừa tướng, quì xuống, bò dưới trước mặt Phạm Thư, liên tục đập đầu xuống đất nói: “Tu Giả tôi thật là kẻ có mắt không ngươi, thật đắc tội với Thừa tướng, xin Thừa tướng trị tội”.

Phạm Thư quở trách Tu Giả một trận nặng nề, rồi nói: “Hôm nay ngươi gặp ta, còn cho ta áo, coi như còn chút tình người. Vì điều đó, ta tha mạng cho ngưòi”. Sau đó, liền bảo Tu Giả về nước, nói với Ngụy .Vương, yêu cầu Ngụy Vương giết Ngụy Tề thì Tần mới cho phép Ngụy cắt đất xin hoà.

Tu Giả về Ngụy, báo cáo với Ngụy Vương về lời của Phạm Thư. Ngụy Vương tình nguyện cắt đất xin hoà. Ngụy Tề không còn cách nào khác, đành tự sát. Nước Ngụy xin hoà, Tần theo kế sách viễn giao cận công của Phạm Thư, bắt đầu tiến đánh nước Hàn.

 

 

Bài viết Kế Viễn Giao Cận công Của Phạm Thư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ke-vien-giao-can-cong-cua-pham-thu/feed/ 0
Triệu Quát Chỉ Giỏi Đánh Giặc Mồm https://ngaydacbiet.com/trieu-quat-chi-gioi-danh-giac-mom/ https://ngaydacbiet.com/trieu-quat-chi-gioi-danh-giac-mom/#respond Fri, 16 Jul 2021 18:23:07 +0000 https://ngaydacbiet.com/trieu-quat-chi-gioi-danh-giac-mom/ Lịch sử Trung Quốc năm 262 trước Công nguyên, Tần Chiêu Tương Vương phái đại tướng Bạch Khỏi tiến cống nước Hàn, chiếm đất Dã Vương (nay là Tầm Dương, Hà Nam), cắt đứt liên hệ giữa quận Thượng Đảng (trị sở nay ở Trường Trị, Sơn Tây) với thủ đô Hàn. Tình hình Thượng […]

Bài viết Triệu Quát Chỉ Giỏi Đánh Giặc Mồm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Lịch sử Trung Quốc năm 262 trước Công nguyên, Tần Chiêu Tương Vương phái đại tướng Bạch Khỏi tiến cống nước Hàn, chiếm đất Dã Vương (nay là Tầm Dương, Hà Nam), cắt đứt liên hệ giữa quận Thượng Đảng (trị sở nay ở Trường Trị, Sơn Tây) với thủ đô Hàn. Tình hình Thượng Đảng rất nguy cấp, các tướng lĩnh của Hàn ở Thượng Đảng không muốn đầu hàng Tần, liền phái người đem dâng địa đồ Thượng Đảng cho Triệu.

Triệu Hiếu Thành Vương (con của Triệu Huệ Văn Vương) cử quân tiếp thu Thượng Đảng. Hai năm sau, nước Tần lại phái Vương Hột vây chặt Thượng Đảng. Triệu Hiếu Thành Vương nghe tin, liền cử Liêm Pha mang hai mươi vạn quân cứu Thượng Đảng. Họ mới đến Trường Bình (nay ở tây bắc huyện Cao Bình Sơn Tây) thì Thượng Đảng đã bị Tần chiếm mất.

Vương Hột còn muốn tiến công Trường Bình. Liêm Pha vội bố trí phòng thủ, sai binh sĩ xây đắp thành luỹ, đào hào sâu để cầm cự với quân Tần từ xa tới, chuẩn bị phòng ngự lâu dài.

Vương Hột nhiều lần khiêu chiến, nhưng Liêm Pha trước sau đều không chịu ra đánh. Vương Hột không có cách gì, đành phái người về báo cáo với Tần Vương: “Liêm Pha là một lão tướng có nhiều kinh nghiệm, không khinh suất giao chiến. Quân ta từ xa tới, nếu ở lâu, sợ rằng lương thực tiếp tế không nổi. Không biết làm thế nào”.

Tần Chiêu Tương Vương hỏi ý kiến Phạm Thư. Phạm Thư nói: “Muốn đánh bại nước Triệu, trước hết phải làm cho Triệu điều Liêm Pha về”.

Tần Chiêu Tương Vương nói: “Làm thế nào thực hiện được điều đó?”

Phạm Thư nói: “Để thần nghĩ kế”.

Mấy ngày sau, Triệu Hiếu Thành Vương thấy tả hữu xì xầm: “Nước Tần chỉ sợ Triệu Quát là người trẻ tuổi hăng hái chỉ huy quân đội. Chứ Liêm Pha già cả chẳng làm được gì, xem ra sắp phải đầu hàng rồi”.

Triệu Quát là con của danh tướng Triệu Xa trước kia, từ nhỏ đã thích học binh pháp, nói đến chuyện đánh trận thì đâu ra đó, tự cho mình là giỏi nhất thiên hạ, coi cả cha là Triệu Xa cũng không ra gì.

Triệu Vương nghe tả hữu bàn luận, liền gọi Triệu Quát tới, hỏi xem có thể đánh lui quân Tần không. Triệu Quát nói: “Nếu nước Tần cử Bạch Khỏi, thì thần còn phải nghĩ cách đối phó. Chứ như Vương Hột hiện nay, chẳng qua chỉ là loại đối thủ của Liêm Pha. Còn đối với thần, việc đánh bại hắn không có khó khăn gì”,

Triệu Vương rất mừng, liền phong Triệu Quát làm đại tướng, ra thay thế Liêm Pha.

Untitled

Lan Tương Nhu nói với Triệu Vương: “Triệu Quát chỉ biết đọc binh thư của cha, không biết ứng biến khi lâm trận, không thể cử anh ta làm đại tướng”. Nhưng Triệu Vương không nghe theo lời khuyên đó.

Mẹ của Triệu Quát cũng dâng lên Triệu Vương một sớ tâu, xin Triệu Vương đừng cử con mình làm tướng. Triệu Vương mời bà đến hỏi lý do tại sao. Triệu mẫu nói: “Cha nó trước khi mất, có dặn đi dặn lại tôi rằng: “Thằng Triệu Quát coi việc dùng binh đánh trận như trò chơi, nói tới binh pháp thì trên trời dưới biển, mục hạ vô nhân. Sau này, nếu đại vương không sử dụng nó thì tốt, nếu dùng nó làm đại tướng, e rằng quân Triệu sẽ vì nó mà bị tiêu diệt”. Vì vậy, tôi khẩn cầu đại vương muôn ngàn lần, xin chớ cho nó làm đại tướng”.

Triệu Vương nói: “Ta đã quyết định rồi. Bà không phải nói nhiều nữa”.

Năm 260 trước Công nguyên, Triệu Quát dẫn hai mươi vạn quân tới Trường Bình, đòi Liêm Pha trao lại binh quyền. Liêm Pha chuyển giao lại quyền chỉ huy, rồi trở về Hàm Đan.

Triệu Quát thống lĩnh bốn mươi vạn đại quân, thanh thế lừng lẫy. Quát phế bỏ mọi chế độ qui định của Liêm Pha, hạ lệnh cho tướng sĩ: “Nếu quân Tần đến đánh thì lập tức nghênh chiến. Nếu quân địch thua chạy, phải lập tức đuổi theo, chưa đánh cho chúng không còn mảnh giáp thì chưa thôi”.

Phạm Thư nghe tin Triệu đã thay Liêm Pha, biết rằng kế phản gián của mình đã thành công, liền bí mật cử Bạch Khởi làm thượng tướng quân, sang chỉ huy quân Tần. Bạch Khỏi tới Trường Bình, bố trí mai phục, cố ý đánh thua mấy trận. Triệu Quát không biết đó là kế của quân Tần, cứ liều mạng đuổi theo. Bạch Khỏi nhử quân Triệu đến nơi bố trí sẵn phục binh, cử hai vạn rưỡi quân tinh nhuệ cắt đứt đường lui của quân Triệu, ngoài ra còn cử năm nghìn kỵ binh xông vào trại quân Triệu, chia cắt bốn mươi vạn quân Triệu làm hai bộ phận. Lúc đó Triệu Quát mới biết quân Tần lợi hại, đành xây thành đắp lũy cố thủ, chờ viện binh tới cứu. Nước Tần lại phái quân chặn đường quân cứu viện và đường tải lương của quân Triệu.

Quân của Triệu Quát hết lương thảo, lại .không có viện binh, giữ được hơn bốn mươi ngày, quân lính đều kêu khổ, không còn lòng dạ nào chiến đấu nữa. Triệu Quát dẫn quân xông xáo phá vây, bị tên bắn dày đặc của quân Tần, bắn chết. Quân Triệu thấy chủ tướng bị giết, liền đua nhau vứt bỏ vũ khí đầu hàng. Bốn mươi vạn quân Triệu dưới sự chỉ huy của Triệu Quát, kẻ chỉ giỏi đánh giặc mồm, cuối cùng đã bị tiêu diệt hoàn toàn.

 

Bài viết Triệu Quát Chỉ Giỏi Đánh Giặc Mồm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/trieu-quat-chi-gioi-danh-giac-mom/feed/ 0
Mao Toại Tự Tiến Cử https://ngaydacbiet.com/mao-toai-tu-tien-cu/ https://ngaydacbiet.com/mao-toai-tu-tien-cu/#respond Fri, 16 Jul 2021 17:41:10 +0000 https://ngaydacbiet.com/mao-toai-tu-tien-cu/ Đại quân của Tần đánh phá thủ đô Hàm Đan của Triệu. Tuy nước Triệu cố sức chống giữ, nhưng vì sau thảm bại ở Trường Bình, không còn đủ lực lượng nữa. Triệu Hiếu Thành Vương cử Bình Nguyên quân Triệu Thắng sang cầu cứu nước sỏ. Bình Nguyên quân là tướng quốc nước […]

Bài viết Mao Toại Tự Tiến Cử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Đại quân của Tần đánh phá thủ đô Hàm Đan của Triệu. Tuy nước Triệu cố sức chống giữ, nhưng vì sau thảm bại ở Trường Bình, không còn đủ lực lượng nữa. Triệu Hiếu Thành Vương cử Bình Nguyên quân Triệu Thắng sang cầu cứu nước sỏ. Bình Nguyên quân là tướng quốc nước Triệu, lại là chú của Triệu Vương. Ông quyết tâm thân hành sang nước Sở để đàm phán với Sở Vương về vấn đề liên hợp chống Tần.

Bình Nguyên quân dự định đem theo hai mươi người tài kiêm văn võ cùng đi sang Sở. Nhưng trong số ba ngàn môn khách, chọn ra những người tài kiêm văn võ cũng không phải chuyện dễ. Vì vậy, ông cân nhắc mãi, mới chọn được mười chín người, còn một người nữa, mãi vẫn chưa tìm ra.

Trong lúc sốt ruột, có một môn khách ngồi ở hàng ghế cuối đứng lên, nói: “Có thể lấy tôi cho đủ số không?”

Bình Nguyên quân kinh ngạc hỏi: “Tiên sinh tên là gì? Đến nhà tôi đã lâu chưa?”

Môn khách đó nói: “Tôi tên là Mao Toại, tới đây đã ba năm rồi”.

Bình Nguyên quân lắc đầu, nói: “Những người có tài năng, sống ở trên đời, giống như một cái dùi để trong túi, mũi nhọn sẽ nhanh chóng đâm thòi ra. Thế mà tiên sinh tới đây đã ba năm, tôi chưa từng nghe nói tiên sinh có tài năng gì”.

Mao Toại nói: “Bởi vì cho tới hôm nay tôi mới đề nghị ngài xem cái dùi đó. Nếu ngài sớm bỏ nó vào trong túi, thì nó không chỉ thòi ra có cái mũi nhọn, mà thòi ra toàn bộ”.

Mọi người đều cho là Mao Toại nói khoác, ai cũng cười giễu ông ta. Song Bình Nguyên quân lại thích thú trước sự gan dạ và tài ăn nói của Mao Toại, liền chấp nhận ông làm người thứ hai mươi, và ngay hôm đó, từ biệt Triệu Vương, dẫn sứ đoàn sang Sở.

Bình Nguyên quân và Sở Uy Liệt Vương bàn bạc về vấn đề hợp tung chống Tần tại triều đình nước Sở. Mao Toại và mười chín môn khách khác chờ đợi dưới thềm. Cuộc đàm phán diễn ra suốt từ sáng sớm đến giữa trưa, Bình Nguyên quân cố gắng thuyết phục Sở Vương, nói đến khô cả cổ mà Sở Vương trước sau vẫn không chịu nhận đưa quân sang chống Tần.

Mọi người chờ đợi dưới thềm đã hết sức nôn nóng, nhưng không ai biết nên làm thế nào. Có người nhớ tới lời Mao Toại nói với Bình Nguyên quân trước lúc ra đi, liền bảo nhỏ Mao Toại: “Mao tiên sinh, xem cái mũi dùi của tiên sinh thế nào!”

Mao Toại ung dung, xách bảo kiếm, bước lên bậc thềm, nói lớn: “Có hợp tung hay không, chỉ vài ba câu là có thể giải quyết, cớ sao suốt từ sớm đến giờ, mặt trời đã đứng bóng, mà vẫn chưa xong là làm sao?”

Untitled

Sở Vương ngạc nhiên, hỏi Bình Nguyên quân: “Người này là ai?”

Bình Nguyên quân nói: “Là Mao Toại, môn khách của tôi”.

Số Vương nghe nói chỉ là môn khách, lại càng nổi giận, mắng Mao Toại: “Ta và chủ ngươi thương lượng quốc gia đại sự, đâu có phần ngươi nhúng mõm vào? mau cút xuống ngay!”

Mao Toại chống bảo kiếm, nhảy lên một bước, nói: “Ngài không được cậy thế ức hiếp người. Chủ tôi đang ngồi đây. Sao ngài có thể quát mắng tôi như vậy?”

Sở Vương thấy Mao Toại cầm kiếm, và giọng nói rất gay gắt, thì hơi sợ, liền đổi nét mặt hòa nhã nói: “Vậy tiên sinh có gì cao kiến, xin nói đi”.

Mao Toại nói: “Nước Sở có năm ngàn dặm đất đai, một trăm vạn tướng sĩ, vốn là một nước lớn vào hàng bá chủ. Ngờ đâu nước Tần mới nổi lên, Sở đã luôn luôn thua trận, thậm chí đường đường một vị quốc quân cũng bị chúng bắt làm tù binh, phải chết ở nước Tần. Đó là một nỗi sỉ nhục lớn cho nước Sở. Bạch Khỏi của Tần, chẳng qua chỉ là một kẻ thất phu không có gì đáng kể, thế mà hắn đem mấy vạn quân, đánh một trận đã chiếm được Ánh đô của nước Sở, buộc đại vương phải dời đô. Nỗi nhục nhã đó, ngay người nước Triệu chúng tôi cũng hổ thẹn thay cho đại vương. Ngờ đâu, đại vương lại không có ý gì rửa nhục cả. Nói thực, việc hợp tung mà chủ tới bàn với đại vương hôm nay, chủ yếu là vì nước Sở, chứ không chỉ vì nước Triệu chúng tôi.

Lời Mao Toại, đúng như một mũi dùi, từng câu từng câu làm đau lòng vua Sở. Ông ta bất giác đỏ bừng mặt, nói liên tiếp: “Đúng! Đúng!”

Mao Toại nắm ngay lấy, nói: “Vậy đại vương quyết định hợp tung chứ?”

Sở Vương nói: “Quyết định rồi”.

Mao Toại quay đầu lại, gọi người hầu của sở, lập tức mang máu gà, chó, ngựa lại. Ông bưng chậu đồng đựng máu, quì dâng lên Sở Vương nói: “Đại Vương là tung ước trưởng của hợp tung, xin quệt máu thề  (quệt máu xung quanh miệng là một nghi thức thời xưa khi ký kết minh ước để biểu lộ sự thành tâm).

Sở Vương quệt máu xong, đến lượt Bình Nguyên quân và Mao Toại lần lượt quệt.

Lịch sử Trung Quốc gi chép lại sau khi ký kết liên minh, Sở Khảo liệt Vương liền phái Xuân Thân quân Hoàng Yết làm đại tướng, dẫn tám vạn quân sang cứu nước Triệu.

 

Bài viết Mao Toại Tự Tiến Cử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/mao-toai-tu-tien-cu/feed/ 0
Tín Lăng Quân Cứu Triệu https://ngaydacbiet.com/tin-lang-quan-cuu-trieu/ https://ngaydacbiet.com/tin-lang-quan-cuu-trieu/#respond Fri, 16 Jul 2021 16:42:17 +0000 https://ngaydacbiet.com/tin-lang-quan-cuu-trieu/ Cùng lúc nước Sở phái quân sang cứu Triệu, thì nước Ngụy cũng nhận được thư cầu viện của Triệu. Ngụy An Hy Vương liền phái đại tướng Tấn Bỉ mang quân sang cứu. Tần Chiêu Tương Vương nghe tin hai nước Sở, Ngụy đều đưa quân tới tăng viện, liền thân đến Hàm Đan […]

Bài viết Tín Lăng Quân Cứu Triệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Cùng lúc nước Sở phái quân sang cứu Triệu, thì nước Ngụy cũng nhận được thư cầu viện của Triệu. Ngụy An Hy Vương liền phái đại tướng Tấn Bỉ mang quân sang cứu.

Tần Chiêu Tương Vương nghe tin hai nước Sở, Ngụy đều đưa quân tới tăng viện, liền thân đến Hàm Đan đốc chiến. Đồng thòi, cử sứ giả sang nói với Ngụy An Hy vương: “Hàm Đan sớm muộn sẽ bị hạ. Ai dám đến cứu thì diệt xong Triệu, Tần sẽ đánh nước đó”. An Hy Vương hoảng sợ, vội cử người đuổi theo, bảo Tấn Bỉ dừng quân lại, không tiến binh nữa. Tấn Bỉ liền cho dừng mười vạn đại quân tại Nghiệp Thành, án binh bất động.

Nước Triệu cử sứ giả sang Ngụy thúc giục tiến quân. Ngụy An Hy Vương nghĩ nếu tiến quân thì sợ đắc tội vổi Tần, nếu không tiến quân thì mất lòng nước Triệu, nên vẫn dùng dằng chưa quyết. Triệu Hiếu Thành Vương rất nôn nóng, liền bảo Bình Nguyên quân viết thư cầu viện gửi cho Tín Lăng quân Ngụy Vô Kỵ, vì vợ của Bình Nguyên quân là chị của Tín Lăng quân, hai nhà có quan hệ anh rể em vợ.

Tín Lăng quân được thư. nhiều lần xin An Hy Vương hạ lệnh cho Tấn Bỉ tiến quân, nhưng An Hy Vương vẫn không chịu nghe theo. Tín Lăng quân không có cách gì, liền nói với các môn khách: “Đại Vương không chịu tiến quân, ta quyết định tự mình sang Triệu, để cùng chết với họ”.

Nhiều môn khách tình nguyện cùng đi theo Tín Lăng quân.

Tín Lăng quân có một người bạn hơn tuổi mà ông rất kính trọng, tên là Hầu Doanh. Ông đến từ biệt. Hầu Doanh nói: “Các vị sang Triệu đánh quân Tần, có khác gì ném thịt béo trước miệng hổ đói, chẳng phải là chỉ chết uổng mạng sao?”

Tín Làng quân than thở: “Tôi biết làm như thế cũng chẳng có tác dụng gì. Nhưng không còn biện pháp nào nữa”.

Hầu Doanh đuổi mọi người trong nhà lui ra, rồi hỏi: “Trong cung của đại vương có một sủng phi là Như Cơ, có phải không?’

Tín Lăng quân trả lời: “Đúng! ”

Hầu Doanh lại nói: “Nghe nói binh phù* thường để trong phòng ngủ của đại vương, chỉ có Như Cơ có thể lấy được. Trước kia Như Cơ có người cha bị kẻ khác giết hại. Nàng đã xin đại vương giúp nàng tìm kẻ thù, nhưng tìm suốt ba năm không được. Cuối cùng, chính công tử* đã sai môn khách đi tìm được kẻ thù cho nàng. Vì việc đó Như Cơ vô cùng biết ơn công tử. Nay nếu công tử nhò Như Cơ lây trộm binh phù thì nhất định nàng sẽ đồng ý. Công tử cầm binh phù đến tiếp thu quân đội của Tấn Bỉ, sang cứu nước Triệu thì có phải hơn là tay không sang chết uổng hay sao?”
Untitled

Tín Lăng quân nghe nói, như nằm mơ chợt tỉnh, vội cử người đến bàn với Như Cơ, nàng lập tức nhận lời. Nửa đêm đó, nhân lúc Ngụy Vương ngủ say. Như Cơ liền lấy trộm binh phù rồi cử người tin cần đưa ngay đến cho Tín Lăng quân.

Tín Lăng quân có được binh phù, lại đến từ biệt Hầu Doanh. Hầu Doanh nói: “Tướng ở ngoài, có lúc có thể không tuân theo mệnh vua. Vạn nhất Tấn Bỉ nhận binh phù mà vẫn không trao lại binh quyền, thì công tử làm thế nào?”

Tín Lăng quân ngớ người, không biết trả lời ra sao.

Hầu Doanh nói: “Tôi đã suy xét mọi việc giúp công tử. Anh bạn Chu Hợi của tôi là một đại lực sĩ nhất nhì nước Ngụy. Công tử có thể đem anh ta theo. Đến lúc đó, nếu Tấn Bỉ chịu vui vẻ trao lại binh quyền thì thôi, nếu ông ta ngăn trở, thì để Chu Hợi xử lý”.

Tín Lăng quân cùng Chu Hợi và các môn khách đến Nghiệp Thành gặp Tấn Bỉ, giả truyền mệnh lệnh của Ngụy Vương, yêu cầu Tấn Bỉ trao lại binh quyền. Tấn Bỉ ghép binh phù, thấy đúng, nhưng vẫn còn chút hoài nghi, nói: “Đây là việc quân cơ đại sự, để tôi tâu lại đại vương, rồi mới có thể làm theo”.

Tấn Bỉ chưa nói xong, thì Chu Hợi đứng cạnh Tín Lãng quân đã thét lớn: “Mày không nghe theo mệnh lệnh của đại vương, định làm phản sao?”

Không đợi Tấn Bỉ phân trần, Chu Hợi đã rút từ ống tay áo ra một chiếc dùi sắt nặng bốn mươi cân, nện mạnh vào đầu Tấn Bỉ, kết thúc tính mạng ông ta.

Tín Lãng quân cầm binh phù, hạ lệnh cho binh sĩ: “Nếu cha con cùng ở trong quân, thì cho người cha trở về, nếu anh em cùng ở trong quân, thì cho người anh trở về, nếu là con một không có anh em, cũng cho trở về nuôi nấng cha mẹ. Số còn lại, theo ta sang cứu nước Triệu”.

Cuối cùng, Tín Lăng quân có tám vạn tinh binh, tiến sang cứu Hàm Đan. Ông tự dẫn đầu tướng sĩ xông vào trại quân Tần chém giết. Tưóng Tần Vương Hột không đề phòng quân Ngụy tiến công, vội cuống cuồng chống trả, nhưng không cầm cự nổi.

Bình Nguyên quân ở trong thành thấy quân Ngụy đến cứu, liền dẫn quân Triệu mở cửa thành xông ra, hai bên ép lại, đánh cho quân Tần tơi tả.

Rất nhiều năm nay, chưa bao giờ nước Tần bị thảm bại như vậy. Vương Hột dẫn tàn quân rút chạy, còn để lại hơn hai vạn quân bị quân Triệu vây chặt, phải đầu hàng,

Tín Lăng quản cứu được Hàm Đan, bảo toàn được nước Triệu, Triệu Hiếu Thành Vương và Bình Nguyên quân vô cùng cảm kích, thân ra ngoài thành tiếp đón Tín Lăng quân.

Xuân Thân quân nước Sở dẫn quân sang cứu Triệu, còn trông ngóng ở Vũ Quan, nghe tin quân Tần đã bị thua, thành Hàm Đan đã được giải vây, liền dẫn quân quay về sở.

 

 

 

Bài viết Tín Lăng Quân Cứu Triệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/tin-lang-quan-cuu-trieu/feed/ 0
LÝ Tự Can Việc Đuổi Khách https://ngaydacbiet.com/ly-tu-can-viec-duoi-khach/ https://ngaydacbiet.com/ly-tu-can-viec-duoi-khach/#respond Fri, 16 Jul 2021 15:45:54 +0000 https://ngaydacbiet.com/ly-tu-can-viec-duoi-khach/ Nước Tần tuy bị thua một trận lớn ờ Hàm Đan, nhưng thực lực còn rất mạnh. Lịch sử Trung Quốc ghi lại năm sau (256 trước Công nguyên), lại đem quân đánh thắng hai nước Hàn, Triệu. Sau đó, quyết diệt luôn vương triều Chu đến lúc đó chỉ còn tồn tại trên danh […]

Bài viết LÝ Tự Can Việc Đuổi Khách đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Nước Tần tuy bị thua một trận lớn ờ Hàm Đan, nhưng thực lực còn rất mạnh. Lịch sử Trung Quốc ghi lại năm sau (256 trước Công nguyên), lại đem quân đánh thắng hai nước Hàn, Triệu. Sau đó, quyết diệt luôn vương triều Chu đến lúc đó chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Sau khi Tần Chiêu Tương Vương chết, con là Tần Trang Tương Vương lên nối ngôi được ba năm cũng chết. Thái tử Doanh Chính mới 13 tuổi lên ngôi. Lúc đó, đại quyền trong triều nằm trong tay tướng quốc Lã Bất Vi.

Lã Bất Vi vốn là một phú thương ờ đất Dương Địch (nay là huyện Vũ tỉnh Hà Nam) vì giúp Trang Tương Vương giành được ngôi vua nên được phong tướng quốc. Sau khi làm tướng quốc, ông ta học theo lời Mạnh Thường Quân, chiêu tập rất nhiều môn khách, trong đó nhiều người từ các nước tới.

Thời kỳ Chiến Quốc có rất nhiều học phái đua nhau viết sách, đưa ra học thuyết, lịch sử gọi hiện tượng đó là “trăm nhà đua tiếng”. Bản thân Lã Bất Vi không viết được sách, ông ta tổ chức các môn khách biên soạn một bộ sách, gọi là “Lã thị Xuân thu”. Sách viết xong, Lã Bất Vi cho treo trên cổng thành Hàm Dương, dán thông cáo, nói ai có thể đề xuất ý kiến, dù chỉ thêm bớt một chữ, cũng thưởng một ngàn lạng vàng. Do đó, danh tiếng của ông ta lại càng lừng lẫy.

Tần Vương Doanh Chính mỗi ngày một trưởng thành. Năm nhà vua 22 tuổi, trong cung xảy ra một vụ phản loạn, liên quan tới Lã Bất Vi. Tần Vương cảm thấy còn để Lã Bất Vi sẽ gây trở ngại, liền miễn chức ông ta. Sau lại thấy Lã Bất Vi có thế lực lớn, liền buộc ông ta tự sát.

Lã Bất Vi chết, một số quí tộc và đại thần nước Tần đua nhau bình luận, cho rằng những người nước khác đến Tần đều vì nước của họ, có người có thể còn là gián điệp nữa. Tất cả đều xin Tần Vương đuổi hết người nước ngoài ra khỏi Tần.

Tần Vương Doanh Chính nghe theo, liền ra lệnh đuổi khách, qui định mọi quan chức dù lớn hay nhỏ, nếu không phải là người nước Tần, đều phải rời khỏi Tần.

Có một khách khanh từ Sở tới, tên là Lý Tư, vốn là học trò của Tuân Huống một đại biểu nổi tiếng của học phái Nho gia. Ông đến Tần, được Lã Bất Vi lưu lại làm khách khanh. Lúc này Lý Tư cũng nằm trong số người bị đuổi, trong lòng cảm thấy rất không hợp lý. Trước khi rời Hàm Dương, ông ta dâng lên vua Tần một số tấu can ngăn.

Trong sớ tấu, Lý Tư viết: “Trước kia, Tần Mục Công sử dụng Bách Lý Hề, Kiển Thúc nên nước Tần làm được bá chủ; Tần Hiếu Công sử dụng Thương Ưởng thay đổi pháp luật khiến cho nước Tần giàu mạnh; Huệ Văn Vương sử dụng Trương Nghi, đã phá vỡ được liên minh hợp tung của sáu nước; Chiêu Tương Vương có Phạm Thư giúp mỏ mang thế lực nưốc Tần. Bốn vị quân vương đó đều nhờ các quan khách người nước ngoài mà lập nên công nghiệp. Ngày nay, đại vương lại đuổi hết nhân tài người nước ngoài, làm như thế chẳng phải là tăng thêm sức mạnh cho các nước thù địch hay sao?”

Untitled

 

 

Tần Vương Doanh Chính thấy Lý Tư nói có lý, vội sai người đuổi theo mời Lý Tư quay trở lại, khôi phục quan chức cho ông, đồng thời hủy bỏ lệnh đuổi khách.

Sau khi Tần Vương dùng Lý Tư làm mưu sĩ, một mặt tăng cường thế công với các nước, một mặt cử người du thuyết các nước chư hầu, dùng các thủ đoạn phản gián mua chuộc phối hợp với tiến công bằng vũ lực. Hàn Vương là An thấy tình hình đó, rất lo sợ, liền phái Công tử Hàn Phi sang nước Tần cầu hòa, xin tình nguyện làm thuộc quốc của Tần.

Hàn Phi cũng là học trò Tuân Huong, là đong hục của Lý Tư. Ở nước nhà, ông thấy đất nước ngày càng suy yếu, nhiều lần xin Hàn Vương cải cách chính trị, nhưng không được chú ý. Hàn Phi vôn có học vấn uyên bác, nhưng không được trọng dụng, liền đóng cửa ngồi viết sách gọi là bộ “Hàn Phi tử”. Trong tác phẩm, ông chủ trương nhà vua phải tập trung quyền lực, tăng cường pháp trị. Bộ sách đó truyền tới nước Tần, Tần Vương Doanh Chính xem xong hết sức tán thưởng, nói: “Nếu ta được gặp con người đó, thì tốt biết bao!”

Lần này, Hàn Phi được cử đến nưốc Tần, thấy nước Tần lớn mạnh, liển dâng thư lên Tần Vương, tình nguyện góp sức phục vụ sự nghiệp thống nhất thiên hạ của Tần. Lá thư được dâng lên, Tần Vương chưa kịp trọng dụng Hàn Phi thì Lý Tư đã hết sức lo lắng, sơ Hàn Phi giành mất địa vị của mình. Lý Tư nói với Tần Vương: “Hàn Phi là công tử nước Hàn, đại vương đang kiêm tính chư hầu, Hàn Phi nhất định sẽ lo toan cho nước Hàn. Nếu để ông ta về nước, thì sẽ gây hậu hoạn, chi bằng ta ghép cho ông ta một tội danh rồi giết đi”. Tần Vương còn hơi do dự, hạ lệnh trước hết hãy giam Hàn Phi lại, chuẩn bị thẩm vấn. Hàn Phi bị giam trong ngục, không có cơ hội biện bạch. Lý Tư lại đưa thuốc độc vào bắt uống, Hàn phi đành uống thuốc độc tự sát.

Tần Vương giam Hàn Phi, hơi có ý hôi, sai tha Hàn Phi ra, nhưng đã muộn. Vì vậy, rất lấy làm tiếc. Lúc đó, có một ngưòi nước Ngụy, tên là Liêu, đến Tần. Tần Vương đàm luận, biết ông là một nhân tài hiếm có, liền phong làm quan Uý nước Tần, Người sau thường gọi ông ta là Uý Liêu.

Bài viết LÝ Tự Can Việc Đuổi Khách đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ly-tu-can-viec-duoi-khach/feed/ 0
Kinh Kha Hành Thích Tần Vương https://ngaydacbiet.com/kinh-kha-hanh-thich-tan-vuong/ https://ngaydacbiet.com/kinh-kha-hanh-thich-tan-vuong/#respond Fri, 16 Jul 2021 14:53:14 +0000 https://ngaydacbiet.com/kinh-kha-hanh-thich-tan-vuong/ Tần Vương Doanh Chính trọng dụng Úy Liêu, quyết tâm thống nhất Trung Nguyên, không ngừng tiến công các nước chư hầu. Ông phá vỡ liên minh giữa Yên với Triệu, khiến nước Yên mất một số tòa thành. Thái tử Đan của nước Yên vốn trước kia làm con tin ở Tần. Ông thấy […]

Bài viết Kinh Kha Hành Thích Tần Vương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tần Vương Doanh Chính trọng dụng Úy Liêu, quyết tâm thống nhất Trung Nguyên, không ngừng tiến công các nước chư hầu. Ông phá vỡ liên minh giữa Yên với Triệu, khiến nước Yên mất một số tòa thành.

Thái tử Đan của nước Yên vốn trước kia làm con tin ở Tần. Ông thấy Tần Vương quyết tâm kiếm tính các nước, lại chiếm của Yên một số tòa thành, liền trốn về Yên. Ông rất căm thù nước Tần, quyết báo thù cho nước Yên. Nhưng ông không rèn luyện binh mã, cũng không nghĩ tới việc liên kết với các nước để cùng chống Tần, lại gửi gắm vận mệnh nước Yên vào hành động ám sát Tần Vương. Thái tử Đan đem hết của cải để tìm cho được người có thể hành thích Tần Vương.

Sau đó, thái tử Đan chọn được một dũng sĩ rất có tài năng, là Kinh Kha. Ông tôn Kinh Kha làm thượng khách, nhường xe ngựa của mình cho Kinh Kha dùng, để Kinh Kha cũng ăn mặc như mình. Vì vậy, Kinh Kha hết lòng cảm kích thái tử Đan.

Lịch sử Trung Quốc năm 230 trước Công nguyên, Tần diệt Hàn. Hai năm sau, đại tướng Vương Tiễn của Tần chiếm được đô thành Hàm Đan của Triệu, rồi tiến quân lên phía bắc, tới sát nước Yên.

Thái tử Đan vội vã đi tìm Kinh Kha và nói: “Nếu đem quân chống lại Tần thì như trứng chọi đá, muốn liên kết với các nước để hợp tung chống Tần, cũng không kịp nữa. Tôi nghĩ chỉ còn cách cử một dũng sĩ đóng vai sứ giả sang yết kiến vua Tần, thừa cơ tiến sát vua Tần. buộc ông ta trả lại đất đai cho các nước. Nếu vua Tần thuận theo thì tốt nhất, nếu không thì giết đi. Tráng sĩ xem như thế có được không?”

Kinh Kha nói: “Cũng có thể được. Nhưng muốn đến sát vua Tần, nhất định phải làm cho ông ta tin là ta đến cầu hoà. Nghe nói vua Tần từ lâu đã muốn có miền đất phì nhiêu là Đốc Kháng (nay ở huyện Trác Hà Nam). Ngoài ra, tướng nước Tần là Phàn Vu Kỷ đang lưu vong tại nước Yên, vua Tần đang treo thưởng để bắt ông ta. Nếu tôi có thể mang theo đầu của tướng quân Phàn Vu Kỳ và bản đồ vùng Đốc Kháng sang dâng lên vua Tần, thì ông ta mới chịu tiếp kiến tôi. Như vậy, tôi mới có thể hành sự được.

Thái tử Đan cảm thấy khó xử nói: “Bản đồ vùng Đốc Kháng thì được, còn Phàn tướng quân thì vì bị nước Tần bức hại nên mới chạy sang nương nhờ ta, ta sao có thể nhẫn tâm làm hại ông ta?”

Kinh Kha biết thái tử Đan không nỡ làm việc đó, liền tự mình tới gặp Phàn Vu Kỳ, nói: “Tôi có ý định giúp nước Yên trừ hậu hoạn và còn có thể báo thù cho tướng quân, nhưng còn một điều rất khó nói”.

Untitled

Phàn Vu Kỳ vội nói: “Điều gì ? Xin cứ nói” Kinh Kha trả lồi: ‘Tôi quyết định đi hành thích, nhưng lại sợ không được Tần Vương tiếp kiến. Hiện nay Tần Vương đang treo thưỏng để bắt tướng quân. Nếu tôi có được chiếc đầu của tướng quân đem dâng cho ông ta, thì nhất định được tiếp kiến”.

Phàn Vu Kỹ nói: “Được, ngài hãy lấy đi”. Nói rồi, rút bảo kiếm, đâm cổ tự sát.

Thái tử Đan chuẩn bị một con dao găm cực sắc, có tẩm thuốc độc, chỉ cần đâm sướt da chảy máu là người bị đâm sẽ chết ngay. Ông trao dao ẹầm cho Kinh Khà để dùng làm dụng cụ hành thích. Ngoài ra, còn cử một dũng sĩ mới mười ba tuổi tên là Tần Vũ Dương đi theo làm trợ thủ cho Kinh Kha.

Năm 227 trước Công nguyên, Kinh Kha từ nước Yên lên đường đi Hàm Dương. Thái tử Đan và một số tân khách, mặc quần áo tang tiễn Kinh Kha ở bên sông Dịch (nay ở huyện Dịch, Hà Bắc). Trước khi từ biệt, Kinh Kha cất tiếng hát:

“Gió hiu hiu chừ, sông Dịch lạnh ghê

Tráng sĩ một ra đi chứ, không trở về”.

Nghe lời ca bi tráng, mọi người có mặt đều rơi nước mắt. Kinh Kha kéo Tần Vũ Dương lên xe, không hề quay đầu lại.

Kinh Kha đến Hàm Dương. Tần Vương Doanh Chính nghe nói nước  Yên phái sứ giả mang đầu Phàn Vu Kỳ và bản đồ vùng Đốc Kháng tới thì rất phấn khởi, liền hạ lệnh cho Kinh Kha vào tiếp kiến ở Cung Hàm Dương.

Nghi thức triều kiến bắt đầu. Kinh Kha bung chiếc hòm đựng đầu Phàn Vu Kỳ, Tần Vũ Dương bưng chiếc khay đựng bản đồ, tiến từng bưóc lên bậc thềm cung điện.

Tần Vũ Dương thấy khung cảnh uy nghiêm của triều đình nước Tần, bất giác run lên cầm cập.

Các thị vệ của vua Tần liền quát lớn: “Sứ giả tại sao biến sắc?”

Kinh Kha quay đầu lại nhìn, thấy mặt Tần Vũ Dương vừa trắng bệch vừa xanh xám, liền cười nói với Tần Vương: “Kẻ thôn dã đó, xưa nay chưa từng được thấy sự uy nghiêm của đại vương nên không tránh được sợ hãi. Xin đại vương thể tình cho”.

Tần Vương có chút hoài nghi, liền bảo Kinh Kha; “Bảo Tần Vũ Dương trao bản đồ cho nhà ngươi, một mình nhà ngươi lên thôi”.

Kinh Kha nhận lấy bản đồ, đặt trên chiếc hòm đựng thứ cấp, bưng lên dâng Tần Vương. Tần Vương Doanh Chính cho mở hòm, quả nhiên là đầu của Phàn Vu Kỳ. Liền sai Kinh Kha mở bản đồ ra xem. Kinh Kha từ từ giở cuốn bản đồ, tôi khi giở hết thì lộ ra chiếc dao găm đã được chuẩn bị sẵn từ trước.

Tần Vương nhìn thấy, giật mình nhảy thót lên. Kinh Kha vội cầm dao găm, tay trái níu chặt tay áo Tần Vương, tay phải nhắm ngực Tần Vương đâm tới.

Tần Vương Chính đánh mạnh về phía sau, làm đứt Ống tay áo rồi bỏ chạy về phía bình phong toan chạy ra ngoài. Kinh Kha xông lên đuổi, Tần Vương thấy chạy không thoát liền chạy vòng quanh chiếc cột đồng trên điện. Kinh Kha đuổi theo sau, hai người chạy vòng quanh như đèn cù.

Xung quanh Tần Vương có rất nhiều quan hầu, nhưng tay không tấc sắt, thị vệ đứng dưới thềm tuy có vũ khí, nhưng theo pháp luật của nước Tần, không có lệnh của Tần Vương thì không được lên điện. Mọi người kinh hoàng. Nhưng Tần Vương trong cơn hoảng hốt, không kịp lên tiếng gọi võ sĩ.

Trong sô’ quan hầu cận, có một thày thuốc, nhanh trí, lấy túi thuốc ném mạnh vào Kinh Kha. Kinh Kha dùng tay gạt, túi thuốc đó bay sang một bên.

Trong giây lát đó, Tần Vương Doanh Chính xoay mình rút được bảo kiếm, chém đứt chân trái của Kinh Kha.

Kinh Kha ngã xuông, cầm dao găm phóng về phía Tần Vương. Tần Vương né tránh, con dao bay vụt qua tai, trúng vào cột đồng, toé lửa.

Tần Vương thấy trong tay Kinh Kha không còn vũ khí, liền tiến lên, chém thêm mấy nhát. Kinh Kha bị tám vết thương, biết sự việc đã hoàn toàn thất bại. liền cười đau đớn nói: ”Ta không sớm hạ thủ ngay là vì muốn bức ngươi phải trả lại đất đai cho nước Yên”.

Lúc đó, vũ sĩ đã ùa lên điện, giết chết Kinh Kha, và Tần Vũ Dương ở dưới thềm cũng bị các vũ sĩ kết thúc tính mạng.

Bài viết Kinh Kha Hành Thích Tần Vương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/kinh-kha-hanh-thich-tan-vuong/feed/ 0
Tần Vương Diệt Sáu Nước https://ngaydacbiet.com/tan-vuong-diet-sau-nuoc/ https://ngaydacbiet.com/tan-vuong-diet-sau-nuoc/#respond Fri, 16 Jul 2021 14:21:59 +0000 https://ngaydacbiet.com/tan-vuong-diet-sau-nuoc/ Tần Vương giết chết Kinh Kha, lập tức hạ lệnh cho đại tướng Vương Tiễn gấp rút đánh nước Yên. Thái tử Đan dẫn quân chống lại, nhưng đâu phải là đối thủ của quân Tần, nên bị đánh tan tác ngay. Yên Vương Hỷ và thái tử Đan chạy tới Liêu Đông. Tần Vương […]

Bài viết Tần Vương Diệt Sáu Nước đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tần Vương giết chết Kinh Kha, lập tức hạ lệnh cho đại tướng Vương Tiễn gấp rút đánh nước Yên. Thái tử Đan dẫn quân chống lại, nhưng đâu phải là đối thủ của quân Tần, nên bị đánh tan tác ngay.

Yên Vương Hỷ và thái tử Đan chạy tới Liêu Đông. Tần Vương phái quân đuổi, quyết đánh cho tới khi bắt được thái tử Đan mới thôi. Yên Vương Hỷ không còn cách nào, đành giết thái tử Đan để xin hoà.

Tần Vương Doanh Chính hỏi ý kiến Uý Liêu. Uý Liêu nói: “Nước Hàn đã bị ta chiếm, nước Triệu chỉ còn lại toà Đại Thành (nay là huyện Uý, Hà Bắc) Yên Vương đã chạy tới Liêu Đông. Chúng đều sắp tận số rồi. Hiện nay đang mùa lạnh. Chi bằng trước hết, ta quay sang thu phục nước Ngụy và nước Sở ở phương Nam”.

Tần Vương nghe theo kế đó, liền phái Vương Bôn là con Vương Tiễn dẫn mười vạn quân sang đánh Ngụy. Ngụy Vương cử người sang cầu cứu nước Tề, nhưng Tề Vương Kiến từ chối.

Lịch sử Trung Quốc năm 225 trước Công nguyên, Vương Bôn diệt nước Ngụy, bắt Ngụy Vương và các đại thần giải về Hàm Dương.

Sau đó, Tần Vương chuẩn bị đánh Sở, liền triệu tập tướng lĩnh lại bàn bạc. Trước hết, hỏi Lý Tín là một tướng trẻ, xem đánh nước Sở cần bao nhiêu quân, Lý Tín nói: “Bất quá hai mươi vạn là đủ”. Ông ta lại hỏi lão tướng Vương Tiễn. Vương Tiễn trả lời: “Nước Sở là một nước lớn. Dùng hai mươi vạn quân không đủ. Theo tính toán của thần, nếu không có sáu mươi vạn là không được”.

Tần Vương không vui, nói: “Vương tướng quân già rồi. Sao nhát gan thế? Ta cho rằng Lý tướng quân nói đúng”. Liền sai Lý Tín dẫn hai mươi vạn quân đi đánh phương Nam.

Vương Tiễn thấy Tần Vương không nghe theo ý kiến mình, liền cáo bệnh về quê.

Lý Tín dẫn hai mươi vạn quân đánh Sở, đúng như Vương Tiễn đã dự đoán, bị quân Sở đánh cho đại bại, quân lính chết rất nhiều, lại chết mất bảy viên tướng, phải chạy về Tần.

Tần Vương Doanh Chính cả giận, cách chức Lý Tín và thân hành đến tận nhà Vương Tiễn, mời ông ra cầm quân. Tần Vương nói: “Lần trước, ta đã sai lầm, không nghe theo lời tướng quân. Quả nhiên Lý Tín đã làm hỏng việc. Lần này, không có tướng quân chỉ huy thì không xong”.

Vương Tiễn nói: “Đại vương nhất định bắt tôi chỉ huy thì phải có đủ sáu mươi vạn quân mới được. Nước Sở đất rộng người đông, họ muốn huy động một triệu quân cũng không khó. Tôi nói ta phải có sáu mươi vạn quân, còn sợ không đủ. Nếu ít hơn nữa thì không thể được”.

Untitled

Tần Vương cười: “Lần này nghe theo tướng quân”. Liền cấp cho Vương Tiễn sáu mươi vạn người ngựa. Hôm xuất quân, còn thân tới Bá Thượng chúc rượu tiễn đưa.

Đại quân Vương Tiễn rầm rộ tiến đánh nước Sở. Sở cũng mang toàn bộ binh lực chống lại.

Vương Tiễn đến tiền phương, sai quân sĩ xây thành đắp luỹ, không cho ra đánh. Đại tướng Sở là Hạng Yên nhiều lần khiêu chiến, Vương Tiễn vẫn không tiếp chiến.

Kéo dài một thời gian, Hạng Yên nghĩ: “Thì ra Vương Tiễn chỉ đến đây để trú phòng thôi”, liền lơ là không chú ý lắm tới quân Tần nữa. Không ngờ trong lúc Hạng Yên thiếu chuẩn bị, quân Tần bất ngờ mở cuộc tiến công với khí thế ào ạt như dời núi lấp sông, sáu mươi vạn quân mã xông pha chém giết. Tướng sĩ Sở như nằm mơ chợt tỉnh, gắng gượng chống đỡ lại đòn đánh sấm sét của Tần, nhưng cuối cùng nao núng tan vỡ. Quân Tần đuổi đến Thọ Xuân (nay ở phía Tây huyện Thọ, An Huy) bắt được vua Sở là Phụ Sô.

Hạng Yên được tin vua Sở bị bắt, liền vượt Trường Giang, muốn tiếp tục thu thập lực lượng để chống lại. Vương Tiễn liền cho đóng thuyền chiến, huấn luyện thuỷ quân rồi vượt sông truy kích. Hạng Yên thấy đại thế đã hỏng, liền than dài và rút kiếm tự sát.

Vương Tiễn diệt xong sở, trở về Hàm Dương, trao lại quân cho con là Vương Bôn làm đại tướng đem quân sang đánh Yên. Nước Yên vốn đã suy yêu lắm rồi, nên không thể chống lại được quân Tần. Năm 222 trước Công nguyên, Vương Bôn diệt xong nước Yên và chiếm nốt Đại Thành là thành luỹ cuối cùng của nước Triệu.

Đến lúc này, duy nhất chỉ còn Tề. Các đại thần của Tề đã bị Tần dùng vàng bạc mua chuộc hết. Tề Vương Kiến xưa nay không dám đắc tội với Tần, lần nào các nước khác sang cầu cứu, ông cũng đều cự tuyệt. Ông cho rằng Tề ở xa Tần, miễn là một mực vâng theo Tần thì sẽ không bị tiến công. Đến khi thấy năm nước kia đã lần lượt bị Tần thôn tính hết thì mói cuống cuồng vội vã đưa quân ra phòng giữ biên giới phía tây. Nhưng đã muộn rồi!

Năm 221 trước Công nguyên, Vương Bôn dẫn mấy chục vạn quân Tần từ phía Nam nước Yên đổ xuống Lâm Tri, khí thế như núi Thái Sơn đè xuống. Tề Vương Kiến thấy các nước xung quanh không còn ai để xin cứu viện nữa, thế cô lực mỏng, chỉ trong mấy ngày là xin đầu hàng.

Sáu nước chư hầu do chỉ biết bo bo nghĩ đến mình, lại còn đánh lẫn nhau, mong chiếm đất của người khác để bù vào số bị mất với quân Tần, hòng duy trì tình trạng cát cứ, nên đã tạo cơ hội cho Tần đánh dần từng nước một. Nước Tần lúc đó không những chiếm ưu thế về chính trị, kinh tế và quân sự, mà quan trọng hơn là hành động phù hợp với xu thế thống nhất của lịch sử, nên chỉ trong không đầy mười năm đã diệt hết sáu nước.

Từ năm 475 trước Công nguyên bắt đầu thời kỳ Chiến Quốc, qua hơn 250 năm phân tranh giữa các nước chư hầu, cuối cùng đã kết thúc cục diện cát cứ lâu dài, xây dựng nên một quốc gia phong kiến thống nhất nhiều dân tộc là Vương triều Tần.

Bài viết Tần Vương Diệt Sáu Nước đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/tan-vuong-diet-sau-nuoc/feed/ 0
Trương Lương học binh pháp như thế nào https://ngaydacbiet.com/truong-luong-hoc-binh-phap-nhu-the-nao/ https://ngaydacbiet.com/truong-luong-hoc-binh-phap-nhu-the-nao/#respond Fri, 16 Jul 2021 13:57:32 +0000 https://ngaydacbiet.com/truong-luong-hoc-binh-phap-nhu-the-nao/ Trương Lương đã học binh pháp như thế nào? Có một truyện truyền kỳ nói rằng: Một lần, Trương Lương đi dạo trên một chiếc cầu lớn, thấy một ông già chân đi giày vải thô đang ngồi bên cầu. Thấy Trương Lương, ông già cố ý co chân lại, một chiếc giầy rơi xuống […]

Bài viết Trương Lương học binh pháp như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Trương Lương đã học binh pháp như thế nào?

Trương lương học Binh pháp như thế nào

Có một truyện truyền kỳ nói rằng:

Một lần, Trương Lương đi dạo trên một chiếc cầu lớn, thấy một ông già chân đi giày vải thô đang ngồi bên cầu. Thấy Trương Lương, ông già cố ý co chân lại, một chiếc giầy rơi xuống dưới cầu.

Ông già quay lại, giọng hách dịch: “Này cậu, xuống nhặt cho ta chiếc giầy”.

Trương Lương hơi bực, muốn cự lại, nhưng thấy ông ta đã già, liền nén giận, xuống dưới cầu nhặt chiếc giầy lên đưa cho ông.

Ai ngờ ông già không cầm giầy, lại chìa chân ra; “Xỏ vào chân cho ta”.

Trương Lương nghĩ: Thôi thì đã xuống nhặt rồi, thì xỏ giầy vào cho ông ta cũng không sao.

Tới lúc đó ông già mới mỉm cười, đứng dậy đi.

Trương Lương ngây người, thấy ông già có vẻ kỳ quái, liền đứng nhìn theo, tới lúc ông già đi xa mới thôi.

Ông già đi khoảng một dặm, liền quay lại, nói với Trương Lương: “Cậu này khá. Ta muốn dạy cậu. Năm ngày nữa, lúc trời sáng, tới cầu này gặp ta”.

Nghe giọng nói, Trương Lương biết ông già không phải người thường, vội vàng quì xuống nhận lời.

Ngày thứ năm, Trương Lương dậy sớm, vội vàng đi tới cầu. Ai ngờ vừa tới nơi, đã thấy ông già ở đó, Ông già nổi giận nói: “Cậu hẹn với người già, thì phải đến sớm một chút, chứ sao lại để ta phải đợi?”

Trương Lương đành nhận lỗi. Ông già lại nói: “Thôi về đi. Năm ngày nữa lại đến, mà đến sớm một chút đấy!” Nói xong đứng dậy đi.

Năm ngày sau, Trương Lương vừa nghe tiếng gà gáy, liền vội vàng chạy tới cầu. Chưa lên cầu, đã nhìn thấy ông già đứng đó.

Ông già nhìn Trương Lương, bảo: “Thôi, năm ngày sau lại đến”.

Trương Lương rút kinh nghiệm hai lần trước, đến nửa đêm ngày thứ tư, liền đi ra cầu, lặng lẽ ngồi đợi trời sáng.

Một lát sau. thấy ông già lững thững đi tới. Thấy Trương Lương, ông cười hiền từ. “Như thế mới đúng, con ạ”. Nói xong, rút từ ống tay áo ra một cuốn sách, trao cho Trương Lương và nói: “Về nhà hãy chịu khó đọc, sau này sẽ có tác dụng lớn đấy”.

Trương Lương còn muốn hỏi thêm, ông già không nói thêm gì nữa, quay đầu đi thẳng.

Đợi tới lúc trời sáng, Trương Lương mở sách ra xem. Thì ra đó là cuốn “Thái Công binh pháp” do Thái Công Vọng đầu thời Chu soạn ra.

Từ đó về sau, Trương Lương chuyên cần, khổ công nghiên cứu, trở thành một nhà mưu lược tiếng tâm.

Bài viết Trương Lương học binh pháp như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/truong-luong-hoc-binh-phap-nhu-the-nao/feed/ 0
Tôn Tẫn, danh tướng Trung Quốc thời Chiến Quốc (thế kỷ IV TCN) https://ngaydacbiet.com/ton-tan-danh-tuong-trung-quoc-thoi-chien-quoc-the-ky-iv-tcn/ https://ngaydacbiet.com/ton-tan-danh-tuong-trung-quoc-thoi-chien-quoc-the-ky-iv-tcn/#respond Fri, 16 Jul 2021 12:52:58 +0000 https://ngaydacbiet.com/ton-tan-danh-tuong-trung-quoc-thoi-chien-quoc-the-ky-iv-tcn/ Sử ký của Tư Mã Thiên cho rằng Tôn Tẫn là cháu xa đời của Tôn Vũ. Tôn Tẫn (năm sinh và mất không rõ) quê giữa vùng đất A (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc); người cùng thời với Tề Uy Vương và Tề Tuyên Vương. Như vậy, thời gian hoạt động của […]

Bài viết Tôn Tẫn, danh tướng Trung Quốc thời Chiến Quốc (thế kỷ IV TCN) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Sử ký của Tư Mã Thiên cho rằng Tôn Tẫn là cháu xa đời của Tôn Vũ. Tôn Tẫn (năm sinh và mất không rõ) quê giữa vùng đất A (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc); người cùng thời với Tề Uy Vương và Tề Tuyên Vương. Như vậy, thời gian hoạt động của Tôn là khoảng 380 – 320 TCN. Tương truyền một đạo sĩ nổi tiếng của Đạo giáo là Quỷ Cốc Tử là thầy của Tôn Tẫn và Bàng Quyên.

Thời ở nước Ngụy – bị “Tân hình”

Tôn Tẫn danh tướng thời Chiến Quốc
Tôn Tẫn danh tướng thời Chiến Quốc

Sau Tôn Tẫn cùng với Bàng Quyên làm quan nước Ngụy thời Huệ Vương. Tự biết tài năng không bằng Tôn Tẫn, sợ Tôn Tẫn sẽ làm mình bị lu mờ, Bàng Quyên bày mưu ám hại Tôn Tẫn. Trước mặt Ngụy Huệ Vương, Bàng Quyên vu khống Tồn Tẫn “rắp tâm phản bội nước Ngụy để chạy sang nước Tề“. Tôn Tẫn bị xử “Tân hình” (bị cắt xương bánh chè do đó chân không hoạt động được). Về sau Tôn Tẫn tìm cách gặp riêng sứ nước Tề ở Ngụy. Sứ Tề biết rõ Tôn Tẫn là người có tài, bèn bí mật đưa ông về nước Tề.

Sang nước Tề làm quân sư

Tướng quốc nước Tề là Điền Kỵ liền tiến cử Tôn Tẫn với Tề Uy Vương. “Uy Vương hỏi Tôn Tẫn về binh pháp, rồi dùng làm quân sư“.

Uy Vương có ý định cử Tôn Tẫn làm tướng, Tôn Tẫn nói: “Tôi là kẻ từng bị tân hình, cầm quân đi đánh trận thì không tiện, nên mời Điền tướng quân làm tướng, còn tôi xin làm quân sư”, Khi làm quân sư, Tôn Tẫn ra sức bày mưu, tính kế giúp Điền Kỵ chỉ huy quân Tề đánh thắng nhiều trận. Nổi tiếng nhất là những trận: vây Ngụy cứu Triệu ở Quế Lăng và trận Mã Lăng bắt Bàng Quyên phải đền tội.

Vây Ngụy cứu Triệu

Trận vây Ngụy cứu Triệu ở Quế Làng đã thể hiện tư tưởng chiến lược kiệt xuất của Tôn Tẫn.

Năm 353 TCN quân Ngụy tiến đánh Hàm Đan là quốc đô nước Triệu. Nước Triệu liền cầu cứu nước Tề. Tề Uy Vương sai Điền Kỵ và Tôn Tẫn đưa quân đi cứu Triệu. Tôn Tẫn nói với Điền Kỵ: “Bình pháp nói phải tránh chỗ mạnh mà nhằm vào chỗ sơ hở của địch. Nay quân Ngụy đang vây đánh Hàm Đan, các tưởng của nước Triệu vốn không phải đối thủ của Bàng Quyên, Hàm Đan chắc chắn sẽ thất thủ trước khi quân ta đến kịp. Chi bằng ta nên xuất quân tiến đánh kinh thành Đại Lương của nước Ngụy (phủ Khai Phong tỉnh Hà Nam). Hiện nay, ở Đại Lương chỉ có quân già yếu giữ thành, binh lực mỏng, Ngụy Vương buộc phải điều quân đang vây Triệu trở về cứu nguy ngay. Quân ta sẽ chặn đánh thật mạnh, chỉ một trận chắc chắn sẽ đánh cho quân Ngụy thua to, tự nhiên sẽ giải nguy cho nước Triệu“. Điền Kỵ làm theo đúng kế sách ấy của Tôn Tẫn, khởi binh tiến đánh Đại Lương. Quả nhiên, quân Ngụy vội bỏ nước Triệu rút về cứu nguy. Quân Tề ung dung đón đánh đoàn quân đang mỏi mệt, làm cho quân Ngụy thua to ở đất Quế Lăng.

Giải nguy nước Hàn

Năm 343 TCN, quân Ngụy do Bàng Quyên trực tiếp chỉ huy tiến đánh nước Hàn. Nước Hàn cầu cứu nước Tề. Tề Vương lại sai Điền Kỵ và Tôn Tản đem quán đi giải nguy cho nước Hàn. Sau khi quân Tề tiến vào nước Ngụy, quân Ngụy buộc phải rút quân về để nghênh chiến. Bấy giờ Tôn Tẫn dùng mưu kế dụ địch, cho quân rút lui. Ngày đầu Tôn Tẫn cho đắp 10 vạn bếp nấu ăn, ngày thứ hai chỉ còn 5 vạn, đến ngày thứ 3 chỉ đáp 3 vạn. Bàng Quyên, đem quân đuổi theo ba ngày liền, thấy bếp của quân Tề ngày càng giảm, hắn cho rằng quân Tề đã bỏ trốn quá nửa, cho nên, có ý coi thường. Bàng Quyên chỉ đem 5000 quân đuổi gấp lên trước. Tôn Tân bèn dụ Bàng Quyên tiến vào đường Mã Lăng, thế núi hiểm trở, đường chật hẹp. Quân Tề đã mai phục sẵn, bắn tên xuống như mưa, giết chết Bàng Quyên tại trận. Qua trận ấy, Tôn Tẫn “lừng danh khắp thiên hạ”.

Tôn Tẫn binh pháp

Tôn Tẫn có soạn một bộ binh pháp. Không nên lẫn giữa hai bộ Tôn Tử binh pháp và Tôn Tẫn binh pháp. Bộ trên là do Tôn Vũ sống đời Xuân Thu soạn ra. Còn Tôn Tẫn sống thời Chiến Quốc và là cháu xa đời của Tôn Vũ.

Thực ra bộ sách của Tôn Tẫn thất truyền từ lâu. Có nhiều người cho rằng không hề có bộ sách này. Tới những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX này, bên Trung Quốc khai quật những ngôi mộ cổ và phát hiện bộ Tôn Tẫn binh pháp bên cạnh bộ Tôn Tử binh pháp. Trong sách này, Tôn Tẫn đã tiếp thu nhiều kiến thức của Tôn Vũ và nâng cao hơn, phát triển thêm cho phù hợp với thời đại ông. Như trong sách Tôn Vũ ít nói đến việc đánh thành. Ngược lại Tôn Tẫn nói nhiều về những phép tắc đánh thành, phải chăng vì thời Chiến Quốc thành trì nhiều hơn và kiên cố hơn?

Tôn Tẫn chú trọng đến những vấn đề chiến lược chiến thuật mà người cầm quân thời nào cũng phải quan tâm, như:

  • Muốn tiến hành chiến tranh phải trị thiên (biết trời, tức thời cơ) trị địa (biết đất, tức địa hình địa vật), trị dân tâm (biết lòng dân), tri địch tình (biết tình hình địch). Chưa có đầy đủ 4 cách biết đó thì đừng nói tới chuyện đánh vội.
  • Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu: ông từng nói “lấy cái đầy mà địch với cái đầy” là không nên, phải “lấy đầy mà địch vơi”. Rồi phải “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”, phải “chia địch, giãn địch ra mà đánh”, “khiến địch phải theo ý mình”…
  • Coi trọng kỷ luật, “dùng pháp lệnh để điều khiển binh sĩ”. Hiệu lệnh không thống nhất, quân lính, không chấp hành đúng hiệu lệnh thì sẽ bại.

Trên hai ngàn năm trước đây mà có những tư tưởng quân sự như vậy và có những chỉ đạo tác chiến như thế quả là Tôn Tẫn đúng là một danh tướng.

Almanach,

Bài viết Tôn Tẫn, danh tướng Trung Quốc thời Chiến Quốc (thế kỷ IV TCN) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ton-tan-danh-tuong-trung-quoc-thoi-chien-quoc-the-ky-iv-tcn/feed/ 0
Chu Nguyên Vương: Cơ Nhân https://ngaydacbiet.com/chu-nguyen-vuong-co-nhan/ https://ngaydacbiet.com/chu-nguyen-vuong-co-nhan/#respond Fri, 16 Jul 2021 11:22:39 +0000 https://ngaydacbiet.com/chu-nguyen-vuong-co-nhan/ Chu Nguyên Vương tên thật là Cơ Nhân. Con của Chu Kính Vương. Kế vị sau khi Kính Vương chết. Trị vì 7 năm, bị bệnh chết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 469 TCN * Năm mà Cơ Nhân lên kế vị (475 TCN), lịch sử […]

Bài viết Chu Nguyên Vương: Cơ Nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Chu Nguyên Vương tên thật là Cơ Nhân. Con của Chu Kính Vương. Kế vị sau khi Kính Vương chết. Trị vì 7 năm, bị bệnh chết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh.

Năm sinh, năm mất: ? TCN – 469 TCN

* Năm mà Cơ Nhân lên kế vị (475 TCN), lịch sử Trung Quốc bước vào thời kỳ Chiến Quốc.

Trong thời gian Cơ Nhân trị vì, sau khi Việt Vương Câu Tiễn diệt xong nước Ngô, đã dẫn đại quân vượt qua sông Hoài Hà, mở đại hội liên minh ở đất Thư (nay thuộc tỉnh phía Nam huyện Đằng tỉnh Sơn Đông), tham gia đại hội gồm có các nước: Tề, Tấn, Lỗ, Tống. Sau đại hội, Câu Tiễn sai người mang cống phẩm đến cho Cơ Nhân, Cơ Nhân cũng tặng lại Câu Tiễn thịt để cúng tế tổ tiên và sắc phong cho Câu Tiễn làm bá, thừa nhận địa vị Câu Tiễn là có khả năng thống lĩnh các nước chư hầu và công nhận Câu Tiễn trở thành bá chủ.

Năm 469 TCN, các thợ thủ công ở nước Vệ lại chịu không nổi sự áp bức kìm kẹp, nên đã nổi dậy khởi nghĩa lần thứ hai, đánh bại Vệ Chư Triếp, khiến Vệ Chư Triếp phải sống lưu vong ở bên ngoài, cuối cùng chết ở nước Việt. Hai lần nước Vệ xảy ra bạo động, khiến cho hai vị quốc quân: một người bị giết, một người chạy trốn, đủ cho thấy sự thống trị của chủ nô lệ sắp bị sụp đổ.

Sau khi Cơ Nhân chết lập miếu đặt hiệu là Nguyên Vương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Chu Nguyên Vương: Cơ Nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/chu-nguyen-vuong-co-nhan/feed/ 0
Chu Ai Vương: Cơ Khứ Tật https://ngaydacbiet.com/chu-ai-vuong-co-khu-tat/ https://ngaydacbiet.com/chu-ai-vuong-co-khu-tat/#respond Fri, 16 Jul 2021 10:09:12 +0000 https://ngaydacbiet.com/chu-ai-vuong-co-khu-tat/ Chu Ai Vương tên thật là Cơ Khứ Tật là con cả của Chu Định Vương. Kế vị sau khi Chu Định Vương chết. Trị vì được 3 tháng, bị em trai là Cơ Thúc giết chết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 441 TCN * Sau […]

Bài viết Chu Ai Vương: Cơ Khứ Tật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Chu Ai Vương tên thật là Cơ Khứ Tật là con cả của Chu Định Vương. Kế vị sau khi Chu Định Vương chết. Trị vì được 3 tháng, bị em trai là Cơ Thúc giết chết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh.

Năm sinh, năm mất: ? TCN – 441 TCN

* Sau khi Cơ Khứ Tật chết, lấy thụy hiệu là Ai Vương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Chu Ai Vương: Cơ Khứ Tật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/chu-ai-vuong-co-khu-tat/feed/ 0
Chu Tư Vương: Cơ Thúc https://ngaydacbiet.com/chu-tu-vuong-co-thuc/ https://ngaydacbiet.com/chu-tu-vuong-co-thuc/#respond Fri, 16 Jul 2021 08:56:45 +0000 https://ngaydacbiet.com/chu-tu-vuong-co-thuc/ Chu Tư Vương tên thật là Cơ Thúc là con của Chu Định Vương, em của Chu Ai Vương. Ông ta giết anh để đoạt ngôi. Trị vì được 5 tháng. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 441 TCN Tháng 8/441 lại bị em trai là Cơ Nguy giết. Mai táng ở ngoại ô […]

Bài viết Chu Tư Vương: Cơ Thúc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Chu Tư Vương tên thật là Cơ Thúc là con của Chu Định Vương, em của Chu Ai Vương. Ông ta giết anh để đoạt ngôi. Trị vì được 5 tháng.

Năm sinh, năm mất: ? TCN – 441 TCN

Tháng 8/441 lại bị em trai là Cơ Nguy giết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh.

* Sau khi Cơ Thúc chết lấy thụy hiệu là Tư Vương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Chu Tư Vương: Cơ Thúc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/chu-tu-vuong-co-thuc/feed/ 0
Chu Khảo Vương: Cơ Nguy https://ngaydacbiet.com/chu-khao-vuong-co-nguy/ https://ngaydacbiet.com/chu-khao-vuong-co-nguy/#respond Fri, 16 Jul 2021 07:38:37 +0000 https://ngaydacbiet.com/chu-khao-vuong-co-nguy/ Chu Khảo Vương tên thật là Cơ Nguy. Con của Chu Định Vương, giết anh để đoạt ngôi. Trị vì 15 năm, bị bệnh chết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 420 TCN * Thời gian Cơ Nguy trị vì, phong cho em trai là Cơ Kiết […]

Bài viết Chu Khảo Vương: Cơ Nguy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Chu Khảo Vương tên thật là Cơ Nguy. Con của Chu Định Vương, giết anh để đoạt ngôi. Trị vì 15 năm, bị bệnh chết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh.

Năm sinh, năm mất: ? TCN – 420 TCN

* Thời gian Cơ Nguy trị vì, phong cho em trai là Cơ Kiết đất ở Vương Thành. Làm chức vụ của Chu Công, trong lịch sử gọi Vương Thành là Chu Hoàn Công. Mọi người gọi nước này là “Tây Chu”.

Chu Hoàn Công chết, truyền ngôi cho con là Uy Công. Uy Công chết truyền ngôi cho Cơ Huệ. Cơ Huệ là con trưởng của Uy Công trong lịch sử gọi Cơ Huệ là Tây Chu Công. Huệ Công chia đất cho em trai là Tử Ban ở vùng Củng (nay thuộc phía Tây Nam huyện Củng tỉnh Hà Nam), trong sử sách gọi Tử Ban là “Đông Chu”. Như vậy trong lãnh địa của vương thất nhà Chu lại thiết lập hai nước nhỏ là “Đông Chu” “Tây Chu”.

Sau khi Cơ Nguy chết lập miếu đặt hiệu là Khảo Vương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Chu Khảo Vương: Cơ Nguy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/chu-khao-vuong-co-nguy/feed/ 0
Chu Uy Liệt Vương: Cơ Vương https://ngaydacbiet.com/chu-uy-liet-vuong-co-vuong/ https://ngaydacbiet.com/chu-uy-liet-vuong-co-vuong/#respond Fri, 16 Jul 2021 04:52:00 +0000 https://ngaydacbiet.com/chu-uy-liet-vuong-co-vuong/ Chu Uy Liệt Vương tên thật là Cơ Ngưu, là con của Chu Khảo Vương. Kế vị sau khi cha chết. Trị vì 24 năm, ốm chết. Mai táng ở thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 402 TCN Năm 403, Cơ Ngưu đã sắc phong chư hầu […]

Bài viết Chu Uy Liệt Vương: Cơ Vương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Chu Uy Liệt Vương tên thật là Cơ Ngưu, là con của Chu Khảo Vương. Kế vị sau khi cha chết. Trị vì 24 năm, ốm chết. Mai táng ở thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam.

Năm sinh, năm mất: ? TCN – 402 TCN

Năm 403, Cơ Ngưu đã sắc phong chư hầu cho 3 nước: Ngụy, Triệu, Yên.

Quốc quân của nước Ngụy là Ngụy Văn Chư Tư. Ông sai nhà chính Quý Tư tìm biện pháp sửa đổi nền chính trị, công cuộc cải cách đó làm cho nước Ngụy phục hồi nhanh chóng và ngày một đi lên, trở thành một trong những nước mạnh thời Chiến Quốc.

Quốc quân nước Triệu là Liệt Chu cũng trọng dụng những người hiền tài, chỉnh đốn nền chính trị, đề cao bộ máy thống trị, tiết kiệm tài chính… khiến nước Triệu cũng dần dần đi lên.

Năm 402 TCN, Cơ Ngưu bị ốm chết. Sau khi ông ta chết lập miếu đặt hiệu là Uy Liệt Vương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Chu Uy Liệt Vương: Cơ Vương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/chu-uy-liet-vuong-co-vuong/feed/ 0
Chu An Vương: Cơ Kiêu https://ngaydacbiet.com/chu-an-vuong-co-kieu/ https://ngaydacbiet.com/chu-an-vuong-co-kieu/#respond Fri, 16 Jul 2021 02:12:11 +0000 https://ngaydacbiet.com/chu-an-vuong-co-kieu/ Chu An Vương tên thật là Cơ Kiêu, là con của Chu Uy Liệt Vương, kế vị sau khi cha chết. Trị vì 26 năm, bị bệnh chết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 376 TCN * Trong thời gian Cơ Kiêu trị vì, năm 391 TCN […]

Bài viết Chu An Vương: Cơ Kiêu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Chu An Vương tên thật là Cơ Kiêu, là con của Chu Uy Liệt Vương, kế vị sau khi cha chết. Trị vì 26 năm, bị bệnh chết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh.

Năm sinh, năm mất: ? TCN – 376 TCN

* Trong thời gian Cơ Kiêu trị vì, năm 391 TCN thừa tướng nước Tề là Điềm Hòa đã ép buộc quốc quân nước Tề là Khang Công tới Hải Thượng, chỉ giữ lại một phần đất trong thành để làm kho lương thực cho Khang Công. Trên thực tế Điền Hòa trở thành quốc quân nước Tề.

Năm 386 TCN, Cơ Kiêu phong cho Điền Hòa làm chư hầu nước Tề. Điều đó chứng tỏ thế lực phong kiến mới của nước Tề đã thay thế thế lực cũ.

Cùng lúc đó, quốc quân nước Sở là Điều Vương. Vào năm 382, Điều Vương đã trọng dụng Ngô Khởi (nước Vệ) là 1 nhà quân sự, chính trị có tài năng xuất chúng, theo kế sách của Ngô Khởi đưa ra, Điều Vương đã cho chỉnh đốn nền chính trị, tăng cường chế độ tập quyền trung ương, cải thiện tài chính, tăng cường lực lượng quân sự. Những chuyện này đã đánh đổ thế lực cũ khiến tốc độ phát triển kinh tế của nước Sở ngày một đi lên, hơn nữa đã bắt tay hòa bình với nước Việt ở phía Nam, diệt hai nước Trần, Thái ở phía Bắc, đánh bại nước Ngụy. Nhưng năm thứ hai sau khi Sở Điều Vương chết, bọn quý tộc cũ coi sự cải cách này là kẻ thù nên đã nổi lên làm loạn, và đã bắn chết Ngô Khởi, phế bỏ nền chính trị mới làm cho sự phát triển xã hội bị cản trở thậm chí ba nước Sở không đủ tư cách để thống nhất 6 nước, cuối cùng cũng bị nước Tần diệt vong.

Năm 376 TCN, 3 nước là Hán, Triệu, Ngụy cùng nhau ép buộc quốc quân nước Tấn là Câu Tửu xuống làm thứ dân, chỉ cho Câu Tửu một miếng đất nhỏ và tên tuổi của Câu Tửu bị lãng quên trong lòng nhân dân nước Tấn.

Cũng năm đó, Cơ Kiêu bị ốm chết.

Sau khi Cơ Kiêu chết, lập miếu lấy hiệu là An Vương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Chu An Vương: Cơ Kiêu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/chu-an-vuong-co-kieu/feed/ 0
Chu Liệt Vương: Cơ Hỉ https://ngaydacbiet.com/chu-liet-vuong-co-hi/ https://ngaydacbiet.com/chu-liet-vuong-co-hi/#respond Thu, 15 Jul 2021 23:50:46 +0000 https://ngaydacbiet.com/chu-liet-vuong-co-hi/ Chu Liệt Vương tên thật là Cơ Hỉ, là con của Chu An Vương, kế vị sau khi cha chết. Trị vì 7 năm, bị ốm chết. An táng ở ngoại ô Bất Minh. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 369 TCN Thời gian Cơ Hỉ trị vì cũng là thời gian cuối cùng […]

Bài viết Chu Liệt Vương: Cơ Hỉ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Chu Liệt Vương tên thật là Cơ Hỉ, là con của Chu An Vương, kế vị sau khi cha chết. Trị vì 7 năm, bị ốm chết. An táng ở ngoại ô Bất Minh.

Năm sinh, năm mất: ? TCN – 369 TCN

Thời gian Cơ Hỉ trị vì cũng là thời gian cuối cùng của Tần Hiến Công trong công việc trị nước. Tần Hiến Công trong thời gian trị vì đã phế bỏ chế độ tuẫn táng (chôn nô lệ, thê thiếp, của cải theo người chết), dời đô thành từ đất Ung chuyển về Lạc Dương (nay là thành phố Lâm Đồng tỉnh Thiểm Tây), và tiếp thu những ảnh hưởng văn hóa tiên tiến, bãi bỏ những ảnh hưởng của thế lực quý tộc cũ, chỉnh đốn nội bộ, tăng cường quyền lực của vương thất. Ông ta còn chỉnh lý hộ tịch, chỉnh đốn quân đội, chú ý phát triển kinh tế.

Năm 371 TCN, Tần Hiến Công mang quân đi đánh 6 tòa thành của nước Hàn, đây cũng là điểm mở đầu cho việc phát triển theo hướng Đông của nhà Tần.

Năm 369 TCN, Cơ Hỉ bị ốm chết. Sau khi ông ta chết lập miếu đặt hiệu là Liệt Vương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Chu Liệt Vương: Cơ Hỉ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/chu-liet-vuong-co-hi/feed/ 0
Chu Hiển Vương: Cơ Biển https://ngaydacbiet.com/chu-hien-vuong-co-bien/ https://ngaydacbiet.com/chu-hien-vuong-co-bien/#respond Thu, 15 Jul 2021 20:31:35 +0000 https://ngaydacbiet.com/chu-hien-vuong-co-bien/ Chu Hiển Vương tên thật là Cơ Biển, là con của Chu An Vương, em của Chu Liệt Vương. Kế vị sau khi Liệt Vương chết. Trị vì 8 năm. Bị bệnh chết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 321 TCN *Cơ Biển trong thời gian trị […]

Bài viết Chu Hiển Vương: Cơ Biển đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Chu Hiển Vương tên thật là Cơ Biển, là con của Chu An Vương, em của Chu Liệt Vương. Kế vị sau khi Liệt Vương chết. Trị vì 8 năm. Bị bệnh chết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh.

Năm sinh, năm mất: ? TCN – 321 TCN

*Cơ Biển trong thời gian trị vì, sự thay đổi pháp chế của các nước chư hầu đã phát triển đến đỉnh cao.

Năm 356 TCN, Tề Chư Điền Nhân đã trọng dụng những người có tài, ví dụ như Trâu Kị, Điền Kị. Tề Chư thực hiện công cuộc cải cách quốc gia. Để mở rộng việc dân phê bình đóng góp ý kiến, Tề Chư đã ra lệnh cho dù là đại thần hay dân đen đều có thể chỉ ra lỗi lầm, những việc làm không đúng của Tề Chư, nếu nói đúng sẽ được trọng thưởng. Mệnh lệnh vừa ban ra, chỉ trong vài tháng đã có rất nhiều người đến đóng góp ý kiến khiến Tề Chư thu thập được nhiều ý kiến của bà con trăm họ.

Để chỉnh đốn nền chính trị, Tề Chư nhiều lần hỏi các hạ thần: Các quan lại địa phương ai là người tốt, ai là người xấu? Không ít người nói đại phu ở huyện Hà (nay thuộc phía Đông Bắc huyện Dương Dung tỉnh Sơn Đông) là vị quan tốt nhất, và quan ở huyện Hắc (nay thuộc phía Đông Nam huyện Bình Độ tỉnh Sơn Đông) là người hư hỏng nhất. Tề Chư sai người điều tra thực tế, hóa ra tình hình lại ngược lại: ruộng đất ở huyện Hà rất hoang vu, nhân dân ăn đói mặc rét, phần nợ mà không dám kêu than; ngược lại ở huyện Hắc tình hình trị an ổn định, lợn, trâu, dê, ngựa, gà, chó đầy chuồng, nhân dân an cư lạc nghiệp. Hóa ra, viên quan ở huyện Hà ức hiếp người dưới xiểm nịnh người trên, đưa hối lộ để các đại thần nói tốt về mình lật đen thành trắng. Còn viên quan ở huyện Hắc công chính liêm minh không đưa hối lộ thường phỉ báng các quan lại. Tề Chư đã trách mắng nặng nề viên quan ở huyện Hà, khép ông ta và những người nhận hối lộ của ông ta và tội chết, tặng thưởng cho viên quan ở huyện Hắc, đưa cho ông ta bổng lộc của một vạn hộ dân. Cách làm của Tề Chư rất được lòng dân khiến mọi người đều trung thành với nhiệm vụ, không dám làm điều xấu. Tề Chư còn tuyển chọn những người tài giỏi, sắp xếp làm các nhiệm vụ quan trọng. Không lâu sau, nước Tề trở thành một quốc gia hùng mạnh có nền kinh tế, chính trị ổn định.

Trong thời gian Cơ Biển trị vì, nước Tề và nước Ngụy có hai chiến dịch nổi tiếng:

+ Chiến dịch 1 gọi là: “Chiến dịch Quế Lăng” xảy ra vào năm 353 TCN. Quân Ngụy dưới sự lãnh đạo của chủ tướng Bàng Quyên đã bao vây đô thành Hàm Đan của nước Triệu (nay là thành phố Hàm Đan tỉnh Hà Bắc). Nước Triệu phải cầu cứu nhờ nước Tề giúp đỡ. Tề Chư sai Điền Kị làm chủ tướng và nhà quân sự kiệt xuất là Tôn Tẫn làm quân sư, dẫn đại quân đi giúp nước Triệu. Quân Tề dưới những mưu sách kế hoạch của Tôn Tẫn bao vây cửa khẩu Tang Dương (nay thuộc huyện Hoài tỉnh Hà Nam), một cửa khẩu quan trọng của đô thành Đại Lương của nước Ngụy (nay là thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam), quân Ngụy biết tin vội vàng lui binh quay về giải cứu, quân Tề mai phục ở Quế Lăng (nay thuộc phía Đông Bắc huyện Hà Tranh tỉnh Sơn Đông) đánh quân Ngụy tan tác. Chiến thuật này, người đời sau gọi là: “vây Ngụy cứu Triệu”.

+ Chiến dịch 2 gọi là: “Chiến dịch Mã Lăng” phát sinh vào năm 341 TCN. Chủ tướng Bàng Quyên dẫn quân đánh chiếm nước Hàn, nước Hàn đành nhờ nước Tề giúp đỡ. Vua Tề sai Điền Kị, Điền Nhi làm tướng, sai Tôn Tẫn làm quân sư, mang quân đi giải vây cho nước Hàn, lấy đô thành Đại Lương của nước Ngụy. Vua Ngụy sai thái tử Thân làm chủ tướng. Bàng Quyên làm phó tướng, thống lĩnh đại quân công phá quân Tề. Tôn Tẫn để làm mê hoặc gây mối nghi ngờ cho quân địch nên ra lệnh cho binh lính:

– Ngày đầu tiên đốt 10 vạn bếp lửa.

– Ngày thứ hai đốt 5 vạn bếp lửa.

– Ngày thứ ba đốt 2 vạn bếp lửa.

Phương pháp mỗi ngày một giảm bớt bếp lửa để giả vờ quân Tề đã chạy trốn hết, phải cho quân Ngụy dẫn quân truy kích. Sau đó quân Tề mai phục ở Mã Lăng (nay thuộc phía Đông Nam huyện Đại Danh Hà Bắc) đánh bại quân Ngụy, giết Bàng Quyên bắt giữ thái tử Thân. Chiến thuật gây mối nghi ngờ cho quân địch được người sau gọi là “tăng quân nhưng giảm bếp”.

Xem thêm sự kiện Tôn Tẫn, Bàng Quyên đấu trí

Năm thứ ba sau chiến dịch Quế Lăng nước Tề xưng vương, trong sử sách gọi là “Tề Uy Vương”. Trước đó nước Ngụy đã xưng vương, tiếp đó các nước Tần, Hàn, Triệu, Yên cũng lần lượt xưng vương, để tỏ ra mình cao hơn các chư hầu khác, cơ bản bọn họ coi thiên tử Chu không ra gì.

Sở dĩ nước Tề ngày một hưng thịnh là do trọng dụng nhân tài. Có một lần, Ngụy Huệ Vương khoe khang với Tề Uy Vương nói mình có một viên ngọc Minh Châu quý báu có thể chiếu sáng khắp nơi và Ngụy Huệ Vương hỏi Tề Uy Vương có quốc bảo gì. Tề Uy Vương chỉ tay vào một loạt văn thần võ tướng nói: “Đây chính là quốc bảo của nước tôi”. Điều đó làm cho Ngụy Huệ Vương bẽ mặt không dám nói gì.

Lúc này ở nước Tần do Tần Hiếu Công chấp chính. Vào năm 359 TCN, Tần Hiếu Công sai ông Thương Ương (người nước Vệ) sửa đổi pháp chế. Trước khi sửa đổi pháp chế, Thương Ương muốn dân dân tin tưởng vào nhà nước, tuân thủ pháp chế mới nên Thương Ương ra lệnh cho binh lính dựng một cây gỗ ở cửa Nam của đô thành Ung (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây) và treo giải 10 lạng vàng cho ai có thể chuyển cây gỗ về cửa phía Bắc. Dân chúng ai cũng nghĩ đây là một chuyện dễ làm, ai cũng đến thử nhưng đều không chuyển được. Thương Ương lại tăng phần thưởng lên 50 lạng vàng, có một người đem cây gỗ đó chuyển được đến cửa phía Bắc. Thương Ương liền sai phát thưởng cho người đó. Từ đó dân chúng rất tin tưởng vào bộ máy quan lại chính quyền. Tiếp đó, Thương Ương hai lần tuyên bố pháp chế mới, công bố phá bỏ chế độ cũ, phế bỏ ruộng đất của chủ nô lệ, thừa nhận ruộng đất tư hữu, cho phép mua bán, coi trọng nông nghiệp, đồng thời cũng cổ vũ thương nghiệp, khuyến khích trồng trọt dệt lụa; thiết lập chế độ chính trị tập quyền trung ương và sự thống trị của giai cấp địa chủ. Những biện pháp này thực hiện được vài năm thì có hiệu quả đáng mừng, dân chúng tự cấp tự túc, xã hội ổn định, nếu như có sự tranh chấp cũng không dám gây ẩu đả mà phải nhờ tới chính quyền phân xử, nếu có chiến tranh đều dũng cảm ra trận, tranh nhau lập công.

Trong thời gian sửa đổi pháp chế, bọn quý tộc cũ nhiều lần cản trở, phản đối. Thái tử Đối Đầu vi phạm pháp luật, để duy trì bảo vệ pháp chế mới, Thương Ương đã cắt mũi thầy giáo của thái tử vì tội dạy dỗ học trò không nên người, con cháu của quan lại hư hỏng thì lấy mực đen thích chữ lên mặt, bảo đảm sự nghiêm minh của nền pháp chế mới. Về sau Tần Hiếu Công chết thái tử lên kế vị gọi là Tần Huệ Vương. Lúc này thế lực của bọn quý tộc cũ lại dội lên đấu tranh và bọn họ giết chết Thương Ương. Nhưng, nền pháp chế mới của Thương Ương đưa ra đã bám rễ không thể sửa đổi, kinh tế của nước Tần ngày một đi lên, từ một quốc gia nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước mạnh nhất trong 7 nước (về sau này diệt vong 6 nước kia thống nhất Trung Quốc – sự kiện Tần Vương diệt 6 nước).

Nước Hàn là một quốc gia yếu kém. Hàn Chiêu Chư thấy các nước khác sửa đổi nền pháp chế đều hưng thịnh, nền kinh tế một hùng mạnh nên cũng học hỏi theo họ. Vào năm 351 TCN, đã cử Thân Bất Hại (người nước Trịnh) làm tể tướng, thực hiện cải cách và dần dần nền kinh tế nước Hàn cũng giàu mạnh không kém gì các nước khác.

7 nước thời Chiến Quốc đều tiến hành sửa đổi pháp chế, mở ra cuộc chiến tranh thôn tính mãnh liệt.

Năm 321 TCN, Cơ Biển bị ốm chết. Sau khi ông ta chết lập miếu lấy hiệu là Hiển Vương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Chu Hiển Vương: Cơ Biển đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/chu-hien-vuong-co-bien/feed/ 0
Chu Thận Kính Vương: Cơ Định https://ngaydacbiet.com/chu-than-kinh-vuong-co-dinh/ https://ngaydacbiet.com/chu-than-kinh-vuong-co-dinh/#respond Thu, 15 Jul 2021 18:13:20 +0000 https://ngaydacbiet.com/chu-than-kinh-vuong-co-dinh/ Chu Thận Kính Vương tên thật là Cơ Định, con của Chu Hiển Vương, kế vị sau khi Hiển Vương chết. Trị vì được 6 năm, bị bệnh chết. Mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 315 TCN * Trong thời gian Cơ Định trị vì, 7 nước chư […]

Bài viết Chu Thận Kính Vương: Cơ Định đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Chu Thận Kính Vương tên thật là Cơ Định, con của Chu Hiển Vương, kế vị sau khi Hiển Vương chết. Trị vì được 6 năm, bị bệnh chết. Mai táng ở đâu không rõ.

Năm sinh, năm mất: ? TCN – 315 TCN

* Trong thời gian Cơ Định trị vì, 7 nước chư hầu đều tự bảo tồn, đứng vững bằng chính sức lực của mình, mỗi nước đều tự tìm kiếm liên minh. Có lúc vài quốc gia nhỏ yếu liên kết với nhau đánh một nước mạnh được gọi là: “Hợp tung”, có lúc một hoặc hai nước mạnh liên kết với nhau (thường là nước Tần và nước Tề) đánh một nước nhỏ yếu, được gọi là “Liên hoành”. Có một số nhà diễn thuyết nghiên cứu tình hình của thiên hạ đã đi tới các quốc gia, khuyên các quốc quân nên tiến hành “hợp tung”, hoặc “liên hoành”, trong lịch sử gọi họ là “nhà tung hoành”.

Để loại bỏ sự đe dọa của nước Tần (lúc đó được coi là mạnh nhất) đối với các nước khác nên vào năm 318 TCN, tướng công nước Ngụy là Tôn Diễn khởi xướng chiến dịch: 5 nước hợp sức với nhau cùng đánh nước Tần, 5 nước đó là Ngụy, Triệu, Hàn, Sở, Yên và bầu vua nước Sở làm chủ soái. Cũng vào năm đó, liên quân 5 nước tấn công cửa ải Hàm Cốc (nay thuộc huyện Linh Bảo tỉnh Hà Nam), xuất quân chặn đánh, liên quân bị đánh tan tác.

Năm thứ hai, quân Tần và liên quân 3 nước (Hàn, Triệu, Ngụy) lại đánh nhau ở Tu Ngư (nay thuộc phía Tây huyện Nguyên Dương tỉnh Hà Nam), quân Tần giết được 80.000 người, giành được chiến thắng, đánh bại được sự liên hợp của liên quân năm nước.

Năm 316 TCN, quân Tần diệt vong được hai nước nhỏ là: nước Ba và nước Thục (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên), đón tiếp một số lớn dân di cư và chiếm lĩnh hẳn hai nước Ba và Thục, giành được ưu thế chiến lược thuận lợi cho việc đánh chiếm nước Sở về sau này, lãnh thổ nước Tần chạy từ phía Đông sông Trường Giang xuống hạ lưu sông Trường Giang.

Năm 315 TCN, Cơ Định bị ốm chết, sau khi ông ta chết lập miếu đặt hiệu là Thận Kính Vương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Chu Thận Kính Vương: Cơ Định đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/chu-than-kinh-vuong-co-dinh/feed/ 0
Chu Noãn Vương: Cơ Diên https://ngaydacbiet.com/chu-noan-vuong-co-dien/ https://ngaydacbiet.com/chu-noan-vuong-co-dien/#respond Thu, 15 Jul 2021 16:15:45 +0000 https://ngaydacbiet.com/chu-noan-vuong-co-dien/ Chu Noãn Vương tên thật là Cơ Diên, con của Chu Thận Kính Vương, kế vị sau khi Thận Kính Vương chết. Trị vì 59 năm, bị bệnh chết, mai táng ở bờ phía bắc sông Khai Khiên (nay thuộc tỉnh Hà Nam). Năm sinh, năm mất: ? TCN – 256 TCN * Thời gian […]

Bài viết Chu Noãn Vương: Cơ Diên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Chu Noãn Vương tên thật là Cơ Diên, con của Chu Thận Kính Vương, kế vị sau khi Thận Kính Vương chết. Trị vì 59 năm, bị bệnh chết, mai táng ở bờ phía bắc sông Khai Khiên (nay thuộc tỉnh Hà Nam).

Năm sinh, năm mất: ? TCN – 256 TCN

* Thời gian Cơ Diên trị vì, nước Tần chuẩn bị mở các cuộc chinh phạt lớn, ở phía Nam tấn công nước Sở, ở phía Đông tấn công 3 nước (Hàn, Triệu, Ngụy), mở rộng khu vực Trung Nguyên.

Năm 306 TCN sau khi nước Sở diệt vong nước Việt, nước Sở hầu như đã chiếm giữ toàn bộ miền Nam Trung Quốc, trở thành một nước lớn nhất trong 7 nước về mặt địa lý, dân số và binh lực, có điều kiện thuận lợi tiêu diệt 6 nước kia thống nhất Trung Quốc. Tuy vậy do thất bại trong thay đổi pháp chế của Ngô Khởi, thế lực của bọn quý tộc cũ rất mạnh nên đã kìm hãm sự phát triển của nước Sở và bị trở thành đối tượng tiêu diệt của nước Tần.

Để đối phó với nước Tần nên hai nước Sở và Tề liên kết với nhau.

Để phá vỡ thế lực liên minh hai nước Sở – Tề, có cơ hội thanh toán từng nước một nên vào năm 313 TCN vua Tần đã sai nhà diễn thuyết Trung Nghị đi đến nước Sở và thương lượng với Sở Hoài Vương, nếu như Sở Hoài Vương phá vỡ mối quan hệ tương giao với nước Tề thì vua Tần sẽ cho nước Sở 600 dặm đất ở vùng Thương (nay thuộc Triết Xuyên tỉnh Hồ Nam). Sở Hoài Vương không nghe lời can gián của một số quan lại tướng sĩ như: Khuất Nguyên, Trấn Đông, Chiêu Hoài… mà lại nghe lời phỉnh nịnh của một số người như: Tử Lan, Trịnh Do… đồng ý với điều kiện của Trương Nghị đưa ra, sai sứ giả đi cùng với Trương Nghị quay về nước Tần nhận đất. Trương Nghị khi quay về nước Tần, viện cớ vì bị thương ở chân đóng cửa không tiếp khách.

3 tháng sau Trương Nghị biết tin Sở và Tề đã cắt đứt mối thâm giao mới tiếp sứ giả nước Sở và nói với sứ giả: “Đất đai của nước Tần không thể tùy tiện tặng cho người khác, lời hứa của tôi lần trước là sẽ đem 6 dặm đất trong đất đai của tôi tặng cho các anh”. Sở Hoài Vương nghe được tin này, giận dữ vô cùng không cần nghe lời khuyên của Trấn Đông vội vã mang quân đánh Tần.

Vào năm 312 TCN quân Sở đã đánh nhau với quân Tần ở vùng đất Đan Dương (nay thuộc phía bắc Đan Giang tỉnh Hà Nam). Quân Sở thua trận, chủ tướng Khuất Cái và phó tướng cùng với hơn 70 người bị bắt giữ, 80.000 binh lính bị tử trận, quận Hán Trung bị nước Tần chiếm lĩnh. Sở Hoài Vương cay cú vô cùng dốc toàn bộ lực lượng đi đánh Tần, quân Tần và quân Sở đánh nhau trên đất Lam Điền (nay thuộc huyện Lam Điền tỉnh Thiểm Tây), quân Sở lại thua trận. Nhân cơ hội này nước Hàn và nước Ngụy cũng xuất binh đánh nước Sở. Nước Sở bị tấn công dồn ép từ hai phía, đành xin cầu hòa với nước Tần.

Một thời gian sau, nước Tần lại chuẩn bị binh lực tấn công 3 nước Hàn, Triệu, Ngụy. Nước Sở tạm thời dẹp bỏ mối đe dọa từ nước Tần, nhưng mâu thuẫn xã hội xảy ra gay gắt, vào năm 301 TCN nước Sở nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân, làm cho giai cấp thống trị bị đánh đổ trầm trọng.

Vào năm 299 TCN, Tần Vương lấy mối kết thân làm danh lợi, gặp Sở Hoài Vương ở Vũ Quan (nay thuộc huyện Thương Nam tỉnh Thiểm Tây). Một lần nữa Sở Hoài Vương không nghe lời cản trở của Khuất Nguyên mà nghe lời xu nịnh của Tử Lan đã quyết định đi gặp vua Tần, quả nhiên bị quân Tần bắt giữ giải về đô thành Hàm Dương. Hai năm sau, ông ta chạy trốn nhưng không thoát, do vậy buồn rầu mà chết ở nước Tần. Trước khi ông ta chết quân Tần đánh Sở, giết được 50.000 lính Sở, cướp được 15 tòa thành.

Sau năm 280 TCN quân Tần tập trung binh lực đánh chiếm đất Sở và năm 278 TCN vua Tần sai tướng Bạch Khởi dẫn quân đánh vào đô thành Sính của nước Sở. Nước Sở không chống đỡ được, cuối cùng bị diệt vong. Sau khi đô thành Sính bị chiếm giữ, nhà thơ nhà chính trị yêu nước vĩ đại là Khuất Nguyên không chịu được khi nhìn cảnh tổ quốc bị diệt vong nên nhảy xuống sông Mịch La (nay thuộc phía bắc huyện Tương Ân tỉnh Hồ Nam) tự vẫn.

Cùng lúc tấn công nước Sở, nước Tần còn tấn công 3 nước (Ngụy, Hàn, Triệu). Vào năm 314 TCN, Tần nhân cơ hội đánh nước Yên đã đánh luôn Ngụy, Hàn, Triệu cướp được khá nhiều đất đai. Vào năm 308 TCN, từ cửa ải Hàm Cốc quân Tần đánh vào vùng Nghị Dương của nước Hàn tạo thành một địa thế đẹp thuận lợi cho việc đánh các nước khác về sau này. Qua vài tháng chiến đấu ác liệt, năm thứ hai quân Tần mới chiếm giữ được vùng Nghị Dương mở ra con đường lớn thông với trung nguyên.

Vào năm 293 TCN, hai nước: Hàn, Ngụy liên kết với nhau đánh Tần, hai bên đánh nhau ở Y Khuyết (nay là phía Nam thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam), quân Tần dưới sự chỉ huy của tướng Bạch Khởi đã chiến thắng quân địch diệt được 240.000 quân, quân số của 2 nước Hàn, Ngụy bị tổn thất nặng nề. Sau đó, Tần tiếp tục đánh Hàn, Triệu, Ngụy cho đến năm 286 TCN, nước Tần đã chiếm được 1/2 đất đai của Hàn, Triệu, Ngụy.

Nước Tần ngày càng lớn mạnh làm cho Tần Chiêu Vương không còn hài lòng với danh hiệu xưng “vương” mà muốn xưng làm “đế” để tỏ rõ sự tôn nghiêm, chuẩn bị thay thế nhà Chu. Vào tháng 10 năm 288 TCN Tần Chiêu Vương đã hẹn gặp Tề Mẫn Vương để cùng nhau đổi hiệu thành “đế”, Tần là “Tây Đế” còn Tề là “Đông Đế”.

Tháng 12, nhà diễn thuyết Tô đã phân tích: Tề Mẫn Vương lấy hiệu là “đế”, Tần Chiêu Vương cũng lấy hiệu là “đế”. Hai nước mạnh cùng làm đế, họ lộ rõ ý đồ sẽ thôn tính 5 nước, chia đôi thiên hạ. Điều này khiến 5 nước vô cùng lo lắng, gây ra hai sự kiện lớn: 5 nước sẽ cùng đánh Tần với 6 nước sẽ cùng đánh Tề. Năm nước cùng tấn công Tần là: Hàn, Triệu, Ngụy, Tề, Yên, nhưng mỗi nước lại có mục đích khác nhau, khó thống nhất làm một, cuối cùng chưa đánh đã tan.

Vào năm 284 TCN, vua Tần tổ chức hội họp liên kết 6 nước (Yên, Tần, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn) cùng đánh Tề, 6 nước đó quân Yên đã đánh bại quân Tề đánh chiếm được đô thành Lâm Tri của nước Tề, nước Tề chỉ còn lại đúng hai tòa thành ở đất: Cử và Hắc, vua Tề phải chạy đến đất Cử. Năm năm sau, quân Tề dưới sự chỉ huy của tướng Điền Đan bánh bại quân Yên, thu lại những vùng đất bị mất. Trải qua trận chiến này binh lực của nước Tề bị suy yếu, về sau không còn là đối thủ của nước Tần.

Nước Sở và nước Tần ngày một suy yếu, ngược lại nước Triệu ngày một mạnh lên. Vào năm 307 TCN quốc quân nước Triệu là Vũ Linh Vương cảnh báo với các nước: Yên, Đông Hồ, Lâm Hồ, Hàn… nếu như binh lực không mạnh, tất sẽ diệt vong, nên ông ta quyết định phát triển binh lực, đưa nước Triệu đi lên. Đối thủ chính của Triệu là nhắm vào hình thế của dân du mục Tây Hồ. Vũ Linh Vương quyết định gây dựng một đội kị binh hùng mạnh. Lúc đó người Triệu hay mặc áo dài, ống tay rộng lưng hẹp, cổ hẹp, ăn mặc như vậy không phù hợp với việc cưỡi ngựa đánh trận. Vua Triệu cho sửa đổi phục trang để làm gương cho binh lính, ông ta mặc áo triều bào cũng mặc áo ngắn tay hẹp. Rất nhiều quý tộc lại cho rằng như thế là quay lưng vào lễ giáo, đại nghịch vô đạo. Triệu Vũ Linh Vương đã thuyết phục được Công tử Thành (là một người rất có ảnh hưởng trong giới quý tộc) mặc theo kiểu mới, sau đó hạ lệnh một cách nghiêm túc: tất cả thần dân đều phải mặc theo kiểu mới: áo ngắn, tay hẹp, cuối cùng ông cũng xây dựng được một đội kị binh cưỡi ngựa bắn tên rất hùng mạnh. Điều đó nói rõ các dân tộc của Trung Quốc học nhau cách bỏ dài lấy ngắn, phong tục tập quán cũng dần dần được tiếp cận và thay đổi. Nước Triệu ỷ vào quân kị binh nên liên tiếp xuất binh đánh trận đến năm 296, nước Triệu diệt vong nước Trung Sơn (nay là phía Bắc tỉnh Hà Bắc). Lãnh thổ được mở rộng, quân đội hùng mạnh, kinh tế dồi dào và nước Triệu trở thành một đối thủ hùng mạnh của nước Tần.

Năm 262 TCN, nước Tần đánh nước Hàn, nước Hàn muốn giữ quận Thượng Đảng nên đầu hàng Triệu dâng cho Triệu 17 tòa thành. Hai năm sau, quân Tần mới lấy được quận Thượng Đảng, sau đó tiến đánh Trường Bình (nay là huyện Cao Bình tỉnh Sơn Tây), tướng quân nước Triệu là Liêm Pha cố thủ không ra đánh chặn quân Tần. Quân Tần thấy không đánh được Trường Bình bèn tung tin nhảm nhí nói xấu Liêm Pha muốn đầu hàng Tần. Vua Triệu hồ đồ tin vào lời đồn đò nên sai Triệu Quát một người không có kinh nghiệm chiến trận lại kiêu căng, làm thống lĩnh thay thế Liêm Pha. Triệu Quát không theo chiến thuật của Liêm Pha cứ nhất định mang quân ra đánh với Tần. Quân Tần dưới sự chỉ huy của Bạch Khởi đã nhử Triệu Quát vào trận địa của họ, bao vây quân Triệu. Quân Triệu bị bao vây hơn 40 ngày, lương thảo cạn kiệt, Triệu Quát dẫn một đội quân tinh nhuệ đột phá vòng vây và bị bắn chết, quân Triệu hơn 400.000 người phải đầu hàng Tần. Bạch Khởi lo sẽ xảy ra bạo động nên chỉ phóng thích cho 240 đứa trẻ, còn lại đều giết hết. Chiến dịch này trong lịch sử gọi là “Trận chiến ở Trường Bình”. Điều đó làm cho nước Triệu bị tổn thất nặng nề về quân số, khó lòng vực lại được. Triệu Quát không có tài cán đã gây ra sự diệt vong cho quân đội và tổn hại đến bản thân mình và đây cũng là nguồn gốc câu thành ngữ “Bàn việc dụng binh trên giấy” tức là bàn luận vô căn cứ.

Thời gian Cơ Diên trị vì, vương thất nhà Chu cũng suy yếu, địa bàn thống trị của Chu chỉ có 30, 40 tòa thành, hơn 30.000 dân. Đã thế lại còn chia ra “Đông Chu” do Đông Chu Công quản và “Tây Chu” do Tây Chu Công quản. Cơ Diên cư trú ở “Tây Chu” gọi là (Vương Thành). Lúc này nước Tần đã chiếm khá nhiều đất đai của 3 nước: Hàn, Ngụy, Triệu và còn muốn thu phục triều Chu. Cơ Diên sống trong lo âu sợ có ngày bị nước Tần bắt giữ. Lúc này, nước Sở muốn ngăn chặn sự phát triển thế lực của nước Tần nên đã sai sứ giả đến mời Cơ Diên làm thiên tử (chỉ trên danh nghĩa mà thôi), hạ lệnh cho các nước hợp sức cùng đánh Tần. Cơ Diên nhận được tin này vui mừng khôn xiết ra lệnh cho Tây Chu Công thành lập một đội quân gồm có 5.000 người, nhưng quân đội lại thiếu vũ khí, lương thảo. Cơ Diên đành phải kêu gọi những gia đình giàu có cho mượn tạm tiền bạc, lương thực hứa hẹn sẽ trả lại sau khi đánh thắng nước Tần.

Năm 256 TCN, sau khi chuẩn bị đầy đủ Cơ Diên hạ lệnh cho Tây Chu Công làm đại tướng, dẫn quân đi đánh nước Tần và hẹp gặp sứ giả 6 nước ở Y Khuyết, cùng nhau tiến đánh Tần. Không ngờ, chỉ có binh lính của hai nước Sở, Yên đến chỗ hẹn, còn lại 4 nước kia đều không đến, tổng số binh lính hội họp ở Y Khuyết chỉ có vài vạn người kém xa quân số của quân Tần và càng không phải là đối thủ của Tần. Họ chờ mãi, chờ đến 3 tháng cũng không thấy binh mã của 4 nước đến do vậy khí thế của quân lính giảm sút, Tây Chu đành phải dẫn quân quay về.

Các hộ giàu có thấy “Tây Chu” trở về đều liên tiếp đến đòi nợ Cơ Diên. Họ tập trung từ sáng đến tối, một mực đòi nợ. Cơ Diên hối hận thì đã muộn không có cách gì trả nợ đành phải trốn ở trên một cái đài cao ở sau cung điện. Người ở triều Chu gọi cái đài này là “đài trốn nợ”.

Sau đó, quân Tần tấn công vùng Dương Thành (nay thuộc phía Nam huyện Đăng Phong tỉnh Hà Nam và vùng Phụ Thủ (nay thuộc phía Tây Nam huyện Đăng Phong tỉnh Hà Nam), tiếp đó tiến đánh Vương Thành (triều Đông Chu) Cơ Diên hoảng hốt định chạy đến nước Hàn hoặc nước Ngụy. Tây Chu Công khuyên giải nói “Tần đã thôn tính 6 nước, sức mạnh của Tần mạnh như vũ bão, nước Hàn, nước Ngụy cũng khó lòng tránh được, nếu như đại vương chạy đến đó chẳng may bị bắt làm tù binh thì tình hình còn xấu hơn nhiều, chi bằng đầu hàng luôn kết quả sẽ khả quan hơn”. Cơ Diên đành phải theo lời khuyên của “Tây Chu” và dẫn đầu các hạ thần, tông thất đến cùng tế tổ tiên, xin lỗi vì không giữ được cơ nghiệp. Ba ngày sau đến đầu hàng quân Tần. Tần Chiêu Tương Vương cho Cơ Diên làm Chu Công, ra lệnh cho Cơ Diên cư trú ở Lương Thành (nay là phía Nam huyện Hán Thành tỉnh Thiểm Tây), vua Tần còn lấy đi “Cửu Đỉnh” bảo vật quý tượng trưng cho quyền lực quốc gia. Từ đó, Đông Chu tuyên bố bị diệt vong.

Cơ Diên lúc đó đã già, phải đi đất Chu sang đất Tần rồi sang đất Lương, cuối cùng không chịu được vất vả nên đến thành Lương không được 1 tháng thì ốm chết.

Sau khi ông ta chết lấy thụy hiệu là Noãn Vương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Chu Noãn Vương: Cơ Diên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/chu-noan-vuong-co-dien/feed/ 0
Những quốc quân quan trọng trong 7 nước ở thời chiến quốc https://ngaydacbiet.com/nhung-quoc-quan-quan-trong-trong-7-nuoc-o-thoi-chien-quoc/ https://ngaydacbiet.com/nhung-quoc-quan-quan-trong-trong-7-nuoc-o-thoi-chien-quoc/#respond Thu, 15 Jul 2021 14:46:32 +0000 https://ngaydacbiet.com/nhung-quoc-quan-quan-trong-trong-7-nuoc-o-thoi-chien-quoc/ Cùng bienniensu.com điểm qua những quốc quân quan trọng trong thời kỳ Chiến Quốc của lịch sử Trung Quốc (Năm 175 TCN – năm 256 TCN). 1. Ngụy Văn Chư Tên của ông ta là Ngụy Tư (? TCN – 396 TCN). Là người sáng lập ra nước Ngụy. Trị vì được 50 năm. Trong […]

Bài viết Những quốc quân quan trọng trong 7 nước ở thời chiến quốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Cùng bienniensu.com điểm qua những quốc quân quan trọng trong thời kỳ Chiến Quốc của lịch sử Trung Quốc (Năm 175 TCN – năm 256 TCN).

1. Ngụy Văn Chư

Tên của ông ta là Ngụy Tư (? TCN – 396 TCN). Là người sáng lập ra nước Ngụy. Trị vì được 50 năm.

Trong thời gian Ngụy Tư trị vì thường thu nạp nhân tài, ví dụ: ông đã cử Quý Lý làm tể tướng, Ngô Khởi làm tướng. Ông còn thực hiện cải cách, khuyến khích, cày ruộng chú ý làm thủy lợi – Ở phía Tây chiếm được vùng đất Hà Tây (của nước Tần) (vùng đất nằm giữa sông Lạc Thủy và Hoàng Hà), ở phía Bắc diệt vong nước Trung Sơn (nay là 1 dải ở huyện Đinh tỉnh Hà Bắc), đưa nước Ngụy trở thành một quốc gia hùng mạnh vào những năm đầu thời Chiến Quốc.

Năm 396 TCN, Ngụy Tư bị ốm chết, mai táng ở đâu không rõ.

Ngụy Tư trong sử gọi là Ngụy Văn Chư.

2. Ngụy Huệ Vương

Còn gọi là Lương Huệ Vương. Tên của ông ta là Ngụy Bảo (? TCN – 319 TCN). Cháu của Ngụy Văn Chư.

Năm 370 Ngụy Vũ Chư bị bệnh chết, ông ta lên kế vị. Trị vì được 51 năm. Trong những năm Ngụy Bảo trị vì, nước Ngụy rất hưng thịnh, ông ta dời đô từ An Ấp (phía Bắc huyện Hạ tỉnh Sơn Tây) đến Đại Lương, từ đó trong lịch sử còn gọi nước Ngụy là nước Lương.

Năm 344, Ngụy Bảo triệu tập đại hội chư hầu ở Phùng Trạch (nay là phía Đông Nam thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam), ông ta tự mình xưng vương. Sau khi ông ta xưng vương, các nước chư hầu đua nhau xưng vương. Trong trận chiến ở Quế Lăng vào năm 353 TCN và trận chiến ở Mã Lăng vào năm 341 TCN, nước Ngụy bị thua trận nặng nề, tổn thất nghiêm trọng, từ đó thế lực ngày càng suy yếu.

Năm 319 TCN, Ngụy Ngọc bị ốm chết, thọ 82 tuổi. Mai táng ở đâu không rõ.

3. Tề Uy Vương

Tên của ông ta là Điền Nhân Tề (còn có một tên khác là: Anh Tề) (? TCN – 320 TCN) Con của Tề Hoàn Công Điền Hòa.

Năm 357 TCN Tề Hoàn Công Điền Hòa chết, ông ta lên kế vị. Trị vì được 27 năm. Trong những năm Điền Nhân Tề trị vì, ông ta đã chọn Trâu Kị làm tể tướng, chọn Điền Kị làm tướng quân, Tôn Tẫn làm quân sư cải cách nền chính trị, đất nước ngày một hưng thịnh. Trong trận chiến ở Quế Lăng và ở Mã Lăng đã đánh bại quân Ngụy, và còn đánh bại nước Triệu, thu giữ được nhiều đất đai.

Năm 334 TCN, hẹn gặp Ngụy Huệ Vương ở Từ Châu cùng nhau xưng vương. Từ đó, nước Tề trở thành một nước mạnh ở trung kỳ thời Chiến Quốc.

4. Tề Tuyên Vương

Tên của ông ta là Điền Bích Cương (? TCN – 301 TCN). Ông là con của Tề Uy Vương.

Vào năm 320 TCN Tề Uy Vương chết, ông ta lên kế vị. Ông ta trị vì được 19 năm. Trong thời gian Điền Bích Cương trị vì, đã trọng dụng nhà nho học là Mạnh Tử làm khanh tướng.

Năm 314 TCN, nhân cơ hội nội bộ nước Yên lục đục, Điền Bích Cương đã sai tướng quân Khuông Chương diệt vong nước Yên. Nhưng do quân Tề lung lạc lại gặp sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân nước Yên nên vào năm 312 bị nước Yên đánh phải chạy về nước, nước Yên lại giành được độc lập.

Năm 301 TCN, Điền Bích Cương bị ốm chết, mai táng ở đâu không rõ.

5. Tề Mẫn Vương

Tên của ông ta là: Điền Địa (? TCN – 284 TCN), con của Tề Hoàn Vương, kế vị sau khi Tề Hoàn Vương chết. Ông ta trị vì được 17 năm.

Trong những năm Điền Địa trị vì, ông liên kết với nước Hán và nước Ngụy đánh nước Sở và nước Tần, ông còn cùng với Tần Chiêu Vương xưng đế. Ông tiêu diệt nước Tống.

Năm 284 TCN, vì nước Yên muốn báo thù nên liên kết các nước: Tần, Triệu, Ngụy, Hàn, Sở… đánh nước Tề. Quân Yên thế mạnh như thác đổ đã giành được hơn 70 tòa thành của nước Tề, nước Tề chỉ còn thừa lại hai tòa thành: Doanh và Hắc. Điền Địa phải chạy đến thành Doanh. Tể tướng nước Tề là Náo Xi (người nước Sở) nhân cơ hội này muốn cùng nước Yên chia đôi giang sơn nước Tề nên đã bắt giữ Điền Địa, sau đó lột da rút gân Điền Địa. Điền Địa chết mai táng ở đâu không rõ.

Trong sử sách gọi Điền Địa là Tề Mẫn Vương.

6. Yên Vương

Tên của ông ta là: Cơ Hội (? TCN – 312 TCN) Con của Yên Dịch Vương, năm 312 TCN Yên Dịch Vương chết, Cơ Hội lên kế vị. Cơ Hội trị vì được 3 năm.

Sau khi Cơ Hội lên ngôi, ông cho cải cách nền chính trị, vào năm 318 TCN nhường ngôi cho tể tướng Tử Chi, còn mình làm đại thần.

Năm 314 TCN, thái tử Hòa và tướng quân Thị dẫn quân làm loạn để phản đối việc Tử Chi lên ngôi, nhưng quân lính của thái tử bị thất bại nặng nề, tình hình nước Yên ngày một rối. Nhân cơ hội này, nước Tề mang quân đến đánh nước Yên chiếm giữ được vùng Đại Phiến sau đó tiến vào đô thành nước Yên bắt giữ rồi giết chết Cơ Hội và Tử Chi. Cơ Hội chết mai táng ở đâu không rõ.

7. Yên Chiêu Vương

Tên của ông ta là Cơ Chức (? TCN – 279 TCN). Con thứ hai của Cơ Hội. Cơ Chức sống lưu vong ở bên ngoài, năm 312 TCN được tướng quân Lạc Chì (người nước Triệu) hộ tống quay về nước Yên, được Lạc Chì giúp lên ngôi. Cơ Chức trị vì được 33 năm.

Trong những năm Cơ Chức trị vì, ông cho cải cách chính trị, thu nạp nhân tài, tích lũy lương thực chuẩn bị lực lượng để tìm cách báo thù nước Tề.

Năm 284 TCN, Cơ Chức sai tướng quân Lạc Nghị thống lĩnh quân Yên chuẩn bị đi đánh Tề, Cơ Chức còn liên kết lực lượng quân đội với các nước. Tần, Sở, Hàn, Triệu, Ngụy cùng nhau tấn công Tề. Trong sử sách gọi là: “6 nước cùng đánh Tề”. Quân Yên chiếm giữ được hơn 70 tòa thành của nước Tề. Nước Yên lúc này phát triển đến giai đoạn cực thịnh.

Năm 279 TCN, Cơ Chức bị ốm chết, mai táng ở đâu không rõ.

8. Triệu Liệt Chư

Tên của ông ta là: Triệu Tịch (? TCN – 387 TCN). Con của Triệu Hiền Chư.

Vào năm 409 TCN Triệu Hiền Chư bị bệnh chết, Triệu Tịch lên kế vị.

Năm 403 được thiên Tử Chu phong làm chư hầu. Triệu Tịch trở thành người sáng lập ra nước Triệu. Triệu Tịch trị vì được 22 năm. Ông chọn Công Trọng Liên làm tể tướng, trọng dụng các nhân tài, ông còn thực hiện cải cách chính trị, chỉnh đốn nội bộ, sửa đổi cơ cấu thống trị, trong kinh tế cũng rất tiết kiệm, đưa nước Triệu ngày một hưng thịnh.

Năm 387 TCN, Triệu Tịch bịốm chết, mai táng ở đâu không rõ.

9. Triệu Vũ Linh Vương

Tên của ông ta là Triệu Ung (? TCN – 311 TCN), là con trai của Triệu Túc Chư. Vào năm 326 TCN, Triệu Túc Chư bị bệnh chết, ông ta lên kế vị. Ông ta trị vì được 27 năm.

Trong những năm trị vì Triệu Ung cho cải cách quân sự, thay đổi phục trang, huấn luyện binh lính cách cưỡi ngựa bắn tên, thiết lập được một đội kị binh hùng mạnh dũng cảm, diệt vong nước Trung Sơn, đánh hạ nền chính quyền của dân tộc thiểu số ở phương Bắc… Triệu Ung đưa nước Triệu trở thành một quốc gia hùng mạnh.

Vốn dĩ, Triệu Ung định lập con trưởng là Triệu Chương làm thái tử, nhưng về sau ông ta sủng ái mĩ nữ Mãnh Diêu, và Mãnh Diêu sinh được người con tên là Triệu Hà. Nên vào năm 299 TCN, Triệu Ung tự xưng là “Vương phụ” (bố của vua). Sau khi Mãnh Diêu chết, Triệu Ung đã chia đôi nước Triệu, chia cho Triệu Chương và Triệu Hà do vậy đã gây ra cuộc tranh chấp nội bộ.

Vào năm 295 TCN, chú của Triệu Ung giam giữ Triệu Ung ở Sa Khâu (nay thuộc phía Nam huyện Cự Lộc tỉnh Hà Bắc), không cho Triệu Ung lương thực, Triệu Ung đành phải bắt chim hạc nuôi ở trong cung làm thức ăn sống qua ngày. Cuộc sống cứ kéo dài như vậy được hơn 3 tháng thì cạn kiệt lương thực, cuối cùng ông ta bị chết đói. Mai táng ở đâu không rõ.

10. Hàn Chiêu Chư

Tên của ông ta là Bất Tường (? TCN – 333 TCN) Con của Hàn Trang Chư. Vào năm 359 Hàn Trang Chư bị ốm chết, Bất Tường lên kế vị. Bất Tường trị vì được 26 năm.

Trong những năm Bất Tường trị vì, tận mắt nhìn thấy các nước chư hầu đều thực hiện cải cách. Bất Tường cho rằng nếu không cải cách thì đất nước sẽ bị diệt vong, vì vậy vào năm 354 TCN, Bất Tường đã cho cải cách nền kinh tế, chính trị, xã hội, đề cao pháp luật, chú trọng nông nghiệp. Qua một thời gian cải cách, cuối cùng Bất Tường cũng đưa nước Hàn đi lên đủ sức sánh vai với các nước chư hầu khác.

Năm 333 TCN, Hán Chiêu Chư bị bệnh chết, mai táng ở đâu không rõ.

11. Sở Điều Vương

Tên ông ta là Hùng Nghi (? TCN – 381 TCN). là con trai của Sở Thanh Vương. Vào năm 402 TCN ở nước Sở xảy ra bạo động, Sở Thanh Vương bị giết chết, Hùng Nghi lên kế vị. Hùng Nghi trị vì được 21 năm.

Trong thời gian Hùng Nghi lên trị vì: ông bị sức ép từ bên ngoài và bên trong, bên ngoài thì bị Hàn, Triệu, Ngụy chèn ép, bên trong thì các quý tộc làm loạn, tài chính cạn kiệt, quân đội suy yếu. Hùng Nghi quyết định cải cách, ông trọng dụng nhà quân sự, nhà chính trị nổi tiếng là Ngô Khởi. Ông chỉnh đốn pháp luật, cải thiện tài chính tăng cường lực lượng quân đội, thực hiện chế độ tập quyền trung ương, áp đặt pháp luật mới cho bọn quý tộc cũ. Sau một thời gian cải cách nền kinh tế của nước Triệu đã ổn định, 3 nước Hàn, Ngụy. Triệu cũng không dám tấn công nước Triệu. Nước Sở chuyên đi tấn công các nước khác, ở phía Tây chinh phạt nước Tần, phía Nam đánh chiếm nước Việt, phía Bắc thôn tính nước Trấn, nước Thái và dần trở thành một nước hùng mạnh ở miền Nam.

Năm 381 TCN, nước Sở đang trên đà phát triển thì đột nhiên Hùng Nghi bị bệnh chết, mai táng ở đâu không rõ.

Sau cái chết của Hùng Nghi, bọn quý tộc cũ nổi dậy làm loạn, giết Ngô Khởi, phế bỏ chính quyền mới. Do vậy cuộc cải cách của nước Sở bị thất bại làm cho nước Sở ngày một đi xuống.

12. Sở Hoài Vương

Tên của ông ta là Hùng Hòe (? TCN – 296 TCN) Con của Sở Uy Vương. Vào năm 329 TCN Sở Uy Vương bị ốm chết, Hùng Hoè lên kế vị. Hùng Hoè trị vì được 30 năm.

Trong thời gian Hùng Hoè trị vì đã diệt vong nước Việt, lãnh thổ được mở rộng, nhưng ông ta lại hồ đồ ưa phỉnh nịnh nghe lời của gian thần bác bỏ chủ trương cải cách của Khuất Nguyên. Do vậy nền kinh tế, chính trị tổn hại nghiêm trọng. Bị nước Tần và nước Tề đánh bại.

Năm 299 TCN bị vua Tần giam giữ, ông ta tìm cách chạy trốn nhưng không thành công. Do vậy sinh ra ưu tư phiền muộn và chết vào năm 296 TCN. Mai táng ở đâu không rõ.

Hùng Hoè trong sử gọi là Sở Hoài Vương.

13. Tần Hiếu Công

Tên của ông ta là Doanh Cừ Lương (381 TCN – 338 TCN) là con của Tần Hiến Công. Vào năm 362 TCN, Tần Hiến Công ốm chết, Doanh Cừ Lương lên kế vị. Doanh Cừ Lương trị vì 24 năm.

Trong những năm trị vì, ông ta quyết định làm cho dân giàu nước mạnh. Do đó, vào năm 359 TCN ông bãi bỏ chế độ canh điền, cho phép dân chúng tự do buôn bán, khuyến khích cày ruộng dệt vải, xây dựng huyện lị, dời đô về Hàm Dương. Sau khi thay đổi nền pháp chế phế bỏ chế độ cũ, kinh tế phong kiến ngày một phát triển, nước Tần dần dần trở thành một quốc gia mạnh nhất trong 7 nước thời Chiến Quốc, để làm cơ sở về sau này diệt vong 6 nước kia thống nhất thiên hạ.

Năm 338 TCN, ông ta bị ốm chết. thọ 44 tuổi, mai táng ở đâu không rõ.

14. Tần Chiêu Vương

Tên của ông ta là Doanh Tắc (324 TCN – 251 TCN) con của Tần Huệ Vương, em trai của Tần Vũ Vương. Doanh Tắc bị bắt làm con tin ở nước Yên, năm 307 Tần Vũ Vương chết, ông ta lên kế vị, ông ta trị vì 56 năm.

Thời gian đầu Doanh Tắc lên ngôi do thái hậu chấp chính, bà ta rất trọng dụng Sư Lý Tật (một người trong tầng lớp quý tộc cũ) với ý đồ phế bỏ luật pháp mới, khôi phục chế độ cũ.

Năm 266 TCN, Doanh Tắc chính thức lên nắm chính quyền, ông cho Phạm Duy làm tể tướng, sử dụng chiến lược “kết giao với các chư hầu ở phương xa còn tấn công các nước chư hầu ở gần”, chiến lược này do tể tướng Phạm Duy vạch ra. Trong những năm trị vì lấy được đất đai của nước Ngụy và liên kết với các nước đánh Tề, chiếm được đô thành của nước Sở, và đánh bại quân Triệu trong trận chiến ở Trường Bình. Tất cả những điều đó sẽ là điều kiện tốt để thống nhất Trung Quốc.

Năm 251 TCN, Doanh Tắc ốm chết, thọ 74 tuổi, mai táng ở Sài Dương (nay thuộc phía Đông huyện Trường An tỉnh Thiểm Tây).

Trong sử sách gọi Doanh Tắc là Tần Chiêu Vương hay còn gọi là Tần Chiêu Tương Vương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Những quốc quân quan trọng trong 7 nước ở thời chiến quốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/nhung-quoc-quan-quan-trong-trong-7-nuoc-o-thoi-chien-quoc/feed/ 0