Lưỡng Hà Cổ đại - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/luong-ha-co-dai/ Tổng hợp ngày nghỉ lễ âm lịch, dương lịch và sự kiện trong năm Thu, 18 Jul 2024 10:03:41 +0000 vi hourly 1 https://ngaydacbiet.com/wp-content/uploads/2024/07/cropped-000777066-r503366006-1-32x32.webp Lưỡng Hà Cổ đại - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/luong-ha-co-dai/ 32 32 Chữ viết hình nêm https://ngaydacbiet.com/chu-viet-hinh-nem/ https://ngaydacbiet.com/chu-viet-hinh-nem/#respond Fri, 16 Jul 2021 22:17:30 +0000 https://ngaydacbiet.com/chu-viet-hinh-nem/ Đồng thời với nền văn minh Cổ Ai Cập phát triển cao độ ở bên dòng sông Nin, lưu vực Lưỡng Hà cổ đại (Irắc ngày nay) cũng là một cái nôi khác của nền văn minh thế giới. Lưỡng Hà, tên gọi khu vực có hai con sông, một sông là Ơphrát một sông […]

Bài viết Chữ viết hình nêm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Đồng thời với nền văn minh Cổ Ai Cập phát triển cao độ ở bên dòng sông Nin, lưu vực Lưỡng Hà cổ đại (Irắc ngày nay) cũng là một cái nôi khác của nền văn minh thế giới.

Lưỡng Hà, tên gọi khu vực có hai con sông, một sông là Ơphrát một sông là Tigrơ, đều bắt nguồn từ vùng núi rừng Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay vòng sang hướng Đông-Nam cùng chảy ra vịnh Ba Tư. Vùng đất ven hai dòng sông này, đất đai mầu mỡ, nguồn nước phong phú rất thích hợp với việc sản xuất nông nghiệp. Từ 4000 năm trước Công nguyên, người Sumer là Cư dân chính ở vùng Nam bộ lưu vực Lưỡng Hà đã dần dần xây dựng nên quốc gia chiếm hữu nô lệ cổ đại ở đây, sáng tạo ra nền văn hóa Sumer phong phú rực rỡ.

Dưới đây ta chỉ nói tới việc người Sumer đã sáng tạo và sử dụng chữ viết như thế nào.

Trong trường học ở Sumer cổ đại, thường thấy các học trò dùng những ”chiếc bút” làm bằng thân cây sậy hoặc cành cây vót đầu nhọn thành hình tam giác đang tập viết chữ bằng cách vạch ra các nét trên bảng đất sét.

Học trò đọc ”sách” cũng là đọc trên những tấm bảng đất sét. Mỗi bảng đất sét nặng khoảng 1 kg, một cuốn sách 50 trang nặng đến 50 kg. Loại sách này được sắp xếp có quy tắc trên những giá gỗ chế tạo đặc biệt. Học trò cần học trang đất sét nào thì lấy từ trên giá gỗ xuống trang đó, học xong lại đem xếp về chỗ cũ.

Trên bảng đất sét dùng sợi chỉ nhỏ vạch ra thành từng dòng. Chữ viết thành hàng ngang từ trái sang phải. Mỗi một nét chữ đều từ to đến nhỏ giống như các góc nhọn hay các đỉnh nhọn nên người ta gọi là ”chứ hình góc nhọn” hay ”chữ hình nêm” (cunéiforme). Đây là thứ chữ cổ ở lưu vực Lưỡng Hà.

– Thưa thầy, trang sách này con xem không hiểu, viết như thế nào đây? Một học sinh lễ phép hỏi.

Thầy giáo là một người trung niên khoảng trên dưới 40 tuổi, dáng thấp nhỏ nhưng tráng kiện, mặt tròn trán hơi ngắn, râu tóc đều cạo nhẵn. Ông thong thả đi tới nhìn xem rồi cười nói:

– Ồ, đây là chữ Sumer cổ nhất, cách viết không giống như chúng ta hiện nay. Con hãy xoay ngang lại để đọc, xem có được không?

Cậu học trò xoay ngang tấm bảng đất sét lại, vừa nhìn đã sung sướng nói:

– Chà, đúng là những chữ như vậy thôi!

Thì ra chữ hình nêm xưa nhất viết từ trên xuống dước, từ phải sang trái. Sau thấy viết như vậy không thuận tiện liền xoay ngang tấm bảng 90 độ, chuyển viết thành hàng ngang từ trái sang phải.

Chữ hình nêm là phát minh của người Sumer. Ngay từ 4000 năm trước Công nguyên, cùng với việc khai phá lưu vực Lưỡng Hà, họ đã sáng tạo ra thứ chữ viết này. Đầu tiên đây là loại chữ tượng hình, khi cần phải biểu đạt ý nghĩa phức tạp thì ghép hai phù hiệu với nhau. Ví dụ ghép ”bò” với ”núi” thì thành bò rừng; ”mắt” ghép thêm với ”nước” thì thành ”khóc” v.v… Cùng với việc dùng chữ phổ biến, một phù hiệu lại mang nhiều loại ý nghĩa. Ví dụ chữ ”chân” còn chỉ ý ”đi lại”, ”đứng thẳng” v.v.. . Sau cùng mỗi phù hiệu lại dứt khoát biểu thị một thanh âm. Ví như ”mũi tên” và ”sinh mệnh” trong tiếng Sumer là từ đồng âm nên biểu thị bằng một phù hiệu.

Thưa thầy, trang sách này con đã chép xong – Một học sinh khác rất lễ phép nói.

– Tốt lắm, con hãy đem phơi bảng đất sét ra ngoài nắng, sau đó đem nung cứng trên lửa, con sẽ có một trang sách đẹp.

Thầy giáo xem xét cẩn thận rồi khuyến khích nói:

– Sau này con nhất định trở thành một viên thư lại tốt.

Trường học của người Sumer chủ yếu dạy sách sử, học sinh đều là con em quý tộc Trường thường được đặt trong các đền miếu.

Chữ hình nêm sau được truyền sang nhiều nơi ở Tây Á, đóng góp lớn lao vào nền văn minh của loài người. Năm 2007 trước Công nguyên, vương triều cuối cùng của người Sumer suy vong, vương quốc Babylon đã kế thừa phần di sản văn hóa này và phát triển lên càng lớn lao hơn.

Bài viết Chữ viết hình nêm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/chu-viet-hinh-nem/feed/ 0
Bộ luật khắc trên cột đá https://ngaydacbiet.com/bo-luat-khac-tren-cot-da/ https://ngaydacbiet.com/bo-luat-khac-tren-cot-da/#respond Fri, 16 Jul 2021 22:01:28 +0000 https://ngaydacbiet.com/bo-luat-khac-tren-cot-da/ Năm 1901, một đội khảo cổ Pháp có người Iran tham gia đã tìm thấy ở di chỉ thành cổ Sudơ nước Iran một cây cột lớn bằng đá huyền vũ đen. Cây cột đá này đã bị vỡ thành ba đoạn nhưng chắp lại vẫn còn hoàn chỉnh. Cột đá cao 2,5 m chu […]

Bài viết Bộ luật khắc trên cột đá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Năm 1901, một đội khảo cổ Pháp có người Iran tham gia đã tìm thấy ở di chỉ thành cổ Sudơ nước Iran một cây cột lớn bằng đá huyền vũ đen. Cây cột đá này đã bị vỡ thành ba đoạn nhưng chắp lại vẫn còn hoàn chỉnh. Cột đá cao 2,5 m chu vi khoảng 1,5m. Trên đỉnh cột khắc chạm nổi tượng hai người. Một người ngồi, tay phải cầm một cây gậy ngắn, một người đứng chắp tay cung kính như đang làm lễ triều bái. Phía dưới cột đá khắc rất nhiều chữ có hình đầu mũi tên hoặc đầu đinh. Sau này qua khảo chứng mới biết đó không phải là chữ cổ của Iran – chữ Ba Tư, mà là chữ hình nêm do người Sume sáng tạo ra từ năm sáu nghìn năm trước Công nguyên sau được người Babylon sử dụng rộng rãi. Rõ ràng đây là một thứ chiến lợi phẩm mà người Ba Tư cổ đại sau khi chinh phục được Babylon đã chuyển vận cây cột đá lớn này từ nghìn dặm xa xôi mang về Iran.

Các nhà khảo cổ đã khảo sát tỉ mỉ chữ viết trên cây cột đá. Thì ra toàn bộ là một ”bộ luật” thành văn gồm tất cả 282 điều do Quốc vương Hammurabi của Vương quốc Cổ Babylon thế kỷ XVIII trước Công nguyên ban bố. Tượng chạm nổi hai người trên cột đá, người ngồi là Thần Mặt Trời Samat, người đứng chính là Hammurabi. Bức chạm nổi này tượng trưng cho việc Hammurabi tiếp nhận quyền thực thi pháp luật từ nơi Thần Mặt Trời để cai trị con người nơi trần thế. Còn cây gậy ngắn trong tay Thần Mặt Trời được gọi là ”quyền trượng” là tiêu chí cho quyền lực thống trị. Hammurabi là một Quốc vương trong thời kỳ cường thịnh nhất của Vương quốc Cổ Babylon. Ông đã thống nhất lưu vực Lưỡng Hà, tự xưng là ”Vua của bốn phương vũ trụ”.

Ngày nay, khi đọc những điều khoản của ”bộ luật”, tưởng như chúng ta đã trở lại lưu vực Lưỡng Hà hơn 3700 năm trước…

Dưới ánh nắng chói chang, thành Babylon bên bờ sông Ơphrát thật là ồn ào náo nhiệt. Cát bụi bay từng đám trên mặt đất, những hạt bụi xám bịt kín lỗ mũi mọi người, khiến họ cảm thấy nóng bức ngột ngạt, môi miệng như muốn nứt nẻ ra. Nhưng mọi người vẫn đội nắng nóng tiến bước, đi thẳng tới một ngôi nhà lớn chung quanh trồng cây chà là. Thì ra hôm nay quan tòa mở phiên tòa để xét xử các vụ án.

Một người béo tốt tai to mặt lớn đứng ra tố cáo:

– Bẩm quan tòa, nó mượn tiền của tôi đến nay vẫn không chịu trả, xin ngài minh xét:

Một người gầy như que củi trả lời:

– Bẩm quan tòa, không phải là tôi không trả, chỉ vì vợ tôi mắc bệnh lâu ngày, tiêu tốn nhiều tiền, trong chốc lát không hoàn trả kịp, xin ngài khoan thứ cho mấy ngày.

Quan tòa khoan thai phẩy tay nói:

– Đừng có làm ồn? Ta hỏi các ngươi, kỳ hạn trả tiền đã đến chưa?

Lão béo ưỡn bụng nói:

– Thưa đã quá ba ngày.

Người gầy khẩn khoản xin:

– Chỉ mới quá ba ngày, tháng sau tôi nhất định sẽ trả hết.

Quan tòa chậm rãi hỏi:

– Vợ nhà ngươi đã khỏi bệnh chưa?

Người gầy trả lời:

– Khỏi rồi, khỏi rồi.

– Con lớn nhất của nhà ngươi bao nhiêu tuổi?

Người gầy có chút sợ hãi:

– Thưa, 17. . . hãy còn nhỏ, vừa mới sang tuổi 17.

Quan tòa đập tay xuống bàn, đứng lên:

– Bây giờ ta tuyên án!

Người béo và người gầy đều cung kính đứng lên nghe phán xét:

– Căn cứ vào “bộ luật” do Quốc vương Hammurabi ban bố, điều 117 quy định, vay nợ đến kỳ hạn không trả thì chủ nợ được bắt vợ và con của con nợ gồm hai người đến làm nô lệ ba năm trong nhà chủ nợ, đến năm thứ tư được trả lại tự do!

Người béo sung sướng cười thành tiếng. Người gầy quỳ xuống đất khóc lóc van xin:

Bẩm quan tòa xin ngài thương cho, tháng sau tôi sẽ trả hết!

Quan tòa tức giận quát to:

– Cút ngay!

Hai người bước ra khỏi tòa pháp đình. Mọi người vẫn còn nghe văng vẳng tiếng khóc than của người gầy.
Lát sau, một người thân thể cường tráng đẩy một người khắp mình bị trói tiến vào. Chàng trai đó bẩm báo

– Thưa ngài, tôi bắt được một tên nô lệ bỏ trốn.

Quan tòa nghiêng đầu nói với viên quan lại ngôi bên cạnh:

– Ông kiểm tra xem!

Viên quan lại rời khỏi chỗ ngồi, bước tới trước mặt người bị trói, đưa tay lột chiếc mũ trên đầu anh ta, trên trán lộ rõ dấu ấn nung hình tròn.

Viên quan lại bẩm báo với quan tòa:

Tên này có dấu ấn nung, đúng là một tên nô lệ!

Quan tòa chậm chạp đứng dậy:

– Căn cứ vào ”bộ luật” do Quốc vương Hammurabi ban bố, điều 17 quy định, nô lệ bị bắt sẽ trao về cho chủ cũ, dân tự do mà bắt được nô lệ bỏ trốn tất có thưởng. Được, thưởng cho anh ta hai sacơlat!

”Sacơlat” là đơn vị bạc trắng, lúc đó một sacơlát bạc trắng có thể mua được 120 lít đại mạch hoặc 2 lít dầu thực vật hạng nhất.

Viên quan bước lên phía trước kéo tên nô lệ bỏ trốn, chẳng dè bị hắn xô cho một cái. Người nô lệ tuy hai tay bị trói chặt, nhưng ngọn lửa tức giận trong anh ta thì không gì trói buộc được. Anh trợn tròn đôi mắt không kìm được giận dữ nói:

– Đây là thứ pháp luật gì vậy.

Quan tòa rít lên một tiếng:

– Dẫn nó đi!

Lại có hai người bước vào tòa án mà vẫn cãi nhau. Một người thấp lùn tố cáo với quan tòa:

– Thưa ngài quan tòa, ông ta đánh tên nô lệ của nhà tôi làm mù một con mắt, tôi đòi ông ta phải bồi thường.

Một người cao dỏng phản bác:

– Thưa ngài quan tòa, tôi bằng lòng bồi thường một nửa giá tiền tên nô lệ nhưng ông ấy không chịu, còn muốn bắt vạ tôi.

Người thấp lùn nói thêm:

– Thưa ngài, làm mù mắt một con bò phải bồi thường một nửa giá tiền huống hồ ông ta lại làm mù mát một con người! Ông ta phải bồi thường toàn bộ số tiền mới đúng, nếu không tri quá Chịu thiệt thòi

– Hỗn láo? – Vị quan tòa quát lên. Nhà ngươi muốn ăn vạ hử? Căn cứ vào ”bộ luật, do Quốc vương Hammurabi ban bố, điều 199 và điều 247 quy định làm mù mắt nô lệ và làm mù mắt một con bò cày phải xử lý như nhau. Các người chỉ làm phiền cho ta!

Người cao và người thấp vừa đi khỏi thì có hai ông già đi đến. Một người chống gậy, một người để râu dài.

Ông già chống gậy chỉ ông già râu dài nói:

– Ông ta có âm mưu giết hại tôi, xin quan tòa minh xét!

Ông già râu dài biện bạch:

– Không hề có chuyện đó.

– Thôi, thôi – Quan tòa cảm thấy mỏi mệt, quay đầu nói với viên quan lại ngồi bên cạnh. Ông lôi họ ra bờ sông. Căn cứ vào ”bộ luật” do Quốc vương Hammurabi ban bố, điều 2 quy định, đem bị cáo đẩy xuống sông. Nếu lão chìm, chứng tỏ lão có âm mưu giết người, tài sản phải tịch thu, phân chia cho nguyên cáo. Nếu lão nổi lên, chứng tỏ lão không có âm mưu giết người thì tuyên bố vô tội.

– Làm thế sao được? Đẩy tôi xuống sông chẳng phải là muốn dìm chết tôi sao?

Ông già râu dài vừa bực tức vừa lo lắng bội phần.

– Chấp hành! Quan tòa đập bàn, quát lên.

Viên quan lôi ông già đi, ông già kia cũng đi theo.

– Một người đứng xem, bất bình nói:

– Phán quyết kiểu gì vậy?

Một người đứng xem khác càng tức giận nói:

Không đi điều tra lại để cho dòng sông phán xử ư?

Quan tòa đứng dậy, nghiêm sắc mặt nói to:

– Các ngươi tạo phản hả? Ta hoàn toàn giải quyết căn cứ theo ”bộ luật” của Quốc vương, các người còn dám bàn cãi ư?

Rồi ông vẫy tay với các quan lại chung quanh, nói lớn:

– Phiên tòa kết thúc?

Mọi người ồn ào, giải tán.

Bộ luật Hammurabi là bộ luật thành văn đầy đủ đầu tiên của xã hội có giai cấp ở lưu vực Lưỡng Hà, nội dung bao gồm thủ tục tố tụng, xử lý trộm cắp, quan hệ địa tô, của cải, kế thừa di sản, nô lệ, hôn nhân, quan hệ buôn bán, vay nợ v.v. . .

Cột trụ đá ghi chép bộ luật Hammurabi của Babylon cổ đại hiện đang được lưu giữ tại Viện bảo tàng Luvrơ ở Pari, thủ đô nước Pháp.

Bài viết Bộ luật khắc trên cột đá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/bo-luat-khac-tren-cot-da/feed/ 0
Âm lịch và tuần lễ https://ngaydacbiet.com/am-lich-va-tuan-le/ https://ngaydacbiet.com/am-lich-va-tuan-le/#respond Fri, 16 Jul 2021 21:55:31 +0000 https://ngaydacbiet.com/am-lich-va-tuan-le/ Dương lịch sớm nhất do người Ai Cập phát minh, còn âm lịch sớm nhất lại do người Babylon cổ đại phát minh. Nói về âm lịch của người Babylon, từng có một câu chuyện như thế này. Trên đường cái quan ở Vương quốc Babylon, một cỗ xe ngựa bốn bánh đang phóng như […]

Bài viết Âm lịch và tuần lễ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Dương lịch sớm nhất do người Ai Cập phát minh, còn âm lịch sớm nhất lại do người Babylon cổ đại phát minh.
Nói về âm lịch của người Babylon, từng có một câu chuyện như thế này.

Trên đường cái quan ở Vương quốc Babylon, một cỗ xe ngựa bốn bánh đang phóng như bay, hai con tuấn mã đầm đìa mồ hôi miệng phun bọt trắng. Đây chính là cỗ xe truyền đạt thánh chỉ của ”Vua của bốn phương vũ trụ”, người đi trên đường trông thấy đều vội vàng tránh xa.

Thành Babylon, kinh đô của vương quốc Babylon khi đó là một đô thị lớn phồn vinh tầm cỡ thế giới, từ đây có những đường cái lớn tỏa đi bốn phương tám hướng.

Cỗ xe ngựa từ kinh đô chạy thẳng tới thành Lacsa, dừng lại trước cửa phủ Tổng đốc, Sứ giả hai tay bê tảng đất sét hình tròn dẹt tiến vào trong dinh.

– Thánh chỉ của Quốc vương Babylon tới!

Đám vệ binh ở phủ Tổng đốc vừa nhìn thấy mâm đất sét tròn lập tức cúi gập người xuống hô lớn. Quan Tổng đốc từ trong nhà chạy vội ra, hai tay đỡ lấy mâm đất sét, đập nhè nhẹ vào. Từng mảng đất khô rơi xuống đất, cuối cùng lộ ra một bảng đất nung. Bảng đất nung này hình bốn cạnh những bốn góc lượn tròn, trên đó chia thành ba cột bên trái, ở giữa và bên phải, lần lượt khắc lên từng hàng từng hàng chữ hình nêm. Bảng đất sét này chính là thánh chỉ – bản mệnh lệnh của Quốc vương gửi cho quan Tổng đốc, còn lớp đất khô bọc ngoài chính là phong bì vậy.

Quan Tổng đốc thận trọng đọc thánh chỉ, nhưng xem một hồi lâu chỉ lắc đầu. Ông đưa tay nắn bím tóc trên đầu rồi vuốt bím tóc ở hai bên mặt, lại xoa xoa chòm râu bên dưới cằm, rút cục vẫn lắc đầu. Các quý tộc Babylon cổ đại thường bện râu tóc thành từng bím để tỏ sự tôn nghiêm và vẻ đẹp nam tính. Trên mỗi bím tóc đều bôi dầu thơm, tỏa hương thơm thoang thoảng.

– Ý của Quốc vương là…

Quan Tổng đốc xem không hiểu nội dung thánh chỉ, đành hỏi sứ giả.

Sứ giả nghiêm trang trả lời:

– Thưa ngài Tổng đốc, thánh chỉ của Quốc vương tôi không được phép xem.
Quan Tổng đốc buộc phải cho mời thư ký và cố vấn của mình đến để làm rõ nội dung thánh chỉ. Bảy tám người bàn tán hồi lâu rồi cũng tỏ tường bèn bẩm báo lại với quan Tổng đốc.

Toàn văn thánh chỉ như sau: ”Tuân theo chỉ dụ của Quốc vương Hammurabi, vì trong năm nay số ngày trong năm không đủ nên gọi tháng vừa bắt đầu là tháng Êrôn thứ hai. Việc thu thuế ở Babylon nguyên định vào ngày 25 tháng Trưsiri nay đổi lại phải giao nộp vào ngày 25 tháng Êrôn thứ hai”.

”Ngày trong năm” vì sao lại ”không đủ”?

”Tháng Êrôn” là tháng 6 của Babylon, ”tháng Trưsiri” là tháng 7, vì sao lại phải thêm vào giữa hai tháng đó một ”tháng Êrôn thứ hai”?

Người Babylon dựa vào sự quan sát quy luật trăng tròn trăng khuyết mà định ra Âm lịch. Một năm chia làm 12 tháng, mỗi tháng bắt đầu vào ngày trăng vừa nhú lưỡi liềm, ngày trăng tròn nhất là giữa tháng, ngày mặt trăng lại trở lại lưỡi liềm mỏng nhất là hết một tháng. Như vậy có 6 tháng mỗi tháng 30 ngày, có 6 tháng mỗi tháng 29 ngày. Nhưng ta biết rằng, một năm có 365 ngày. 12 tháng Âm lịch cộng Lại chỉ có 354 ngày, qua hai ba năm thì sai mất 1 tháng. Đó chính là ”ngày trong năm không đủ”.

Làm sao để giải quyết mâu thuẫn này?

Thế là qua hai năm hoặc ba năm phải thêm một ”tháng nhuận”, tức một năm có 13 tháng. Giữa tháng 6 và tháng 7 năm nay phải thêm một tháng, đó chính là ”tháng Êrôn thứ hai”.

Thế là đã rõ ràng nội dung đạo thánh chỉ này có hai điểm: thứ nhất nói rằng năm nay phải thêm một tháng nhuận, đó là thông tri về mặt lịch pháp. Thứ hai nói rằng việc thu thuế khóa cũng phải tăng thêm một tháng có nghĩa là sau khi nộp thuế tháng 6 không được chờ đến tháng 7 mới thu, mà ngay trong tháng 6 ”thứ hai” này vẫn thu một lần nữa. Có thể thấy điều quan tâm nhất của ông ”vua của bốn phương vũ trụ” vẫn là tiền.

Cổ Babylon chẳng những nhà nước quy định lịch pháp, mà còn lấy tên bảy thiên thể Mặt trời, Mặt Trăng, sao Hỏa, sao Thủy, sao Mộc, sao Kim, sao Thổ để đạt tên cho bẩy ngày trong tuần. Cái gọi là ”tuần lễ” tức là ngày lễ các thiên thể trong tuần. Ngày lễ Mặt trời là ngày Chủ Nhật, ngày Mặt trăng là Thứ Hai, ngày sao Hỏa là Thứ Ba, ngày sao Thủy là Thứ Tư, ngày sao Mộc là Thứ Năm, ngày sao Kim là Thứ Sáu, ngày sao Thổ là Thứ Bảy – Đó chính là nguồn gốc sớm nhất của một tuần bẩy ngày mà hiện nay vẫn thông dụng trên thế giới. Ngoài ra người Babylon còn chia một ngày thành 24 giờ, mỗi giờ 60 phút. Cách phân chia ngày đêm và thời gian kiểu đó vẫn còn được bảo tồn đến tận ngày nay.

Bài viết Âm lịch và tuần lễ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/am-lich-va-tuan-le/feed/ 0
Anh hùng và cỏ tiên https://ngaydacbiet.com/anh-hung-va-co-tien/ https://ngaydacbiet.com/anh-hung-va-co-tien/#respond Fri, 16 Jul 2021 21:41:30 +0000 https://ngaydacbiet.com/anh-hung-va-co-tien/ Lưu vực Lưỡng Hà cổ đại có một nền văn học rất phong phú. Trong đó nổi tiếng nhất là ”Sử thi Gigamét”. Nó đã sớm được lưu truyền trong người Sume từ hơn 4000 năm trước, qua hàng ngàn năm thêm bớt, sửa chữa, cuối cùng đã được ghi lại được hình thức chữ […]

Bài viết Anh hùng và cỏ tiên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Lưu vực Lưỡng Hà cổ đại có một nền văn học rất phong phú. Trong đó nổi tiếng nhất là ”Sử thi Gigamét”. Nó đã sớm được lưu truyền trong người Sume từ hơn 4000 năm trước, qua hàng ngàn năm thêm bớt, sửa chữa, cuối cùng đã được ghi lại được hình thức chữ viết ở thời kỳ Vương quốc Cổ Babylon thế kỷ XX đến thế kỷ XVII tr. CN).

Trong truyền thuyết, Gigamet là một hiệp sĩ ở thành Uruc Cổ đại (nay thuộc Nam bộ Irắc). Chàng có sức lực hơn người nhưng đi đến đâu cũng gây ra tai họa khiến cư dân thành Uruc không yên. Các thần tiên trời biết được việc này liền phái một người hào kiệt dũng mãnh xuống trần, giải cứu nhân dân.

Chàng hào kiệt tên là Angitô, sinh trưởng trên thảo nguyên, từ nhỏ đã ở chung cùng với thú rừng. Chàng lòng dạ thiện lương, luôn giúp đỡ thú rừng chạy thoát khỏi những lần săn bắt của đám người đi săn. Sau này, chàng đến cư trú ở một thôn làng của người chăn nuôi, lại bảo vệ đàn gia súc không bị dã thú xâm hại. Khi nghe thấy chuyện về Gigamet, chàng quyết định tìm đến để cùng Gigamet giao đấu.

Angitô và Gigamet đánh nhau một hồi lâu, không ai thắng nổi ai. Quả là anh hùng trọng hào kiệt, hào kiệt tiếc anh hùng, hai người từ đó kết thành bạn thân, quyết tâm cùng nhau mang lại phúc lành cho trăm họ ở Uruc. Họ đã đánh chết con sư tử hại người, diệt trừ nhiều con vật hung dữ.

Trên giải bình nguyên cạnh thành Uruc, khí hậu khô cằn, cỏ cây rất hiếm. Dân chúng muốn làm nhà nhưng không có gỗ. Gigamet bèn hẹn với Angitô cùng đi vào rừng sâu chặt gỗ. Nhưng trong rừng sâu có một yêu quái canh giữ, không cho họ vào. Trong một trận giao đấu đầy gian nguy, Gigamet đã giết chết yêu quái như vậy lại trừ bỏ được một tai họa cho dân Uruc.

Trên đường trở về lại gặp một chuyện lạ

Bỗng nhiên từ trên trời giáng hạ một nữ thần. Nàng nhẹ nhàng yểu điệu đi đến bên người Gigamet, nàng rất yêu người anh hùng nơi trần thế này. Nàng chắn đường Gigamet:

– Chàng ơi, chàng nhìn xem em có đẹp không?

– Nàng đi đi! – Gigamet tức giận nói. Chàng biết nữ thần này có ý không tốt.

– Chàng lấy em đi, chàng sẽ mãi mãi được hưởng vinh hoa phú quý.

– Hãy đi đi!

– Chàng không nhận lời ta, ta sẽ làm cho trăm họ toàn thành Uruc phải khổ sở!

– Nàng đi đi?

Nữ thần cảm thấy bị sỉ nhục, giận dữ bay về trời, bàn bạc với các thần khác rồi quyết định phái một con ngưu tinh hung ác xuống thành Uruc. Con ngưu tinh này biết phun lửa, nó chỉ há rộng miệng phun ra một luồng lửa là có thể thiêu chết mấy trăm người. Nhưng khi nó xuống trần gian liền bị ngay Gigamet và Angitô hai người đánh đòn đau. Nữ thần biết tin này liền vội vàng dẫn theo nhiều nữ tiên đồng xuống cứu nó, chẳng ngờ con ngưu tinh này đã bị đánh chết. Hiệp sĩ Gigamet và hào kiệt Angitô lại vì nhân dân trừ bỏ được một tai họa.

Độc kế của nữ thần thất bại, chỉ còn biết đau đớn khóc than ở ngoài thành Uruc. Angitô vô tình chế giễu nàng, cầm cái chân ngưu tinh bị chặt rời, vung tay ném vào mặt nữ thần. Mặt nữ thần dính đầy máu.

– Ha ha! – Angitô cười nói, nàng nghe đây, nếu nàng bị ta bắt được, ta cũng sẽ thu nhặt nàng như vậy.

Nữ thần tức giận, biến sắc mặt.

Rồi Angitô lại mổ bụng ngưu tinh, lôi ruột nó ra. Bộ ruột rất dài rất dài, trông giống như một cuộn dây thừng vừa dài vừa thô.

– Ha ha? – Angitô lại cười lớn nói – Nàng lại đây, ta mà bắt được nàng, ta sẽ dùng ruột của ngưu tinh trói nàng lại.
Nữ thần tức giận run người, dẫn theo đám đồ đệ bay về trời. Nữ thần tố cáo với các vị thần về hành vi khinh nhờn thần tiên của Angitô. Các vị thần nhất trí quyết định phải xử tử Angitô.

Từ đó Angitô mắc bệnh nặng, trong cơn ốm đau còn bị các thần làm ra những cơn ác mộng dày vò chàng. Mặt chàng biến thành màu đen, mắt không mở ra được, tai cũng không nghe thấy gì, có vẻ như sắp chết đến nơi. Gigamet ngồi trông coi bên cạnh, đưa tay sờ lên ngực Angitô, thấy tim đã ngừng đập. Chàng hào kiệt Angitô trừ hại cho dân đã qua đời. Hiệp sĩ Gigamet tuôn trào nước mắt, phục lên mình người bạn tốt, kêu gào khóc lóc.

– Vì sao con người lại phải chết? – Gigamet đau đớn hét to.

Sau khi chôn cất người bạn chiến đấu, hiệp sĩ quyết tâm đi tìm Thần tiên Lão tổ – người duy nhất không bị nạn hồng thủy đìm chết, sau trở thành vị thủ lĩnh các thần.

Khi mọi người nhìn thấy Gigamet chạy như điên trên sa mạc liền nói to can ngăn chàng:

– Gigamet, chàng không tìm được Thần tiên Lão tổ đâu. Đừng đi nữa!

Gigamet chẳng quay đầu lại, nói:

Ta không sợ gì hết!

Một con tinh bọ cạp to lớn lao đến, giương ra những móng vuốt độc. Gigamet khéo léo lách qua. Trước mặt không có đường đi, Gigamet chui xuống đường hầm dưới đất tiếp tục cuộc hành trình.

Một vị thần ở trên trời can ngăn chàng:

– Gigamet, chàng không tìm được Thần tiên Lão tổ đâu? Đừng đi nữa!

– Ta không sợ gì hết!

Gigamet vẫn điềm nhiên chạy về phía trước.

Trước mặt là vùng nước chết. Một biển lớn mênh mông không bờ không bến, ai rơi xuống đây là bị chết liền. Gigamet thuyết phục được người lái thuyền cùng chèo thuyền đi, cuối cùng đã đến được hòn đảo Hạnh Phúc – nơi ở của Thần tiên Lão tổ.

– Thưa Thần tiên Lão tổ tôn kính, con người có thể mãi mãi bất tử không? – Hiệp sĩ Gigmet hỏi.

– Người có nhìn thấy ngôi nhà nào mãi mãi không bao giờ đổ nát? Ngươi có thấy anh em nhà ai mãi mãi không bao giờ chia lìa? Trời đã định rằng mỗi một người đều phải chết. Người ngủ say và người chết có gì khác nhau đâu?

– Vì sao Người có thể trở thành vị thần trường sinh bất lão?

Hồi đó, các thần muốn hủy diệt loài người liền làm cho nạn hồng thủy dâng tràn. May mắn có một vị thần tốt bụng tiết lộ cho ta biết một điều bí mật.

– Vậy thì Người có thể cho ta biết điều bí mật để được bất tử mãi mãi không?

– Dưới đáy biển có cây cỏ Thanh xuân, ngươi có thể lặn xuống nước lấy được nó lên thì có thể trường sinh bất lão.

– Ta sẽ đi ngay – Gigamet liền nhảy ngay xuống biển, lặn tới đáy nắm được cỏ Thanh xuân trong tay.

– Ăn loại cỏ này, ngươi có thể vĩnh viễn bất tử.

Lời Thần tiên Lão tổ vẫn văng vẳng bên tai Gigamet, nhưng chàng lại nghĩ tới thành Uruc còn có hàng ngàn vạn người dân lương thiện yêu chuộng hòa bình. Chàng bèn quyết định mang cây cỏ tiên này quay về thành, để cho mọi người đều được trường sinh bất lão.

Chàng hiệp sĩ vừa rảo bước vừa cười nói:

– Ta không thể chỉ nghĩ tới một mình ta, phải cùng với đông đảo anh em chị em cùng chung hưởng hạnh phúc!

Trước mặt là một bãi sa mạc, Gigamet tiếp tục tiến bước. Cuối cùng nhìn thấy, một dòng suối. Lúc này, khắp người chàng là mồ hôi và bụi bặm, chàng liền đặt cỏ tiên bên bờ suối rồi nhảy xuống nước tắm rửa.

Khi chàng tắm rửa xong bước lên bờ thì cây cỏ tiên đã không còn. Chàng lo lắng tìm kiếm mọi chỗ, chợt nhìn thấy một con rắn già ốm yếu đang nhai cây cỏ tiên. Chàng liền lao đến thì chỉ thấy con rắn già đã trút bỏ lớp vỏ xác rắn, trở thành trẻ khỏe trườn đi như bay.

Hiệp sĩ Gigamet buông một tiếng thở dài:

– Thế là rắn có thể lột xác sống mãi còn loài người chúng ta thì chỉ còn biết già yếu rồi chết đi.

Chàng tiếp tục rảo bước về thành Uruc, vì chàng không thể tách rời họ dù chỉ trong phút giây.

Trường ca ”Gigamet” là viên ngọc quý trong kho tàng văn học Cổ Babylon. Người anh hùng trong trường ca có tinh thần chiến đấu kiên cường bao dung, chàng mãi mãi thuộc về nhân dân. Trường ca đã nêu lên một ý nghĩa triết học phổ thông mà sâu sắc: con người tuy phải chết nhưng sự nghiệp của nhân dân là vĩnh hằng. Ý chí cao cả của nhân dân lưu vực Lưỡng Hà đã hóa thân thành nghệ thuật, giáo dục và cổ vũ mọi người trong suốt một thời gian dài.

Bài viết Anh hùng và cỏ tiên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/anh-hung-va-co-tien/feed/ 0
Sự tích vườn treo Babylon – vườn hoa trên không trung https://ngaydacbiet.com/su-tich-vuon-treo-babylon-vuon-hoa-tren-khong-trung/ https://ngaydacbiet.com/su-tich-vuon-treo-babylon-vuon-hoa-tren-khong-trung/#respond Fri, 16 Jul 2021 20:56:05 +0000 https://ngaydacbiet.com/su-tich-vuon-treo-babylon-vuon-hoa-tren-khong-trung/ Mùa hè Babylon thật nóng nực. Ở đây không có núi cao, không có rừng sâu, ánh nắng mặt trời không có gì che chắn, chiếu chói chang xuống mặt đất. Đã lâu không có mưa, gió nóng thổi bay cát bụi, hoa màu trên đồng ruộng bắt đầu khô héo. Nhưng khi mọi người […]

Bài viết Sự tích vườn treo Babylon – vườn hoa trên không trung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Mùa hè Babylon thật nóng nực. Ở đây không có núi cao, không có rừng sâu, ánh nắng mặt trời không có gì che chắn, chiếu chói chang xuống mặt đất. Đã lâu không có mưa, gió nóng thổi bay cát bụi, hoa màu trên đồng ruộng bắt đầu khô héo. Nhưng khi mọi người ngước nhìn lên thành Babylon thì thấy tầng tầng lớp lớp cỏ cây hoa lá trên không trung xanh mướt một màu, xốn xang lòng người. Chuyện gì vậy? Đó chính là công trình kiến trúc vĩ đại thời cổ đại nổi tiếng toàn cầu: Vườn hoa trên không trung hay còn gọi là Vườn treo Babylon.

Vườn hoa trên không trung xây dựng như thế nào?

Năm 614 tr. CN, quân đội Babylonquân đội Međơ từ cao nguyên Iran tới, liên hợp lại với nhau để cùng đánh Atxua. Quân đội Međơ dùng chiến thuật xung phong hạ được thành Atxua. Trên tòa thành đổ nát này, Quốc vương hai nước họp bàn kế lớn, cùng tiến quân tiêu diệt Atxua. Để củng cố đồng minh hữu hảo, Quốc vương hai nước quyết định, Thái tử Babylon đính hôn với công chúa Međơ. Sau này, trải qua hiệp đồng tác chiến giữa hai bên,
cuối cùng vào năm 605 tr. CN đã tiêu diệt được cường quốc quân sự Atxua từng bá chủ ”thế giới”.

Năm 604 tr. CN Lão Quốc vương Babylon Nabôpôlatxa qua đời. Quốc vương mới Nabucôđônôxo lên nối ngôi rồi cử hành hôn lễ, công chúa Međơ, nàng Sêmirat trở thành Vương hậu. Nhưng vị Vương hậu này tới Babylon chỉ thấy một giải bình nguyên trải dài đất vàng, bất giác sinh bệnh tưởng nhớ quê hương. Nàng ngày đêm sầu muộn, nước chẳng thiết uống, cơm chẳng thiết ăn, vốn là một nàng công chúa vô cùng mỹ lệ bây giờ gầy gò như que củi.
Quốc vương Babylon lo lắng. Cao nguyên Iran là quê hương của Vương hậu. Ở đấy núi non nhấp nhô, rừng sâu đầy đặc. Nhưng ở Babylon này một tảng đá cũng tìm không ra. Làm thế nào đây? Quốc vương liền mời nhiều thầy xây dựng đến, yêu cầu họ xây dựng một tòa giả sơn lớn ở trong kinh thành.

Trải qua mấy năm liền xây dựng, cũng không biết hao tổn bao mồ hôi và máu của bao nhiêu nô lệ, tòa giả sơn lớn cũng đã tạo dựng xong.

Tòa giả sơn lớn này mỗi chiều dài hơn 120 mét, cao: 25 mét, dùng các cột đá và phiến đá xếp lên thành từng tầng đến độ cao nhất định. Đương nhiên những tảng đá đó phải vận chuyển từ nơi xa mấy trăm kilômét tới. Giả sơn chia thành ba tầng thượng trung hạ, mỗi tầng đều trải những tấm đệm bằng sợi tẩm nhựa thông để chống thấm nước. Bên trên lại rải hai lớp gạch, còn phủ thêm một lớp chì. Sau khi làm xong những công việc đó mới chuyển đất bùn màu mỡ đổ lên các tầng, rồi trồng xuống nhiều loài hoa thơm cỏ lạ. Những cây hoa cỏ đó nhìn xa như mọc trong không trung, cho nên mới gọi là ”Vườn hoa trên không trung” hay ”Vườn treo”.

Trồng hoa trên không trung, việc tưới nước quả là một vấn đề lớn. Vì thế phải thiết kế một thiết bị guồng nước cơ giới đặc biệt đặt trên nóc vườn, dùng trục bàn xoay không ngừng hút nước từ sông Ơphrát lên. Vào lúc đó, quả là một công trình lớn vô cùng khó khăn gian khổ.

Trong ”Vườn treo” còn xây dựng cung điện tráng lệ nguy nga. Quốc vương và Vương hậu có thể ngồi trong cung điện mà ngắm nhìn phong cảnh toàn thành. Nghe nói, công chúa Međơ từ đó vui tươi thích thú, căn bệnh nhớ quê hương đã khỏi hẳn.

Thật ra, Vườn treo trên không trung chỉ là một bộ phận tổ thành toàn bộ công trình xây dựng thành Babylon Nabucôđônôxo đã xây dựng thành Babylon trở thành một thành thị lớn nhất trên thế giới lúc đó. Toàn bộ thành thị xây bằng gạch và gắn keo sơn. Tường thành màu vàng, hình vuông. Theo miêu tả của nhà sử học Hy Lạp Hêrôđốt, tường thành dài tới 22 kilômét. Mặt tường thành rất rộng, trên là một con đường lớn, bốn con ngựa có thể đi sóng hàng. Quanh thành có hơn 300 tháp canh, trung bình hơn 40 mét có 1 tháp canh. Tường thành có 3 lớp, giữa các tường thành là hào sâu. Toàn thành có tới hơn 100 cổng thành. Khung cổng, xà ngang và cánh cổng lớn đều làm bằng Đồng. Ngoài ra, trên thành còn có một thiết bị phòng ngự bằng sức nước rất phức tạp. Nếu như quân địch, xâm nhập đến dưới chân thành thì tháo nước cho chìm ngập hết vùng đất ngoài thành. Thật đúng là ”Vững như bàn thạch”.

Thành Babylon còn là một tòa thành nghệ thuật. Lấy cửa Bắc làm ví dụ, nó có hai tầng, cao 12 mét, hai bên có tháp canh bảo vệ cao vút. Trên tường cổng và tháp canh gắn đầy gạch lưu ly mầu xanh lam. Trên gạch có 575 bức phù điêu mang hình bò rừng, rồng, và các loại thú khác, màu sắc tươi tắn, tư thế đa dạng. Đường lớn trong thành xuyên suốt Nam – Bắc gọi là ”Thánh đạo”. Đường này lát toàn bằng những phiến đá hình vuông mỗi cạnh 1 mét, ở giữa đường là mầu trắng hoặc màu hồng, hai bên là màu đỏ. Trên các bảng đá khắc văn bia bằng chữ hình nêm (văn tự tiết hình). Trên tường ở hai bên đường Thánh đạo, trang trí tượng sư tử màu trắng và màu vàng, hình dáng khác nhau, thần thái tự nhiên, sống động. Đầu đường Thánh đạo là một tòa thần miếu có đường kính khoảng 60 – 70 mét, lại xây dựng một ngọn tháp 7 tầng cao vút tầng mây. Trước tòa thần miếu là một hồ nước làm bằng đá trắng. Truyền rằng hồ nước này tượng trưng cho chốn thâm uyên sản sinh ra toàn bộ thế giới. Vì thế người ta bước vào thành Babylon như cùng lúc bước vào thế giới thần thoại.

Thành Babylon được xây dựng ở miền trung du sông Ơphrat (nay là phía Nam thành phố Bátđa, Irắc), một vùng giao thông xung yếu, thương nhân các nước trên thế giới đều đến đây, là trung tâm thương nghiệp và văn hóa nổi tiếng ở Tây bộ Châu Á thời đó, từng được gọi là ”cửa lên trời”. Đến cuối thế kỷ IV tr. CN tòa thành thị giàu có này đã từ thịnh chuyển sang suy, tới thế kỷ II. CN thì trở thành hoang phế. Còn Vườn hoa trên không trung mấy năm gần đây, di chỉ này cũng mới được khai quật, tìm ra.

Bài viết Sự tích vườn treo Babylon – vườn hoa trên không trung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/su-tich-vuon-treo-babylon-vuon-hoa-tren-khong-trung/feed/ 0
Sirus đánh chiếm Babylon https://ngaydacbiet.com/sirus-danh-chiem-babylon/ https://ngaydacbiet.com/sirus-danh-chiem-babylon/#respond Fri, 16 Jul 2021 20:13:11 +0000 https://ngaydacbiet.com/sirus-danh-chiem-babylon/ Năm 538 tr.CN, Vương quốc Babylon rơi vào tình trạng rất nguy cấp. Thành Babylon, thủ đô, đã bị quân đội của đế quốc Ba Tư vây hãm mấy ngày liền. Quốc vương Ba Tư Sirus (Cyrus) lại hối thúc Quốc vương Babylon đầu hàng, nhưng vị Quốc vương này vẫn ngoan cường chống cự. […]

Bài viết Sirus đánh chiếm Babylon đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Năm 538 tr.CN, Vương quốc Babylon rơi vào tình trạng rất nguy cấp. Thành Babylon, thủ đô, đã bị quân đội của đế quốc Ba Tư vây hãm mấy ngày liền. Quốc vương Ba Tư Sirus (Cyrus) lại hối thúc Quốc vương Babylon đầu hàng, nhưng vị Quốc vương này vẫn ngoan cường chống cự.

Quốc vương Babylon tự tin nói:

– Có gì ghê gớm đâu? Quân Sirus dám đến đánh thành, ta sẽ cho chúng theo nhau chết trên sông Ơphrat?

Các thiết bị và công trình phòng ngự ở thành Babylon vô cùng dày đặc, chẳng những thành cao, tường dày, công sự kiên cố, lại còn có hệ thống dẫn nước đặc biệt. Chỉ cần mở nắp cống, nước sông Ơphrat sẽ ào ào đổ về chân thành Babylon, biến vùng đất ngoài thành trở thành ao hồ.

Một buổi tối chạng vạng, tên lính thị vệ vội vã chạy đến tâu với nhà vua:

– Tâu Quốc vương, quân Ba Tư đã đến đánh thành!

– Tháo nước?

Quốc vương Babylon hạ lệnh xong liền quay về cung điện, chờ tin vui.

Nửa đêm, bỗng nhiên có tiếng người huyên náo.

Thị vệ cuống quít gõ cửa phòng ngủ của Quốc vương:

Không hay rồi, quân Ba Tư đã xông được vào trong thành!

– Thế nào? Chẳng lẽ chúng có cánh bay được vào đây sao?

Quốc vương bèn vội vàng ra lệnh cho Thái tử mang quân chống cự, nhưng đã muộn, quân Ba Tư đã chiếm được thành Babylon.

Điều gì đã xảy ra vậy?

Tầng lớp thống trị Vương quốc Babylon chia thành ba tập đoàn: Dòng họ vua, quý tộc thương nhân giàu có và tăng lữ. Bọn họ luôn tranh cướp quyền lực, chẳng thể đoàn kết với nhau. Quốc vương Ba Tư Sirus nhận ra điểm yếu này liền phái gián điệp vào trong thành, đem nhiều vàng bạc của cải biếu đám quý tộc thương nhân giàu có và tăng lữ, bảo đảm khi tiến quân vào trong thành không làm tổn hại tới họ. Lại nói thêm nếu như dâng thành Babylon cho quân Ba Tư thì sẽ được trọng thưởng. Đám người bán nước cầu vinh này liền dẫn dòng chảy từ nước sông Ơphrat sang một hướng khác, rồi ngay trong đêm, mở cổng thành đón quân Ba Tư vào. Như vậy, Sirus đã không tốn sức mà tiêu diệt được Vương quốc Babylon.

Sirus là người sáng lập ra đế quốc Ba Tư. Người Ba Tư vốn ở miền Nam cao nguyên Iran, bị người Međơ ở miền Bắc thống trị. Năm 550 tr. CN, Sirus khởi binh đánh đổ Vương quốc Međơ, thống nhất cao nguyên Iran, thành lập một đế quốc Ba Tư lớn mạnh. Tiếp đó, Sirus tiến quân vào Tiểu Á, đánh thẳng tới ven biển Êgiê, rồi đưa quân xuống phía Nam, chinh phục Phênixi và Palestin, cuối cùng đã tiêu diệt được Babylon, cường quốc ở Trung Đông, Lãnh thổ Ba Tư từ vịnh Ba Tư vươn thẳng tới Địa Trung Hải.

Sau khi tiến vào Babylon, thành thị phồn hoa bậc nhất thế giới đương thời, Sirus quyết định dời thủ đô đế quốc Ba Tư tới thành Babylon và tuyên bố mình là Vua của bốn phương vũ trụ.

Đối tượng chinh phục tiếp theo của Sirus là Ai Cập. Nhưng ông biết rằng muốn viễn chinh Ai Cập trước hết phải củng cố hậu phương miền Đông của mình. Thế là ông dẫn quân tiến về phía biển Caspiên, chuẩn bị đánh chiếm nước Mazacat.

Trong vương cung Mazacat, Nữ vương đang có cuộc họp khẩn cấp. Chỉ nghe tiếng Nữ vương cố cầm nước mắt đau đớn nói:

– Quân Ba Tư đã xâm chiếm đất nước chúng ta, giết hại nhân dân ta, còn giết cả con đẻ của ta, chúng ta nhất định phải báo thù!

Các đại thần và tướng lĩnh cùng thề:

– Nhất định phải báo thù!

Họ bàn kế sách đối phó. Trước hết phải dụ kẻ địch vào sâu. Họ rút chạy ra thảo nguyên. Sirus cho rằng quân Mazacat đã thua trận, bèn dẫn một đơn vị kỵ binh đuổi theo. Bỗng nhiên, bốn phương tám phương đều vang lên tiếng gào thét phẫn nộ. Kỵ binh Mazacat đã mai phục sẵn lập tức tấn công. Sirut muốn lui quân nhưng không kịp, đã bị bao vây chặt.

”Vua của bốn phương vũ trụ” cuối cùng đã bị bắt. Quân lính Mazacat dẫn ông ta đến trước mặt Nữ vương.

Nữ vương chỉ vào mặt Sirus quát to:

– Ngươi khát máu, sẽ cho ngươi được tắm máu!

Nữ vương hạ lệnh chặt đầu Sirut, đem đầu lâu ném vào trong túi đựng máu.

Sau này, thi thể Sirus được chuyển về Ba Tư, táng trong một lăng mộ sa hoa vĩ đại Lăng mộ này vẫn còn bảo tồn đến ngày nay tại cao nguyên Iran.

Sau khi Sirus chết, con là Cambydơ (Cambyse) kế thừa sự nghiệp ông, năm 525 đem quân đi đánh chiếm Ai Cập, cả lưu vực sông Nin cũng bị thu vào bản đồ đế quốc Ba Tư.

Về sau, các nước bị Ba Tư chinh phục đã nổi dậy chống lại. Đế quốc Ba Tư bắt đầu tan rã.

Bài viết Sirus đánh chiếm Babylon đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/sirus-danh-chiem-babylon/feed/ 0
Darius https://ngaydacbiet.com/darius/ https://ngaydacbiet.com/darius/#respond Fri, 16 Jul 2021 19:31:18 +0000 https://ngaydacbiet.com/darius/ Năm 522 tr. CN, Darius I lên ngôi Quốc vương Ba Tư. Ông đúng là một ông vua. Dưới bàn tay sắt của ông, đế quốc Ba Tư lại được thống nhất một lần nữa. Darius đánh nam dẹp bắc, đập tan sự phản kháng của những nước bị chinh phục, lập nên đế quốc […]

Bài viết Darius đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Năm 522 tr. CN, Darius I lên ngôi Quốc vương Ba Tư. Ông đúng là một ông vua. Dưới bàn tay sắt của ông, đế quốc Ba Tư lại được thống nhất một lần nữa. Darius đánh nam dẹp bắc, đập tan sự phản kháng của những nước bị chinh phục, lập nên đế quốc Ba Tư rộng lớn trải dài trên ba châu lục Á – Phi – Âu, phía Đông bắt đầu từ lưu vực sông Ấn (Inđu), phía Tây tới sa mạc Sahara, phía Bắc lên đến biển Aran, Caspiên, Hắc Hải, phía Nam giáp vịnh Ba Tư. Để kỷ niệm thắng lợi vĩ đại của mình, Darius cho khắc một bài văn bia của mình lên trên vách đá. Bài văn bia này vẫn còn lưu giữ đến nay trên vách đá Bêsistơn ở độ cao 450 mét tại Tây bộ Iran. Phía trên văn bia, khắc tượng toàn thân Darius, ngẩng cao đầu, ưỡn ngực trong tư thế kiêu hãnh của người thắng trận. Dưới chân Darius khắc một đám người đang quỳ. Cạnh đó còn có chín tù nhân, cổ bị buộc thừng, hai tay trói quặt lại phía sau. Truyền rằng đó chính là chàm quốc vương bị bắt làm tù binh khi ông đánh chiếm Ai Cập và các nước chống đối.

Sau khi chinh phục được khu vực rộng lớn ở Á – Phi – Âu, nền văn hóa tiên tiến ở Cổ Ai Cập và lưu vực Lưỡng Hà đã nhanh chóng truyền bá tới mọi vùng trong đế quốc Ba Tư. Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển rất mạnh. Darius I trở thành ông vua chúa tể tất cả.

Hãy xem ông vua này sắp xếp, tổ chức

Khi thiết triều, các đại thần đều phải quỳ, phủ phục trên đất để triều bái. Còn trong hội nghị cơ mật, giữa vua tôi cũng phải ngăn cách nhau bằng một tấm màn, cốt để hơi thở của các quan không phả tới nhà vua. Darius trên đầu đội chiếc mũ quốc vương cao cao bằng vàng, mình mặc áo bào dài mầu đỏ sẫm, lưng thắt đai lưng làm bằng những sợi dây vàng, tay cầm cây ”quyền trượng” cũng chế tạo bằng vàng, vua để râu ria dài uốn cong. Ông đi đâu, bước chân khoan thai, uy phong lẫm liệt, một đám tùy tùng vác quạt và giương cao ô lọng đi theo, bọn lính thị vệ bâu kín chung quanh. Trong cung, nô bộc, thư lại, ca kỹ nhạc công, thợ săn, đầu bếp. . . tổng cộng có 15.000 người. Ngoài ra, Darius còn có đội quân cận vệ gồm 12.000 người, trong đó có 1000 người sử dụng giáo dài, 1000 kỵ binh, 10.000 bộ binh. Lính sử dụng giáo dài trên mình khoác áo giáp dài hộ thân, dưới mũi giáo thường trang trí một quả cầu nhỏ bằng vàng hoặc bạc. Kỵ binh mặc áo giáp có vẩy, đầu đội mủ vải dầy thô mang cung tên, kiếm và lá chắn. Bộ binh được gọi là ”đội quân bất tử”, vì quân số vĩnh viễn không thay đổi, luôn có đội dự bị sẵn sàng bổ xung chỗ thiếu.

Việc ăn uống của Darius có người chuyên cung ứng, phục vụ. Ông chỉ uống nước sông Sudơ ở quê hương. Hàng ngày phải cho rất nhiều người dùng những bình bằng bạc chuyên chở nước sông từ đấy mang về. Cho dù ông đến nơi nào cũng vẫn phải đưa nước sông đó đi theo. Ông thích ăn cá tươi ở biển Êgiê, đã cho xây dựng đường ”Hoàng đạo” dài trên 2000 km, toàn tuyến đường đặt hơn 100 trạm dịch, có phu trạm thay nhau phi ngựa theo kiểu chạy tiếp sức để kịp đem cá tươi về. Đương nhiên, xây dựng đường Hoàng đạo là để phát triển giao thông, nhưng cung ứng cho nhu cầu ẩm thực của nhà vua, cũng là một chức năng của nó.

Darius đã chinh phục nhiều quốc gia, đổi làm ”hàng tỉnh” trực tiếp phái Tổng đốc đến cai trị. Vàng bạc, của cải ở các nước bị chinh phục ùn ùn chở về kinh đô đế quốc Ba Tư. Darius lệnh cho thợ nấu chảy vàng và bạc cướp đoạt được đổ vào các bình gốm, khi nguội đập vỡ vỏ bình gốm, thành những khối vàng và bạc đúc lớn, cất giữ trong kho tàng của hoàng gia. Để thống nhất tiền tệ, Darius ra lệnh cho tất cả các vùng đã chinh phục nhất loạt phải dùng đồng tiền vàng gọi là đồng đaric (daric) lưu hành trong toàn quốc: Mặt trước của đồng tiền có hình Darius, mặt sau là hình một cung thủ. Việc chi phí cho bộ máy quan liêu và đội quân lính khổng lồ của Darius đều do các nước bị chinh phục phải gánh vác. Chỉ một địa phương Ai Cập cũng đã phải lo nuôi dưỡng 12 vạn quân.

Mong muốn lớn nhất của Darius là chinh phục Hy Lạp, khống chế châu Âu. Năm 500 tr. CN, ông bắt đầu viễn chinh sang Hy Lạp, nhưng cuộc tiến quân không được thuận lợi. Năm 490 tr. CN, trong chiến dịch Maratông, quân đội Ba Tư bị người Hy Lạp đánh bại. Sau đó 10 năm, người kế thừa Darius là Xecxet (Xercès – 486 – 465) thân chinh, tự mình chỉ huy một đạo quân to lớn chưa từng thấy, ồ ạt tiến đánh Hy Lạp nhưng đã bị thất bại thảm hại trong trận hải chiến ở vịnh Salamin và trong trận chiến ở Platê (Platée). Từ đó đế quốc Ba Tư dần dần suy yếu Năm 330 tr. CN, đế quốc Ba Tư bị quân đội của Alêcxanđrơ, vua nước Hy Lạp – Maxêđônia, kéo sang tiêu diệt.

Bài viết Darius đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/darius/feed/ 0
Con đường tơ lụa https://ngaydacbiet.com/con-duong-to-lua/ https://ngaydacbiet.com/con-duong-to-lua/#respond Fri, 16 Jul 2021 18:51:21 +0000 https://ngaydacbiet.com/con-duong-to-lua/ Con đường tơ lụa là tuyến đường giao thương vĩ đại mà con người đã tạo ra vào thời cổ đại. Sự kiện quan trọng đánh dấu sự hình thành con đường tơ lụa này là vào năm 115 TCN, vào một sớm mai trời cao thoáng đãng. Ở phía Bắc cao nguyên Iran, một […]

Bài viết Con đường tơ lụa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Con đường tơ lụa là tuyến đường giao thương vĩ đại mà con người đã tạo ra vào thời cổ đại. Sự kiện quan trọng đánh dấu sự hình thành con đường tơ lụa này là vào năm 115 TCN, vào một sớm mai trời cao thoáng đãng.

Ở phía Bắc cao nguyên Iran, một viên tướng mặc nhung phục đang đứng chờ ở biên giới Parthia. Parthia là tên gọi nước Ba Tư từ sau thế kỷ III TCN. Các đời vua của vương triều này đều gọi theo dòng họ Axêmênit (Achéménides) nên trong sử sách Trung Quốc gọi nước họ thành An Tức. Viên tướng ngồi trên con ngựa cao to chạy đi chạy lại, phía sau ông là hai vạn người ngựa. Các binh sĩ ngồi trên mình ngựa, xếp thành đội ngũ chỉnh tề, không một tiếng động.

Hai vạn quân đang chờ mệnh lệnh chiến đấu chăng? Không! Họ phụng mệnh Quốc vương Parthia đến đón chào đoàn sứ thần hữu nghị từ nơi xa đến.

Từ phương Đông vang vọng lại tiếng vó ngựa rầm rập. Tiếng nhạc ngựa “leng keng lanh canh”, các binh sĩ nhìn thấy một đoàn người ngựa xuất hiện, dẫn đầu là một lá cờ tươi thắm trên thêu ba chữ lớn ”Bác Vọng hầu” theo lối chữ triện đặc biệt của Trung Quốc.

Binh sĩ Parthia reo mừng:

– Đến rồi! Đến rồi!

Viên tướng trên lưng ngựa ra lệnh:

– Xếp hàng chào đón!

Hai vạn ky binh rầm rập chia thành hai đội, một bên trái, một bên phải bày thành trận thế hai bên đường chào đón. Đội nhạc tấu bên khúc quân nhạc, mặt đất vang rền tiếng reo vui.

Sứ giả Trung Quốc nhảy xuống ngựa, tay phải giơ cao cây tiết trượng (bằng chứng của sứ giả đời Hán), nét mặt tươi cười rảo bước đi tới. Viên tướng uốn mình xuống ngựa, đứng nghiêm hô to:

– Chào mừng sứ giả nước Đại Hán?

Sứ giả Trung Quốc chắp hai tay đáp lễ:

– Phiền tướng quân phải đi đón từ xa. Tôi là Phó sứ của Bác Vọng hầu Trương Khiên, xin được thay mặt Hoàng đế Đại Hán gửi lời chào kính trọng tới An Tức Quốc vương Bệ hạ.

Viên tướng cúi rạp mình tỏ ý cảm tạ.

Sứ giả Trung Quốc chỉ vào đoàn ngựa phía sau mình nói:

– Đây là chút lễ mọn của Hoàng đế Đại Hán kính tặng An Tức Quốc vương Bệ hạ.

Viên tướng mỉm cười bước lên xem, thấy mỗi con ngựa đều thồ hai bọc lớn, bên trong đựng đầy các hàng thủ công mỹ nghệ và đồ dùng bằng vàng bạc nhiều, hình nhiều loại sáng long lanh, chạm khắc tinh xảo trông rất thích mắt. Hấp dẫn hơn cả là trong rất nhiều bọc, đựng đầy những tấm lụa, tấm đoạn, the, sa, những mặt hàng tơ tằm mà lúc bấy giờ chỉ có Trung Quốc mới sản xuất được. Giở ra nhìn, thật là rực rỡ sắc màu, tranh đua vẻ thắm, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Viên tướng Parthia vui vẻ gật đầu nói:

Con đường tơ lụa trông đợi từ lâu bây giờ đã được khai thông. Tôi xin thay mặt Quốc vương Parthia, tặng quà cho sứ giả của Hoàng đế Đại Hán:

Ông vẫy tay, bốn binh sĩ bê đến hai chiếc hộp. Mở ra xem, bên trong đựng rất nhiều những quả trứng lớn, mỗi quả nặng đến một cân. Đó là trứng đà điểu mà người Trung Quốc lúc đó chưa từng nhìn thấy bao giờ.
Sứ giả Trung Quốc đang định cảm tạ thì viên tướng lại vẫy tay ra hiệu. Có hai người bước tới. Đó là nhà quỷ thuật. Người đi đầu rút ra một lưỡi kiếm chủy thủ đút vào trong mồm rồi nuốt xuống. Anh vỗ bụng một cái, lưỡi kiếm lại từ trong mồm trồi ra. Người thứ hai lập tức bước lên, mở to mồm phun ra từng tia lửa, khói bay lên trời. Cuộc biểu diễn đặc sắc của nhà quỷ thuật khiến mọi người có mặt đều kinh ngạc vô cùng.

Viên tướng tươi cười nói:

Đây là hai nhà quy thuật ở Lixian (nay là thành Alêcxanđrơ Ai Cập) mà nước Cộng hòa Rôma tặng cho Quốc vương nước tôi. Nay Quốc vương nước tôi quyết định trao tặng lại cho Hoàng đế Đại Hán. Vì thế mới để cho họ cùng tham gia lễ đón tiếp.

Sứ giả Trung Quốc khoanh tay cảm tạ, vui vẻ nói:

– Con đường tơ lụa đúng là con đường hữu nghị giữa Trung Quốc và phương Tây.

Con đường tơ lụa đã được khai phá như thế nào?

Năm 138 TCN, kỵ binh Hung Nô đã tập kích một bộ lạc người Đại Nguyệt Thị (nay ở Tây bộ tỉnh Cam Túc Trung Quốc) . Thuyền Vu (vua) Hung Nô đã chặt đầu vua Đại Nguyệt Thị, còn lấy xương đầu làm thành bát uống rượu. Bộ lạc Đại Nguyệt Thị bị buộc phải dời sang phía Tây, quyết một lòng báo thù. Lúc này quân Hung Nô cũng thường xâm phạm quấy rối Trung Nguyên, cho nên Hán Vũ Đế quyết tâm liên hợp với Đại Nguyệt Thị để tấn công Hung Nô. Nhưng muốn đi đến Đại Nguyệt Thị, buộc phải qua khu vực chiếm đóng của Hung nô, đường đi vô cùng nguy hiểm Hán Vũ Đế bèn cho treo ”bảng chiêu hiền” ở cổn thành Tràng An, ban thưởng cho người nào tình nguyện đi sứ sang Tây Vực. Ngày hôm sau, một chàng trẻ tuổi phấn chấn xin được xuất chinh. Đó là Trương Khiên, người ở Thành Cố, Hán Trung (nay thuộc Thiểm Tây).

Trương Khiên dẫn gần trăm người, tay cầm tiết trượng, tạm biệt Tràng An, qua Dương Quan đi về phía Tây (nay gần khu vực Đôn Hoàng), vất vả băng qua sa mạc. Bỗng nhiên có hàng ngìn kỵ binh Hung Nô xông ra bao vây chặt lấy họ. Trương Khiên lập tức chỉ huy đồng đội tổ chức đánh trả, nhưng quả bất địch chúng, họ đều bị bắt làm tù binh, áp giải đến triều đình Thuyền Vu Hung Nô (nay thuộc Huhêhết – Nội Mông Cổ).

Thuyền Vu Hung Nô nói với Trương Khiên:

– Người đầu hàng đi. Chẳng còn đường trở về đâu!

Trương Khiên trấn tĩnh trả lời:

– Không, sứ thần Đại Hán không biết đầu hàng!

Thuyền Vu Hung Nô đe dọa:

– Ta sẽ giết nhà ngươi?

Trương Khiên không hề biến sắc mặt:

Muốn giết thì cứ giết!

Thuyền Vu Hung Nô tức giận nói:

– Không, ta muốn ngươi làm một người Hung Nô.

Thuyền Vu giữ Trương Khiên ở lại Hung Nô, muốn dụ dỗ ông. Trương Khiên không nói một lời, lặng lẽ cất giấu cây tiết trượng của mình.

Mười năm trôi qua, trong một đêm vừa gió vừa mưa. Trương Khiên hẹn với đồng đội cùng bỏ trốn khỏi Hung Nô, đi sang nước Đại Uyển (nay là vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ).

Vua Đại Uyển mở tiệc chiêu đãi sứ giả nhà Hán. Các nhạc công dùng những nhạc cụ chưa từng thấy ở Trung Quốc: tỳ bà,…không hầu, hồ địch, nhị hồ, tấu lên những khúc nhạc rung động lòng người. Trên bàn tiệc thịnh soạn bày đầy những món ăn cũng chưa từng có ở Từng Quốc: Hồ qua tròn (dưa vàng), ba thái xanh thẫm, nho táo vừa ngọt vừa thơm, lại có rượu thơm màu hổ phách rượu bồ đào. Trương Khiên và đồng đội mở rộng tầm mắt, cảm tạ tấm thịnh tình của vua nước Đại Uyển.

Vua Đại Uyển cho người tiễn đưa Trương Khiên sang nước Khang Cư (nay thuộc vùng gần hồ Baican nước Nga).

Vua Khang Cư lại cho người đưa Trương Khiên đến Đại Nguyệt Thị. Nhưng lúc này, người dân Đại Nguyệt Thị đã định cư, đất đai màu mỡ, sản vật phong phú, họ không còn muốn đánh nhau với người Hung Nô nữa. Đương nhiên, họ cũng không muốn lập liên minh quân sự với nhà Hán. Thế là Trương Khiên lại lên đường đến nước Đại Hạ.

Nước Đại Hạ (nay thuộc Apganistan) có cư dân không ít là người Hy Lạp, thương nghiệp rất phát đạt. Trong các chợ, Trương Khiên nhìn thấy những mặt hàng chưa từng có ở Trung Quốc: thảm Đại Nguyệt Thị, vải sợi Rôma, dây cương ngựa ngũ sắc An Tức, da điêu Khang Cư, ngựa côn của nước Điều Chi (nay ở vùng phụ cận Siri)…
Đường ấp Phụ, trợ thủ của Trương Khiên chỉ vào một đống hàng hóa nói:

– Đây là cái gì vậy?

Trương Khiên định thần nhìn kỹ, thì ra đây là gậy trúc, vải đất Thục, đặc sản của Tứ Xuyên, mặt hàng xuất khẩu của nhà Hán.

Trương Khiên hỏi người bán hàng:

– Xin hỏi, những hàng hóa này từ đâu chuyển đến đây?

Thương nhân người Hy Lạp trả lời:

Mua từ nước Thân Độc (tức Ấn Độ) về.

Té ra từ Tứ Xuyên đi về phương Nam, qua Ấn Độ rồi vòng lên hướng Tây Bắc là có thể đi thẳng tới Đại Hạ. Trương Khiên và đồng sự đã học được nhiều tri thức về địa lý.

Lại một năm trôi qua, Trương Khiên lên đường về nước. Họ vượt qua dãy Panmia, đi men theo sườn Bắc núi Côn Luân. Chẳng ngờ đại bị kỵ binh Hung Nô bao vây rồi bị bắt giải về Hung Nô.

Lại qua một năm nữa, nước Hung Nô xảy ra nội loạn. Trương Khiên và trợ thủ Đường Ấp Phụ nhân cơ hội đó chạy về Tràng An, hoàn thành sứ mạng vẻ vang lần đầu tiên đi sứ Tây Vực. Sau lần đó, Hán Vũ Đế phong cho ông làm ”Bác Vọng hầu”.

Năm 119 TCN, Trương Khiên lần thứ hai đi sứ Tây Vực. Lần này dẫn theo sứ bộ rất đông người. Họ mang theo những lá cờ thêu chữ ”Bác Vọng hầu Trương Khiên” đi đến các nước: có đoàn đến An Tức (Ba Tư) có đoàn đến Điều Chi (Siri), có đoàn đến Kê Tân (nay là Casơmia). . . Tiếp theo, sứ giả của những nước này nhộn nhịp đến thăm viếng hữu nghị Trung Quốc. Con đường tơ lụa băng qua ba đại châu Âu – Á – Phi. Người Hy Lạp rất thích tơ lụa Trung Quốc, gọi Trung Quốc là ”nước của tơ lụa”. Người Rôma cũng rất thích tơ lụa Trung Quốc, nhiều quan chấp chính đều may áo dài bằng tơ lụa Trung Quốc. Sau này, Hoàng đế đế quốc Rôma là Antônius còn phái sứ giả đến Tràng An, tiến thêm một bước giao lưu giữa hai nền văn minh phương Tây và phương Đông.

Từ đó, từng đoàn thương nhân chuyên chở bằng lạc đà đã qua lại trên con đường tơ lụa, họ vượt qua núi cao khe sâu đưa kỹ thuật nuôi tằm, ươm tơ, luyện sắt, tưới nước, làm giấy của Trung Quốc sang Trung Á, Tây Á và Châu Âu; rồi lại mang từ đây những mặt hàng thực phẩm nho, hồ đào, thạch lựu, dâu tằm, dưa vàng, vừng, ô liu. . . về Trung Quốc. Lại còn có sư tử, tuấn mã, tê ngưu, công, lạc đà . . . các loại động vật cũng được đưa vào Trung Quốc. Âm nhạc, vũ đạo, hội họa, điêu khắc của Trung Quốc đã tiếp nhận những nét đặc sắc, tinh hoa của Tây Vực, tạo nên một sự đột biến mới, trở nên càng phong phú và đa dạng hơn.

Bài viết Con đường tơ lụa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/con-duong-to-lua/feed/ 0
Lịch sử Lưỡng Hà cổ đại: Nguồn sử liệu và quá trình nghiên cứu https://ngaydacbiet.com/lich-su-luong-ha-co-dai-nguon-su-lieu-va-qua-trinh-nghien-cuu/ https://ngaydacbiet.com/lich-su-luong-ha-co-dai-nguon-su-lieu-va-qua-trinh-nghien-cuu/#respond Fri, 16 Jul 2021 17:16:09 +0000 https://ngaydacbiet.com/lich-su-luong-ha-co-dai-nguon-su-lieu-va-qua-trinh-nghien-cuu/ Nguồn sử liệu quan trọng nhất để nghiên cứu lịch sử khu vực Lưỡng Hà là các bản cổ văn viết trên các bảng đất sét. Khi khai quật các thành thị cổ đại ở vùng Lưỡng Hà như Lagas, Uma, Pa, Larsa v.v…, người ta đã tìm thấy hàng nghìn “cuốn sách” bằng đất […]

Bài viết Lịch sử Lưỡng Hà cổ đại: Nguồn sử liệu và quá trình nghiên cứu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Nguồn sử liệu quan trọng nhất để nghiên cứu lịch sử khu vực Lưỡng Hà là các bản cổ văn viết trên các bảng đất sét. Khi khai quật các thành thị cổ đại ở vùng Lưỡng Hà như Lagas, Uma, Pa, Larsa v.v…, người ta đã tìm thấy hàng nghìn “cuốn sách” bằng đất sét nung như thế. Riêng thư viện của vua Atxuabanipan đã có đến vài nghìn cuốn, mỗi cuốn gồm nhiều trang, trên đó có ghi số trang và đóng dấu với dòng chữ “Cung điện của Atxuabanipan, chúa tể vũ trụ, quốc vương Atxiri”. Nội dung của các tài liệu này hết sức phong phú, về ngữ pháp, sử biên niên, luật pháp, các báo cáo về các công trình xây dựng cung điện, đền miếu, đệ trình của các quan lại, các tài liệu ngoại giao, những bài thuốc và tài liệu y học, bảng kê khai động, thực vật và khoáng sản, sổ sách kế toán của nhà vua, các loại đơn kiện, khế ước, giấy tờ mua bán nhà cửa hoặc nô lệ…

Ngoài những bảng chữ bằng đất sét, người Lưỡng Hà cổ đại còn khắc chữ trên đá. Trong số đó, cột đá có khắc đầy đủ 282 điều của bộ luật Hammurabi tìm thấy ở Sudo năm 1902, có một giá trị đặc biệt.

Vùng Lưỡng Hà ngày nay cũng là nơi còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử. Đó không chỉ là một vài di tích kiến trúc hay điêu khắc riêng lẻ, mà là cả những khu di tích – những thành thị cổ đại với dấu tích của những khu phố cổ, những đền miếu và dinh thự, những kênh máng dẫn nước và cầu cống, tháp Babilon 7 tầng, “Vườn treo Babilon” và cổng vòm Isota,… Những cuộc khai quật khảo cổ ở Hôrxabat, Lagas, Esnuna, Ua, Meri,… đã cung cấp cho các nhà sử học một nguồn sử liệu vật chất khổng lồ để tìm hiểu mọi mặt đời sống của cư dân Lưỡng Hà thời cổ đại.

Cũng như nhiều nơi khác, lịch sử Lưỡng Hà được đề cập tới khá đầy đủ trong các tác phẩm của nhiều tác giả Hi Lạp và Rôma. Công đầu trong lĩnh vực này phải kể tới Hêrôđốt người đã dành nhiều công sức, không chỉ cho việc viết lại lịch sử của cuộc chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư mà còn miêu tả tỉ mỉ điều kiện thiên nhiên vùng Lưỡng Hà, những phong tục tập quán tín ngưỡng văn hóa và lịch sử của các dân tộc đã cư trú và xây dựng nên ở nơi đây một nền văn minh vào loại sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Các nhà sử học ngày nay cũng sẽ tìm thấy những đoạn ghi chép sống động như thế về địa lí và lịch sử khu vực Lưỡng Hà trong các tác phẩm “Thư viện lịch sử” của nhà sử học Điôđor và “Địa lí” của nhà địa lí Xtrabôn.

Trong số các tác giả cổ đại còn để lại những ghi chép về khu vực Lưỡng Hà thì Beros (Thế kỷ IV – III TCN) – một tác giả người Babilon có một vị trí đặc biệt. Là một tu sĩ trong đền thờ Markuk ở Babilon, ông có điều kiện thâm nhập vào kho tài liệu của đền. Chính vì vậy trong tác phẩm của mình, Beros đã kể lại khá tỉ mỉ không chỉ những truyện truyền thuyết mà cả lịch sử Babilon từ sau trận đại hồng thủy theo truyền thuyết đến tận khi Alexanderia Macêdonia từ trần. Song, rất đáng tiếc là những ghi chép của ông đến nay chỉ còn lại từng đoạn rời rạc trong các tác phẩm của I. Phlavia và nhiều người khác.

Nguồn sử liệu đồ sộ trên đây chính là nguồn nước mát vô tận vừa có sức lôi cuốn, vừa là nền tảng và là động lực thúc đẩy các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ. Song, trong thời kì đầu, các học giả châu Âu chỉ chú ý tới vương quốc Atxiri cổ đại, cho nên ngành học mới này được gọi là Atxiri học.

Những bản văn tự tiết hình đầu tiên được nhà du lịch người Italia là Pêtrô Vallê đưa về châu Âu vào TK XVII.

Đến cuối TK XVIII,” một học giả người Đan Mạch là Karsten Nibur đa thử dịch loại chữ tiết hình này nhưng không thành công. Mãi đến nửa đầu TK XIX, nhờ có công trình nghiên cứu của nhà học giả Anh Raolinxơn, người ta mới tìm ra được cách đọc thứ chữ này. Nhờ đó, những bản cổ văn của các dân tộc vùng Lưỡng Hà mới được phiên dịch, khai thác, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa khu vực Lưỡng Hà thời cổ đại.

Những cuộc khai quật khảo cổ ở vùng Lưỡng Hà đã được bắt đầu từ giữa TK XIX khi mà Botta phát hiện được ở Horxabát dấu tích của khu hoàng cung của vua Atxiri Sargôn II. Đến nửa sau TK XIX, hàng loạt các thành phố – thủ đô của các quốc gia – thành thị cổ ở vùng Lưỡng Hà đã được khai quật và nghiên cứu : Lagas do Đe Xarzek và Hezơ khai quật. Kinh đô Tân Babilon do một đoàn khảo cổ người Đức; ở đây họ đã tìm thấy phế tích của những công trình kiến trúc nổi tiếng từ thời cổ đại qua sự miêu tả của các nhà sử học Hi Lạp như Vườn treo Babilon, cổng thành nữ thần Isơta,…

Vào đầu TK XX, công cuộc tìm kiếm và khai quật các thành phố cổ càng được đẩy mạnh hơn nữa. Ở Ua, các nhà khảo cổ đã phát hiện được dấu tích của nhiều cung điện, đền miếu thuộc nhiều thời đại khác nhau cùng với một số lượng lớn các tài liệu văn tự cổ. Những phát hiện tương tự còn được tiến hành ở Esnuna – một thành phố Accát ở vùng Trung Lưỡng Hà và ở Meri – cố đô của vương quốc Mari trên bờ sông Ơphơrat vào những năm 1933 – 1936 và sau đó. Trong những năm 1949 – 1959, Malloen liên tục đào bới ở vùng Kalaha, đã phát hiện dấu tích của một pháo đài cổ ở cố đô của Vương quốc Atxiri với bức tường thành dày tới 5m.

Đồng thời với những công trình nghiên cứu khảo cổ học và dịch thuật, ngay từ nửa đầu TK XIX đã bắt đầu xuất hiện một số tác phẩm có tính chất tổng hợp về lịch sử khu vực. Do choáng ngợp trước những thành tựu rực rỡ của một nền văn minh vật chất và tinh thần ở Babilon vừa được phát hiện, do những hạn chế về nhận thức và quan điểm, các nhà Atxiri học thời kì đầu đã cố theo đuổi thuyết “Đại Babilon”, đánh giá quá cao vị trí của Babilon trong lịch sử nhân loại. Trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả Delis, Vinkler và nhiều người khác đều có cùng chung một quan điểm cho rằng những tri thức khởi nguyên của nhiều lĩnh vực, tôn giáo, nghệ thuật, văn học,… đều bắt nguồn từ Babilon và vì thế, Babilon được họ gọi là cái nôi của nền văn minh nhân loại.

Quan điểm sai lầm của thuyết “Đại Babilon” đã được nhiều học giả có tên tuổi (như E. Mayer, Ph. Kugler v.v…) phê phán và mất dần cơ sở khoa học khi những dấu tích của nền văn minh vật chất và tinh thần của người Xume được phát hiện. Song, từ đó, một số nhà nghiên cứu lại có xu hướng đánh giá quá cao vai trò của người Xume. Nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh G. Child và một số người khác (như L. Ullei, B.Groznưi, L. King, X.N. Kramer) đã cho rằng người Xume là cư dân “gốc” và là chủ nhân của nền : văn minh Lưỡng Hà – nơi xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử cơ quan kiểu nghị viện và tòa án cũng như những khái niệm về “thời đại hoàng kim”… Có nhà sử học còn đánh giá quá cao sự phát triển của nền kinh tế Babilon, khẳng định ở đây đã tồn tại một nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, thị trường và nền kinh tế ngoại thương.

Các nhà sử học Liên Xô (trước đây) như M.V. Nilolxki, V.V. Struve, I.M. Điakonov,… cũng có những đóng góp đáng kể. Họ không chỉ tiến hành các công trình dịch thuật các tài liệu văn tự tiết hình, mà còn công bố nhiều cuốn chuyên khảo nghiên cứu một cách toàn diện các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của các dân tộc vùng Lưỡng Hà.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Lịch sử Lưỡng Hà cổ đại: Nguồn sử liệu và quá trình nghiên cứu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/lich-su-luong-ha-co-dai-nguon-su-lieu-va-qua-trinh-nghien-cuu/feed/ 0
Điều kiện tự nhiên và cư dân Lưỡng Hà cổ đại https://ngaydacbiet.com/dieu-kien-tu-nhien-va-cu-dan-luong-ha-co-dai/ https://ngaydacbiet.com/dieu-kien-tu-nhien-va-cu-dan-luong-ha-co-dai/#respond Fri, 16 Jul 2021 16:23:43 +0000 https://ngaydacbiet.com/dieu-kien-tu-nhien-va-cu-dan-luong-ha-co-dai/ Giữa khu vực Tây Á có 2 con sông lớn – Sông Tigrơ và sông Ơphơrát – bắt nguồn từ miền rừng núi Ácmêni chảy xuôi bên nhau, rồi cùng đổ ra vịnh Pécxích (Vịnh Ba Tư). Vùng bình nguyên nằm giữa 2 sông đó – ở hạ và trung lưu – thường được gọi […]

Bài viết Điều kiện tự nhiên và cư dân Lưỡng Hà cổ đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Giữa khu vực Tây Á có 2 con sông lớn – Sông Tigrơ và sông Ơphơrát – bắt nguồn từ miền rừng núi Ácmêni chảy xuôi bên nhau, rồi cùng đổ ra vịnh Pécxích (Vịnh Ba Tư). Vùng bình nguyên nằm giữa 2 sông đó – ở hạ và trung lưu – thường được gọi là Mêdôpôtami (Mésopotamie) “miền đất giữa hai con sông” (hay Lưỡng Hà). Phía bắc và phía đông bình nguyên Mêdôpôtami có dãy núi biên giới Ácmênia và cao nguyên Iran cằn cỗi, phía tây giáp thảo nguyên Xiri và sa mạc Arabi, phía nam là vịnh Pécxích. Vùng này có khí hậu lục địa, ngày rất nóng, đêm rất lạnh, ít mưa.

Bản đồ Ai Cập - Lưỡng Hà cổ
Bản đồ Ai Cập – Lưỡng Hà cổ

Giống như Sông Nin ở Ai Cập, hai sông Tigrơ và Ơphơrát có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các quốc gia ở khu vực Lưỡng Hà. Hàng năm, vào mùa xuân, băng tuyết ở vùng núi rừng Ácmêni tan ra, lũ đổ về xuôi, làm mực nước hai con sông ấy dâng cao, gây nên những trận lũ lụt khủng khiếp ở lưu vực Lưỡng Hà. Nước rút đi, còn lại lớp phù sa màu mỡ, dày đặc thích hợp cho việc gieo trồng lúa mạch lúa mì. Tigrơ và Ơphơrát còn tạo ra những con đường thương mại cầu nối giữa vùng Hắc Hải – vịnh Ba Tư và giữa Địa Trung Hải với phương Đông, tạo nên hành lang giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia Đông – Tây.

Người Sumer có nhiều truyền thuyết về hạn hồng thủy, những truyền thuyết này về sau càng được thêu dệt thêm và đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm tôn giáo của họ.

Khí hậu Lưỡng Hà nóng và khô. Lượng mưa hàng năm không đáng kể; do vậy nông nghiệp chủ yếu được tiến hành trên những vùng đất đã được nước sông tưới tiêu tự nhiên hay bằng sức lao động của con người. Từ xa xưa, cư dân Lưỡng Hà đã chăm lo tới công tác thủy lợi, đào kênh máng để tưới tiêu cho đồng ruộng. Lưỡng Hà hầu như không có kim loại và mỏ đá quý, đó chính là khó khăn và thua thiệt đáng kể của Lưỡng Hà so với các nước khác. Bù lại, Lưỡng Hà lại có khá nhiều đất sét tốt, nguồn nguyên liệu chủ yếu để phát triển nghề gốm, gạch, sứ của Lưỡng Hà sau này.

Thiên nhiên đã ưu đãi Lưỡng Hà, cây chà là rất quý hiếm, quả để ăn, vỏ để đan lát và hạt có thể dùng để đốt thay than.

Chà là là một loại cây thuốc họ cọ, được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới: ven bờ Địa Trung Hải, đọc sông Nin, trên bán đảo Aráp, Nam Caliphoócnia, Nam Mĩ và Bắc Ấn Độ. Ở trung và hạ lưu Tigrơ và Ơphơrát trồng nhiều chà là nhất. Trung bình, cây chà là trưởng thành, có chiều cao tới 20m, đường kính thân cây là 70cm, tán lá rộng từ 2 đến 3m. Nhiệt độ thích hợp nhất để chà là phát triển là khoảng 20 – 25°C, Mỗi năm trong điều kiện nhiệt độ lí tưởng, một cây chà là có thể cung cấp từ 100 đến 150 kg quả. Chà là là một loại cây có nhiều chất dinh dưỡng ngoài đường (khoảng 62%), còn có chất béo (1%), đạm (3%).

Những điều kiện tự nhiên đó đã có ảnh hưởng khá rõ trong hoạt động kinh tế cũng như đời sống chính trị, xã hội của cư dân cổ ở khu vực này, tạo nên những sắc thái riêng của vùng Lưỡng Hà. Lưỡng Hà không có một biên giới thiên nhiên hiểm trở che chắn, địa hình khá bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, cỏ cây tốt tươi nằm giữa vùng sa mạc Siri nóng bỏng và cao nguyên Iran cằn cỗi. Do vậy các tộc người sống xung quanh khu vực Lưỡng Hà đều nhòm ngó thèm khát vùng đất phì nhiêu ấy. Lịch sử Lưỡng Hà đầy rẫy những biến động xã hội, những cuộc chiến tranh giữa các tộc định cư và du mục, kết quả là các cộng đồng người trước sau đã đồng hóa với nhau và cùng giúp sức xây dựng nên nền văn hóa lâu đời, độc đáo của khu vực này.

Người Sumer được coi là cư dân xưa nhất. Họ là những người đầu tiên xây dựng nền văn minh tối cổ của lưu vực Lưỡng Hà. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Sumer đã thiên đi từ miền rừng núi Trung Á xuống định cư dần ở miền Nam Lưỡng Hà, lấy nông nghiệp tưới tiêu làm hoạt động kinh tế chủ yếu và thiết lập nên nhiều quốc gia như Ua, Êriđu, Lagas, Kis, Suruphe, Urúc.

Từ thiên niên kỉ III TCN, các bộ lạc du mục người Xêmit, bao gồm người Akkad, Phênixi, Hêbơrơ, Atxiri, Canđê… đã tới định cư trên một dải rộng từ Xiri đến sa mạc Aráp. Trong số đó, người Akkad đã định cư ở vùng trung lưu Lưỡng Hà, khoảng năm 3500 TCN chuyển từ đời sống du mục sang lối sống định cư dựa trên kinh tế nông nghiệp tưới tiêu. Cuộc xung đột để giành quyền bá chủ khu vực Lưỡng Hà cũng đã xảy ra giữa người Sumer và người Akkad trong suốt mấy trăm năm. Kết quả là cuối thiên niên kỉ III TCN, người Sumer và người Akkad đã đồng hóa với nhau.

Tiếp sau đó, có rất nhiều bộ lạc thuộc nhiều ngữ hệ khác nhau ở các khu vực lân cận, cũng đã tràn tới cư trú ở khu vực Lưỡng Hà tạo nên sự đồng hóa hỗn hợp của các cộng đồng người với những ngữ hệ khác nhau, điều đó càng làm cho thành phần cư dân ở Lưỡng Hà phức tạp thêm.

Những di chỉ khảo cổ học tối cổ ở khu vực Lưỡng Hà chưa được phát hiện đầy đủ.

Nhờ những cố gắng của các nhà khảo cổ, người ta đã tìm thấy những di chỉ cư trú xưa nhất của cư dân Lưỡng Hà ở đầu thiên niên kỉ IV TCN – thời kì quá độ từ đá mới sang đồng – tiêu biểu nhất là di chỉ Êlơôbâyđơ cách thành phố Êriđu hiện nay 181 km về phía đông bắc. Cư dân sống định cư, biết nghề nông và chăn nuôi, nhưng săn bắn đánh cá vẫn có vai trò quan trọng. Họ biết dệt, chế tạo đồ gốm. Công cụ sản xuất chủ yếu bằng đá nhưng những chế phẩm bằng đồng cũng đã xuất hiện. Nhà cửa chủ yếu bằng đất, nhỏ và lợp bằng lau sậy.

Di chỉ Urúc – nằm trên bờ Ơphơrát – thuộc giữa thiên niên kỉ IV TCN. Cư dân đã biết trồng đại mạch, chăn nuôi bò, cừu, dê, lợn, nhà cửa được xây dựng bằng gạch thô, tại di chỉ này các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra chữ tượng hình đầu tiên của người Sumer.

Di chỉ trên đồi Đơgienđét Naxơrê thuộc cuối thiên niên kỉ IV đầu III TCN. Công cụ bằng đồng đã khá phổ biến. Người ta đã phát hiện ra dấu vết của nhiều xe vận chuyển cả bánh do gia súc kéo và xe trượt ở những vùng lầy lội, nghề nông phát triển và kĩ nghệ gốm đã thành đạt.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Điều kiện tự nhiên và cư dân Lưỡng Hà cổ đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/dieu-kien-tu-nhien-va-cu-dan-luong-ha-co-dai/feed/ 0
Người Sumer làm chủ Lưỡng Hà https://ngaydacbiet.com/nguoi-sumer-lam-chu-luong-ha/ https://ngaydacbiet.com/nguoi-sumer-lam-chu-luong-ha/#respond Fri, 16 Jul 2021 15:26:56 +0000 https://ngaydacbiet.com/nguoi-sumer-lam-chu-luong-ha/ Khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN, người Sumer đã thiên di đến lưu vực Lưỡng Hà, từ bỏ dần lối sống du mục. Họ xây đắp nhiều công trình trị thủy, lấy nước tưới tiêu cho hoạt động kinh tế nông nghiệp, biến Lưỡng Hà thành một khu vực “có đầy đủ những […]

Bài viết Người Sumer làm chủ Lưỡng Hà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN, người Sumer đã thiên di đến lưu vực Lưỡng Hà, từ bỏ dần lối sống du mục. Họ xây đắp nhiều công trình trị thủy, lấy nước tưới tiêu cho hoạt động kinh tế nông nghiệp, biến Lưỡng Hà thành một khu vực “có đầy đủ những điều kiện tốt nhất đối với nông nghiệp” (Hêrôđốt). Những quốc gia tối cổ của người Sumer đã xuất hiện vào cuối thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III TCN, nổi tiếng nhất là Êriđu, Lagas, Ua, Umma, Uruc…

Tình hình phát triển kinh tế của người Sumer

Mỗi quốc gia Sumer đều có những viên quan đặc trách công tác thủy lợi, người Sumer gọi là những Nubanđa.

Mặc dù hiếm kim loại và tuyệt đại bộ phận kim loại phải mua từ Êlam và Iran về, nhưng người Sumer cũng có những thành đạt nhất định trong lĩnh vực thủ công nghiệp. Họ đã chế tạo được đồ gốm tinh xảo, dệt được nhiều loại vải.

Từ thiên niên kỉ III TCN cùng với gỗ, người Sumer đã sử dụng đồng thau để chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng và đồ trang sức.

Nằm trên vị trí giao thông quan trọng có sản phẩm nông nghiệp và thủ Công nghiệp tương đối phong phú, nên việc buôn bán giữa các thành thị của Lưỡng Hà với nhau và với các nước phụ cận đã sớm phát triển. Tuy nhiên, hoạt động thủ công nghiệp và thương mại của Sumer mang đậm tính chất của nền kinh tế tự nhiên. Sản phẩm làm ra chủ yếu để tiêu dùng trong công xã. Những thỏi đồng, bạc được sử dụng như một loại tiền tệ đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến, trao đổi theo phương thức vật đổi vật vẫn chiếm địa vị chủ đạo, kể cả trong ngoại thương (người Lưỡng Hà mang những sản phẩm của họ như lông cừu, lương thực sang các nước lân bang để đổi lấy kim loại).

Các tầng lớp xã hội của người Sumer

– Sự phát triển của chế độ tư hữu đã tạo nên 2 giai cấp cơ bản trong xã hội Lưỡng Hà : giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Giai cấp thống trị

Giai cấp thống trị bao gồm quý tộc và tầng lớp tăng lữ, nắm quyền sở hữu ruộng đất. Về danh nghĩa, ruộng đất trong toàn quốc thuộc về Patesi – người đứng đầu mỗi quốc gia. Nhưng trên thực tế phân bổ thành nhiều bộ phận: ruộng đất của Patesi, hoàng tộc, quý tộc, quan lại và các đền miếu.

Số ruộng đất này khá lớn. Bọn quý tộc đã thiết lập nên những trang trại riêng của chúng, rộng hàng nghìn ha, bản thân Patesi có những trang trại riêng giao cho những người thân tín trông coi (với bổng lộc do nhà vua cấp bằng chính ruộng đất từ 200 – 300 ha cho một người).

Đền miếu cũng chiếm nhiều ruộng đất, ở quốc gia Lagas vào thiên niên kỉ III TCN, số ruộng đất thuộc sở hữu của các tăng lữ đã chiếm hơn nửa tổng số ruộng đất cả nước. Số ruộng đất còn lại thuộc quyền cai quản của các công xã nông thôn. Ruộng công xã được chia nhỏ theo định kì và giao cho mỗi gia đình canh tác.

Nông dân công xã nhận ruộng phải nộp thuế cho nhà nước, đồng thời phải làm nhiều nghĩa vụ khác như nghĩa vụ quân sự, lao dịch không công trên ruộng đất của quý tộc, đền miếu, lao động nghĩa vụ xây dựng các công trình công cộng, đền miếu, lăng tẩm, đường sá, công trình thủy lợi…

Tầng lớp bị trị

Nông dân công xã là bộ phận cư dân đông đảo nhất của xã hội Sumer. Về danh nghĩa, họ là những người tự do, được công xã chia ruộng đất, có tư liệu sản xuất và tự canh tác trên những phần ruộng được chia. Nhưng trong thực tế, họ bị lệ thuộc, cai quản và chịu sự bóc lột của giai cấp quý tộc. Là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, là chỗ dựa và là đối tượng bị bóc lột chủ yếu của nhà nước, những nông dân công xã ở Sumer lại sống gắn bó chặt chẽ với công xã của mình theo những tập tục riêng, khép kín, ít quan tâm tới những biến động của nhà nước.

Sự tồn tại các công xã nông thôn và lối sống của các nông dân trong công xã đã tạo nên đặc trưng riêng của tổ chức xã hội người Sumer ở các thiên niên kỉ IV, III TCN.

Tầng lớp quý tộc đã không ngừng dùng quyền thế của mình để lấn chiếm, cướp đoạt phần ruộng đất của nông dân công xã. Nông dân tự do bị tước đoạt tư liệu sản xuất ngày càng tăng. Nông dân công xã bị phân hóa, một bộ phận còn giữ được tư cách tự do theo đúng nghĩa của nó (tự do thân thể, tự do canh tác trên phần ruộng riêng của họ). Một bộ phận khá đông khác mất tư liệu sản xuất, trở thành những người lính canh hoặc làm thuê cho quý tộc, đền miếu. Một bộ phận khác (ít hơn) bị bần cùng, bị biến thành nô lệ của các gia đình chủ nô hoặc cho các đền miếu.

Bộ phận cuối cùng trong tầng lớp bị trị là những người nô lệ. Nhiều tài liệu ở Lưỡng Hà thuộc thiên niên kỉ III TCN đã nói tới họ. Nguồn cung cấp nô lệ chủ yếu cho xã hội Sumer là những tù binh bị bắt trong chiến tranh hay được mua từ nước ngoài về (giá một nô lệ khoảng chừng từ 14 đến 20 Sêken bạc bằng 117 – 170g bạc), trong số đó, nữ nô lệ chiếm tỉ lệ cao hơn.

Giống như Ai Cập, chế độ nô lệ ở các quốc gia cổ đại Sumer đã tồn tại và phát triển trong khuôn khổ của chế độ nô lệ gia trưởng. Số lượng nô lệ không đáng kể so với lực lượng đông đảo nông dân công xã. Lao động của nô lệ (dù là của nhà nước, hay tư nhân) được sử dụng trong một số ngành sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, đào đắp những công trình thủy lợi,… Thậm chí nô lệ cũng thành vật hi sinh trong các lễ tế thần, nhưng lao động của họ không phải là lao động cơ bản của xã hội. Quan hệ bóc lột chủ đạo cũng không phải là quan hệ giữa quý tộc chủ nô và nô lệ.

Nhà nước và quý tộc Sumer vừa bóc lột nông dân công xã, vừa bóc lột sức lao động của nô lệ, bởi vậy sự đối đầu và mâu thuẫn giữa quần chúng bị trị – nông dân công xã, thợ thủ công, nô lệ, với nhà nước và giai cấp quý tộc trở thành mâu thuẫn cơ bản của xã hội. Tiếc rằng còn quá ít tài liệu ghi chép về những cuộc đấu tranh trong xã hội Sumer. Do vậy, bức tranh về phong trào phản kháng của quần chúng lao khổ ở Sumer còn mờ nhạt, chỉ còn lại sử liệu ghi chép không chi tiết về phong trào đấu tranh sôi động của thợ thủ công, nông dân công xã và nô lệ ở quốc gia thành thị Lagas, lật đổ quyền lực của Patesi tàn bạo ở Lagas, đưa Urucaginna lên ngôi Patesi, thực hiện một số cải cách có lợi cho những người nghèo khổ. Như nới rộng quyền tự do cho các thành viên công xã nông thôn, hạn chế sự bóc lột quá mức của bọn quý tộc quan lại…

Tổ chức nhà nước của người Sumer

Tổ chức chính trị và hình thái nhà nước của người Sumer cũng được xây dựng và phát triển theo hướng của một nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Khuynh hướng tăng cường quyền lực vào tay nhà vua và tập đoàn quý tộc thống trị được xúc tiến ngày một mạnh mẽ.

Đứng đầu mỗi quốc gia của người Sumer là Patesi (cũng có nơi gọi là Lugalơ – người chủ). Thoạt đầu, Patesi do hội đồng dân biểu bầu ra, là người đại diện của tầng lớp quý tộc thị tộc, dần dần Patesi trở thành một chức vị có tính chất cha truyền con nối, thâu tóm trong tay mình mọi chức năng và quyền lợi:

  • Patesi là đại diện tối cao của tầng lớp tăng lữ, là đại diện của thần dân trước các thần thánh;
  • Patesi là người chỉ huy quân đội Sumer, người quản lý kinh tế, coi sóc các công trình công cộng và là người sở hữu tối cao mọi đất đai trong một quốc gia.

Dưới các Patesi và giúp việc cho Patesi là một hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương. Đứng đầu hệ thống quan lại đó là Nubanđa (gần giống như Vidia ở Ai Cập) trông coi hoạt động kinh tế, kho tàng và thủy lợi. Tiếp đó là các quan lại đặc trách các công việc khác như thu thuế, các hoạt động thương mại, quân sự, kho tàng, xây dựng các công trình công cộng…

Bên cạnh việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước Sumer cổ đại cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho bọn quý tộc chiếm nhiều đất đai và tư liệu sản xuất khác, trên cơ sở đó để tiến hành bóc lột cư dân bị thống trị – Có những tên quý tộc chiếm giữ tới 200 – 3000 ha đem phát canh để thu tố thuế.

Tuy nhiên, nét nổi bật của nhà nước Sumer thời kì này là tính chất sơ khai của nó và những tàn dư của chế độ dân chủ bộ lạc, thị tộc còn tồn tại khá phổ biến. Ở các quốc gia Sumer vẫn tồn tại các hội đồng nhân dân và hội đồng bô lão (trưởng lão) với những quyền lực nhất định: đề cử và chọn lựa những quan chức của bộ máy nhà nước, quyết định những vấn đề hệ trọng của quốc gia (tuyên chiến hay kí kết hòa bình…).

Mặt khác sự bền vững của công xã nông thôn Sumer cũng đã buộc nhà nước phải sử dụng tới các cơ quan quản lí của công xã như là bộ phận của guồng máy cai trị trong cả nước ; có như thế nhà nước mới có thể với tay xuống các làng xã và điều khiển các thành viên trong công xã nông thôn.

Do vậy, nhà nước ở Sumer ngay từ khi mới thiết lập do những nhu cầu và đặc trưng riêng của nền kinh tế, thiết chế xã hội đã được xây dựng theo khuynh hướng của một nhà nước quân chủ, tập quyền. Nhưng thể chế trung ương tập quyền này chưa ổn định, vững mạnh. Những tàn dư của xã hội thị tộc, sự tồn tại dai dẳng của các công xã nông thôn phần nào đã làm cho thể chế chính trị của người Sumer mang sắc thái riêng. Và đó cũng là lí do vì sao trong suốt nửa đầu thiên niên kỉ III TCN, các quốc gia Sumer luôn luôn đấu tranh với nhau. Họ cố gắng vươn tới để xác lập một quốc gia chung thống nhất nắm bá quyền ở khu vực, nhưng chưa có quốc gia nào đủ sức thống nhất toàn bộ khu vực Lưỡng Hà thành một khối thống nhất hùng cường.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Người Sumer làm chủ Lưỡng Hà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/nguoi-sumer-lam-chu-luong-ha/feed/ 0
Người Akkad làm chủ Lưỡng Hà https://ngaydacbiet.com/nguoi-akkad-lam-chu-luong-ha/ https://ngaydacbiet.com/nguoi-akkad-lam-chu-luong-ha/#respond Fri, 16 Jul 2021 13:35:55 +0000 https://ngaydacbiet.com/nguoi-akkad-lam-chu-luong-ha/ Khoảng đầu thiên niên kỉ III TCN, tộc người Semites từ miền ngoại Capcadơ bắt đầu thiên đi xuống phía nam, và ào ạt tràn vào Tây Á, sống du mục trên một dải đất dài từ Syria đến sa mạc Ả rập. Trong số những tộc người Semites, người Akkad đã sống định cư […]

Bài viết Người Akkad làm chủ Lưỡng Hà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Khoảng đầu thiên niên kỉ III TCN, tộc người Semites từ miền ngoại Capcadơ bắt đầu thiên đi xuống phía nam, và ào ạt tràn vào Tây Á, sống du mục trên một dải đất dài từ Syria đến sa mạc Ả rập. Trong số những tộc người Semites, người Akkad đã sống định cư ở vùng trung du Lưỡng Hà, lấy thành thị Akkad làm thủ phủ và xây dựng nên quốc gia của mình. Akkad là một thành thị nằm ở vùng giữa 2 sông Ơphơrát và Tigrơ sát gần nhau nhất. Là giao điểm của các đường thương mại từ Đông sang Tây, từ Nam đến Bắc, tạo cho Akkad một lợi thế trong giao dịch thương mại, giao lưu kinh tế, văn hóa.

Thời kỳ Sargon trị vì

Người lập quốc gia Akkad là Sargon (2369 – 2314 TCN) theo truyền thuyết, Sargon (tiếng Akkad là Šarru-kēn) có nghĩa là “vua chân chính”, đã làm vườn và quan hầu của Uarababa. Căn cứ vào những bản khắc trên tượng và các di vật khác mà Sargon đã cúng cho miếu đường Nippua ta thấy: sau khi thành lập quốc gia Akkad, Sargon đã đánh Kisơ, đánh bại thế lực của Lugandắcgidi (Patesi của quốc gia Umma), tiếp đó chiến thắng Urúc và hơn 50 quốc gia của các Patesi khác. Lần đầu tiên trong lịch sử, các quốc gia của người Sumer ở Lưỡng Hà, đã được thống nhất bằng bạo lực dưới sự cai quản của Sargon – Akkad.

Sargon còn tiến sang phía đông, đánh chiếm một phần đất của Flam, làm chủ cả phần đông – bắc Lưỡng Hà. Sargon cũng đã tiến hành những cuộc viễn chinh mở rộng ảnh hưởng của mình tới tận Syria, Palestine. Một quốc gia Akkad rộng lớn từ vịnh Pécxich (vịnh Ba Tư) đến miền thượng lưu sông Tigrơ (bao gồm cả một phần đất Elam) được thiết lập. Sargon cũng là vua đầu tiên của người Semites tiếp thu văn hóa của người Sumer và thực hiện việc đồng hóa người Sumer và người Semites – Akkad.

Trong thời gian trị vì của mình, Sargon cũng hết sức chú ý đến hoạt động kinh tế nông nghiệp, củng cố và mở rộng nhiều công trình tưới tiêu nước: sông đào nối liền 2 sông Ơphơrát và Tigrơ được hoàn thành; hệ thống thủy lợi toàn khu vực Lưỡng Hà được điều chỉnh sửa chữa, tu bổ; hệ thống đo lường được thiết lập, thống nhất áp dụng cho toàn bộ khu vực Lưỡng Hà tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại vốn phát triển ở vùng này.

Thời kỳ Naramxin trị vì

Đến thời thống trị và cầm quyền của Naramxin (2270 – 2251 TCN) – cháu nội Sargon, quốc gia Akkad lại càng phồn vinh. Bằng vũ lực và những cuộc chiến tranh xâm lược, Naramxin đã mở rộng cương vực Akkad. Naramxin đã hoàn thành công cuộc chinh phục những miền đất của người Elam, của người Lumlubây (đông – bắc Lưỡng Hà). Naramxin còn vươn tới khu vực của các tộc người ở miền núi Acmêni. Quân đội Akkad cũng đã tấn công Syria và tràn tới bờ đông Địa Trung Hải.

Một vùng đất rộng lớn ở Tây Á nằm trong sự khống chế của Akkad. Vua Naramxin trở thành “Vua 4 hướng của thế giới”. Ngoài những biến động về chính trị, lãnh thổ dưới thời thống trị của Akkad, xã hội Lưỡng Hà cũng có những thay đổi đáng kể. Công xã nông thôn vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng dấu hiệu của sự suy yếu, rạn nứt đã bộc lộ khá rõ nét. Riêng đất công của các công xã nông thôn bị lấn chiếm, các quan chức của các công xã nông thôn thường lợi dụng uy quyền của mình cắt xén ruộng công đem bán. Những tài liệu ghi chép trên bia của vua Manistusu đã cho biết vua mua nhiều ruộng công của các công xã nông thôn thuộc thành thị Kisô và các vùng phụ cận. Có những lô đất rộng tới 2.000 ha, vừa để lập những trang trại riêng vừa để làm vật tặng cho các quan chức, tướng lĩnh có công với mình. Chế độ tư hữu ruộng đất phát triển, ruộng đất tư của nông dân bị chiếm đoạt, ruộng đất công của các công xã nông thôn quản lí cũng bị lấn chiếm. Tính bền vững, cố hữu của các công xã nông thôn Lưỡng Hà dựa trên chế độ công hữu ruộng đất, bị tan vỡ.

Nhiều nông dân công xã vốn sống chủ yếu vào số ruộng đất được công xã chia cho hàng năm đã trở thành người nông dân hoặc sống theo kiểu lĩnh canh ruộng đất của quý tộc. Hoặc làm thuê theo những giao kèo cam kết cho các trang trại của quý tộc, đền chùa, thân phận không gì hơn những người nô lệ, quan hệ nô lệ nhờ thế được tăng cường hơn. Ách áp bức và sự bóc lột nặng nề của nhà nước Akkad đã gây ra sự chống đối quyết liệt và âm ỉ không những trong đám quần chúng lao khổ mà còn ở ngay các thành thị Sumer phải tạm thời khuất phục Akkad.

Nhiều phong trào phản kháng nổ ra ở các địa phương đến nỗi Rumesơ (con trai Sargon) đã phải kêu lên: “Những địa phương mà cha ta – Sargon – đã để lại cho ta, đều chống ta. Không có một địa phương nào trung thành với ta cả”. Đương nhiên, những cuộc phản kháng đó cũng như những cuộc bạo động của nông dân đều bị Sargon và các vua chúa Akkad sử dụng vũ lực đàn áp theo phương châm “đốt thành ra tro, một tổ chim cũng không còn”.

Thời kỳ Sacalisara trị vì

Đến thời Sacalisara (2253 – 2230 TCN) – triều vua cuối cùng của người Akkad ở khu vực Lưỡng Hà – xã hội Lưỡng Hà khủng hoảng nghiêm trọng, các thành thị nổi dậy chống đối. Bao động và khởi nghĩa của dân nghèo nô lệ thường xuyên xảy ra, đặc biệt người Akkad phải đối đầu với những cuộc tấn công xâm lược liên tục của người Elam từ phía đông, của người Amôrít từ phía tây và người Guti từ hướng đông bắc Lưỡng Hà.

Kết quả là toàn bộ khu vực Lưỡng Hà trong suốt 60 – 70 năm nằm trong sự khống chế của người Guti. Lịch sử Lưỡng Hà hầu như bị chững lại, thuế má và sưu dịch đè nặng trên đầu người dân Lưỡng Hà. Nền kinh tế bị phá hoại và ngăn cản. Hệ thống thủy nông bị bỏ rơi, không được chăm sóc tu bổ. Kinh tế kiệt quệ và đời sống cư dân hết sức điêu đứng. Lòng hận thù của người Sumer, Akkad với tộc người Guti ngày một tăng.

Khoảng năm 2150 TCN, Utukegan – vua thành Urúc – đã tập hợp lực lượng Sumer, Akkad đánh đuổi người Guti ra khỏi khu vực Lưỡng Hà, khôi phục lại được nền độc lập cho các thành thị Sumer và Akkad.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Người Akkad làm chủ Lưỡng Hà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/nguoi-akkad-lam-chu-luong-ha/feed/ 0
Vương triều UA và sự phục hưng của người Sumer https://ngaydacbiet.com/vuong-trieu-ua-va-su-phuc-hung-cua-nguoi-sumer/ https://ngaydacbiet.com/vuong-trieu-ua-va-su-phuc-hung-cua-nguoi-sumer/#respond Fri, 16 Jul 2021 12:21:02 +0000 https://ngaydacbiet.com/vuong-trieu-ua-va-su-phuc-hung-cua-nguoi-sumer/ Giành lại quyền lực và mở rộng đất nước Sau khi đánh đuổi người Guti ra khỏi Lưỡng Hà, quyền lực của người Sumer được phục hưng. Các thành thị Sumer có cơ hội phát triển trở lại, nắm quyền khống chế khu vực Sumer và Akkad. Từ năm 2132 TCN, Lưỡng Hà nằm dưới […]

Bài viết Vương triều UA và sự phục hưng của người Sumer đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Giành lại quyền lực và mở rộng đất nước

Sau khi đánh đuổi người Guti ra khỏi Lưỡng Hà, quyền lực của người Sumer được phục hưng. Các thành thị Sumer có cơ hội phát triển trở lại, nắm quyền khống chế khu vực Sumer và Akkad. Từ năm 2132 TCN, Lưỡng Hà nằm dưới sự chi phối của thành thị Ua (Vương triều III).

Người sáng lập ra vương triều III Ua – Uanammu và con trai là Sulighi, đã tập trung sức lực tăng cường xây dựng một nhà nước chuyên chế hùng mạnh, khống chế toàn bộ khu vực Lưỡng Hà. Sau đó, hai cha con Sulight trở thành “Vua Sumer và Akkad”. Không những thế, cả hai đều cố gắng thực hiện chiến tranh xâm lược mở rộng cương vực, về phía đông đánh chiếm Elam, phía tây tấn công Syria, Tiểu Á. Uanammu đã tự khoe rằng đã “đưa bàn chân mình tới biển dưới đến biển trên” (tức là từ vịnh Pecxích đến bờ Địa Trung Hải).

Các vua của vương triều III Ua cũng ra sức tập trung quyền lực quốc gia vào tay mình, thực hiện chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền nắm trong tay cả vương quyền và thần quyền. Dưới thời thống trị của Ua, các Patesi trở thành một chức quan lại, chịu sự bổ nhiệm và kiểm soát của nhà vua.

Tuy nhiên, vương triều Ua vẫn phải thường xuyên đối đầu với những hành động phản kháng của quý tộc địa phương và nhất là những cuộc tấn công xâm nhập của người Elam và Amôrít. Đến nỗi vào năm thứ 4 của thời kì thống trị của mình, vua Xusin đã phải cho xây dựng nhiều phòng tuyến, đồn lũy để phòng thủ. Vua cuối cùng của vương triều III Ua là Ibixin (2049 – 2024 TCN) đã buộc phải cho xây dựng nhiều tường thành có tính chất phòng vệ, bao quanh một số thành phố chủ yếu như Ua, Nippua…

Phát triển kinh tế và xã hội

Kinh tế của Sumer nói riêng và của cả khu vực Lưỡng Hà nói chung dưới thời thống trị của vương triều III Ua đã được phục hưng và phát triển mạnh mẽ.

Công tác thủy lợi bị bê trễ trong thời kì bị người Guti thống trị nay được phục hồi, sửa chữa và đào đắp thêm. Cư dân Lưỡng Hà ở thời kì này đã áp dụng những hình thức gầu guồng đơn giản để đưa nước lên cao, nên những cánh đồng cao cũng được tưới tiêu, canh tác. Việc sử dụng sức kéo của bò, ngựa, cũng được phổ biến rộng rãi. Diện tích canh tác được mở rộng, sản phẩm nông nghiệp phong phú. Bên cạnh ngũ cốc, chà là, người Lưỡng Hà đã bắt đầu biết trồng và sử dụng nho (nhất là những khu vườn ở miền Bắc có chất đất thích hợp cho cây nho).

Thủ công nghiệp cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Các nghề: dệt, đồ gốm, sành sứ, sản xuất lông thú, da thú… không những cung cấp đồ tiêu dùng trong nước mà còn có khả năng xuất sang một số nước.

Công xã nông thôn vẫn tồn tại như loại hình cơ bản của xã hội Sumer, nhưng sự rạn nứt của công xã đã có từ thời cuối Akkad vẫn tiếp tục tiến triển. Ruộng công hữu của công xã thường xuyên bị lấn chiếm, chế độ tư hữu ruộng đất ngày càng phát triển. Tuy nhiên, số lượng ruộng đất tư hữu mà mỗi cá nhân chiếm hữu chưa lớn (một tăng lữ tối cao mới có 36 ha, đa số là những chủ sở hữu ruộng đất nhỏ khoảng từ 12 đến 1 ha).

Nhìn chung, nhà nước trong khi cố gắng thành lập những trang trại riêng của mình, những trang trại của quý tộc, tăng lữ vẫn hết sức duy trì và bảo vệ sự tồn tại của chế độ ruộng đất công xã. Nhưng trên thực tế, nạn kiêm tinh ruộng đất vẫn không ngừng xảy ra, nhiều nông dân bị tước đoạt ruộng đất đã phải nhận lĩnh canh hoặc trở thành người làm thuê trong các trang trại của nhà nước, quý tộc và đền miếu.

Mặc dù người nông dân công xã chiếm tỉ lệ cao và là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, nhưng trong thời kì thống trị của Ua (vương triều III) quan hệ nô lệ vẫn tăng cường. Nô lệ tù binh và mua từ ngoài về được sử dụng phổ biến trong hoạt động thủ công nghiệp. Nhiều xưởng dệt ở Lagas đã sử dụng sức lao động của hàng trăm nô lệ (cả nam và nữ). Việc mua, bán nô lệ và cho thuê nô lệ được pháp luật thừa nhận (điều 3 – luật Sumer, điều 40 – luật Esmuna).

Bắt đầu suy yếu và bị lật đổ

Vương triều III Ua đã phục hưng lại được uy quyền của người Sumer ở Lưỡng Hà. Đã thúc đẩy nền kinh tế tổ chức xã hội và thiết chế chính trị ở Lưỡng Hà thêm một bước. Tuy nhiên, sau hơn 100 năm thống trị (từ 2132 đến 2024 TCN), những mâu thuẫn vốn có trong xã hội Ua đã dần dần bộc lộ. Tới thời trị vì của Ibixin (2049 – 2024 TCN), những cơ sở xã hội của đế quốc Ua hùng mạnh thống nhất không còn nữa. Ibixin phải đương đầu với những cuộc đấu tranh của quần chúng lao khổ, đồng thời phải đối phó với những đợt tấn công liên tục của các tộc người ở vùng Elam và người Amôrít.

Cuối cùng, khoảng năm 2024 TCN, người Elam và người Amôrít đã lật đổ vương triều III của Ua.

Lưỡng Hà bước vào thời kì lịch sử mới.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Vương triều UA và sự phục hưng của người Sumer đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/vuong-trieu-ua-va-su-phuc-hung-cua-nguoi-sumer/feed/ 0
Sự thống nhất Lưỡng Hà của vương triều Cổ Babylon https://ngaydacbiet.com/su-thong-nhat-luong-ha-cua-vuong-trieu-co-babylon/ https://ngaydacbiet.com/su-thong-nhat-luong-ha-cua-vuong-trieu-co-babylon/#respond Fri, 16 Jul 2021 10:51:01 +0000 https://ngaydacbiet.com/su-thong-nhat-luong-ha-cua-vuong-trieu-co-babylon/ Sau khi lật đổ vương triều III Ua, người Êlam và người Amôrit có những định hướng khác nhau. Người Êlam cướp bóc, vơ vét của cải của Lưỡng Hà rồi rút quân về nước, ngược lại người Amôrít đã từ bỏ đời sống du mục, định cư ở khu vực Lưỡng Hà. Họ đã […]

Bài viết Sự thống nhất Lưỡng Hà của vương triều Cổ Babylon đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Sau khi lật đổ vương triều III Ua, người Êlam và người Amôrit có những định hướng khác nhau. Người Êlam cướp bóc, vơ vét của cải của Lưỡng Hà rồi rút quân về nước, ngược lại người Amôrít đã từ bỏ đời sống du mục, định cư ở khu vực Lưỡng Hà. Họ đã xây dựng ở đây nhiều thành thị, nổi bật nhất là Ixin và Laxa (ở Nam Lưỡng Hà), Esmuna và Meri (ở phía bắc lưu vực sông Tigrơ và Ơphơrát).

Người có công xây dựng vương triều Babylon thành quốc gia hùng mạnh, thống nhất cả khu vực Lưỡng Hà là vua Hammurabi (1792 – 1750 TCN). Bằng vũ lực, ngoại giao với những biện pháp khôn khéo, kiên quyết, Hammurabi đã lần lượt chinh phục được các vùng đất của các quốc gia khác của người Amôrit đồng tộc ở Lưỡng Hà. Liên minh với Laxa (lúc đó, dưới quyền cai trị của người Êlam), Hammurabi đã chiếm được một số nơi. Liên minh với Meri (kể cả sử dụng lực lượng quân sự của Meri), Hammurabi đã đánh thắng quốc gia Esmuna. Khi thế và lực đã mạnh, Hammurabi huy động đại quân thôn tính Laxa (1762 TCN), Meri. Thế là cả một vùng rộng lớn của khu vực Lưỡng Hà được thống nhất lại. Từ đó, người ta gọi chung miền Lưỡng Hà là Babylon. Cư dân sống ở vùng này là người Sumer-Akkad hay Amôrít cũng được gọi chung là người Babylon.

Thời kì tồn tại của vương quốc Babylon (1894 – 1595 TCN) là thời kì huy hoàng nhất của lịch sử Lưỡng Hà. Thủ đô Babylon trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn của phương Đông cổ đại trong nhiều thế kỉ tiếp theo.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Sự thống nhất Lưỡng Hà của vương triều Cổ Babylon đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/su-thong-nhat-luong-ha-cua-vuong-trieu-co-babylon/feed/ 0
Trạng thái kinh tế, xã hội của vương quốc Cổ Babylon https://ngaydacbiet.com/trang-thai-kinh-te-xa-hoi-cua-vuong-quoc-co-babylon/ https://ngaydacbiet.com/trang-thai-kinh-te-xa-hoi-cua-vuong-quoc-co-babylon/#respond Fri, 16 Jul 2021 09:41:51 +0000 https://ngaydacbiet.com/trang-thai-kinh-te-xa-hoi-cua-vuong-quoc-co-babylon/ Tình hình kinh tế của vương quốc Babylon Bộ luật Hammurabi đã cho ta biết công cụ sản xuất của người Babylon – Lưỡng Hà ở giai đoạn phát triển của đồng thau, sắt cũng đã xuất hiện nhưng chưa được sử dụng rộng rãi. Trên cơ sở công cụ đồng thau, kĩ thuật sản […]

Bài viết Trạng thái kinh tế, xã hội của vương quốc Cổ Babylon đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tình hình kinh tế của vương quốc Babylon

Bộ luật Hammurabi đã cho ta biết công cụ sản xuất của người Babylon – Lưỡng Hà ở giai đoạn phát triển của đồng thau, sắt cũng đã xuất hiện nhưng chưa được sử dụng rộng rãi.

Trên cơ sở công cụ đồng thau, kĩ thuật sản xuất và canh tác của cư dân Lưỡng Hà đã có những tiến bộ đáng kể. Cái cày thô, nặng, lưỡi bằng đồng thau, sử dụng sức kéo của bò, ngựa, lừa đã trở nên phổ biến. Việc sử dụng hệ thống guồng tưới nước, nhất là ở các khu ruộng, vườn có độ cao đã tăng thêm diện tích canh tác trồng trọt. Công tác thủy lợi được đặc biệt quan tâm. Nhiều hệ thống thủy nông được tu bổ, sửa chữa, xây dựng. 9 năm sau khi lên cầm quyền, Hammurabi đã cho đào sông lớn nối liền sông Tigrơ, Ơphơrát (ở vùng hạ lưu) mang tên “sông đào Hammurabi – sự giàu có”. Hammurabi vẫn thường tự hào: “Ta tu bổ sông ngòi, đem nước nguồn về tưới đồng ruộng vùng Sumer và vùng Akkad. Ta biến đất đai hai bên bờ sông thành đồng cỏ xanh tươi. Ta đảm bảo cho mùa màng được phong phú”. Dưới thời Hammurabi, công tác thủy lợi được triển khai rộng và không chỉ là một công việc quan trọng của nhà nước, mà đã trở thành “việc của dân”. Các địa phương, các công xã nông thôn và từng gia đình có trách nhiệm trông nom giữ gìn các công trình thủy lợi, ai cố tình vi phạm sẽ bị xử lí, bồi thường (điều 53), nếu người đó không có tài sản phải bán thân để bồi thường thiệt hại do họ gây nên.

Nhờ hệ thống thủy lợi được mở mang, chăm sóc, hoạt động kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ nền kinh tế Lưỡng Hà. Trên đồng ruộng, lúa mạch, lúa mì vẫn được trồng phổ biến. Các khu vườn lớn vẫn tràn ngập cây chà là. Sản phẩm nông nghiệp phong phú dồi dào, không những đủ cung cấp cho cư dân trong nước, mà còn dùng để trao đổi xuất sang các vùng phụ cận, nhất là cho các bộ lạc chăn nuôi ở vùng đồng cỏ Syria.

Quyền sở hữu ruộng đất tối cao về danh nghĩa vẫn thuộc về nhà vua. Nhưng trên thực tế, ruộng đất được phân thành 3 loại:

  • Ruộng đất của nhà vua, quan lại, quý tộc và tăng lữ.
  • Ruộng đất do công xã nông thôn quản lí.
  • Ruộng đất tư hữu.

Chế độ tư hữu ruộng đất vẫn tồn tại và có cơ phát triển mạnh. Tuy nhiên, diện tích ruộng tư hữu chưa lớn lắm; 90% những chủ ruộng đất tư hữu có không quá 8,5 ha, chủ ruộng nào có tới 31 ha đã được coi là chủ ruộng lớn và hiếm. Trên cơ sở chế độ tư hữu ruộng đất, hiện tượng phát canh thu tô trở thành phổ biến. Từ điều 42 đến điều 47 của Bộ luật đã quy định khá rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người chủ ruộng và người lĩnh canh, mức tô khá cao, thông thường là từ 1/3 đến 1/2 thu hoạch.

Các ngành thủ công nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu. Có 2 loại thợ thủ công: thợ thủ công tự do sống và làm tại các xưởng của nhà nước hoặc của tư nhân ở thành thị và thợ thủ công hành nghề ngay trong các công xã nông thôn.

Thời Hammurabi cho vay nặng lãi đã trở thành một ngành kinh doanh của giới quý tộc, có thu nhập cao. Vật cho vay có thể là tiền (bạc), có thể là ngũ cốc với lãi suất khá cao, thông thường là 20%, có khi lên tới 30%.

Tình hình xã hội của vương quốc Babylon

Xã hội Babylon thời Hammurabi được xây dựng trên cơ sở những gia đình phụ quyền, trong đó quyền lực của người đàn ông – chủ gia đình là rất lớn.

Số lượng nô lệ và quan hệ nô lệ thời cổ Babylon phát triển hơn thời kì Sumer, Akkad, do luôn được bổ sung từ tù binh chiến tranh và số dân nghèo phải bán mình làm nô lệ.

Luật pháp cũng hết sức bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp chủ nô. Những kẻ nào giúp nô lệ chạy trốn hoặc che giấu nô lệ sẽ bị xử tử. Các cơ quan của nhà nước phải có trách nhiệm giúp chủ nô tìm lại nô lệ của chúng bỏ trốn. Người nào giúp nô lệ xóa bỏ những dấu ấn khắc ở trán nô lệ thì sẽ bị chặt các ngón tay…

Nô lệ ở Babylon thời Hammurabi cũng đã bị biến thành một thứ tài sản, hàng hóa đem trao đổi. Người có tiền có thể mua nô lệ, chủ nô có quyền đem nô lệ ra mua, bán, đổi chác tùy ý họ.

Quan hệ nô lệ ở Babylon có phát triển hơn, tuy nhiên chế độ nô lệ ở Babylon vẫn chưa thoát khỏi khuôn khổ của chế độ nô lệ gia trưởng vì số lượng nô lệ và vai trò của họ trong đời sống kinh tế, xã hội chưa áp đảo được số lượng lao động của người nông dân công xã. Đa số các chủ nô chỉ có từ 5 đến 7 nô lệ. Luật pháp còn cho phép chủ nô có quyền lấy nữ nô và trong trường hợp ấy con cái của nữ nô sinh ra sẽ được luật pháp coi là người tự do. Điều 117 quy định số trường hợp người tự do bị gán mình làm nô lệ, thì không phải làm nô lệ suốt đời, họ chỉ phải lao động nô lệ cho chủ trong thời hạn là 3 năm.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Trạng thái kinh tế, xã hội của vương quốc Cổ Babylon đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/trang-thai-kinh-te-xa-hoi-cua-vuong-quoc-co-babylon/feed/ 0
Tổ chức chính trị của nhà nước cổ Babylon https://ngaydacbiet.com/to-chuc-chinh-tri-cua-nha-nuoc-co-babylon/ https://ngaydacbiet.com/to-chuc-chinh-tri-cua-nha-nuoc-co-babylon/#respond Fri, 16 Jul 2021 08:31:08 +0000 https://ngaydacbiet.com/to-chuc-chinh-tri-cua-nha-nuoc-co-babylon/ Nhà nước cổ Babylon tiếp tục tồn tại và xây dựng theo hình thái nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Quyền lực tập trung trong tay nhà vua, vua được thần thánh hóa với quyền lực tối cao và thiêng liêng cai trị đất nước. Hammurabi vì thế trở thành Enxi […]

Bài viết Tổ chức chính trị của nhà nước cổ Babylon đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Nhà nước cổ Babylon tiếp tục tồn tại và xây dựng theo hình thái nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Quyền lực tập trung trong tay nhà vua, vua được thần thánh hóa với quyền lực tối cao và thiêng liêng cai trị đất nước. Hammurabi vì thế trở thành Enxi của các chúa tể của cả nước Babylon.

Sự thống nhất về chính trị trong toàn quốc được thiết lập. Hammurabi đã tổ chức và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến các địa phương theo nguyên tắc tập trung chuyên chế. Hammurabi đã chia vương quốc thành 2 bộ phận, 2 khu vực hành chính, thực hành những biện pháp cai trị khác nhau: Vùng Akkad và Bắc Sumer là một khu vực hành chính, ở vùng Nam Sumer là khu vực hành chính thứ hai. Ở Akkad và Bắc Sumer, vua cử những viên toàn quyền (thực chất là những tổng đốc do nhà vua trực tiếp bổ nhiệm) gọi là Xucalu, thay mặt nhà vua trực tiếp cai quản khu vực này bao gồm từ việc quản lí kinh tế, thu thuế, xây dựng và chỉ huy quân đội, đến việc huy động dân chúng thực hiện các nghĩa vụ lao động khác (thủy lợi, xây dựng đền đài, cung điện, đường sá…). Vùng Nam Sumer được đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của toàn quyền Xinidinnama. Ngoài những chức năng như ở vùng Akkad, Bắc Sumer, các quan thống trị ở vùng này còn có thêm nhiệm vụ giúp nhà vua quản lý, điều hành việc sản xuất, chăn nuôi trong trang trại của nhà vua.

Hammurabi rất quan tâm và thực sự đã tổ chức được lực lượng quân đội hùng mạnh. Quân đội thời Hammurabi là quân đội thường trực. Các tướng lĩnh và binh sĩ đều được phân cấp ruộng đất. Ai có công được ban thưởng rất hậu. Ruộng phân cấp cho binh sĩ được chia thành 3 hạng cao thấp khác nhau. Cao nhất gọi là Đêcu dành cho cấp chỉ huy và hai loại thấp hơn gọi là Rêđu và Bairu.

Quân đội thường trực này được huấn luyện kĩ và có kỉ luật nghiêm. Binh sĩ nào bỏ trốn, luật pháp xử rất nặng, binh sĩ không thực hiện lệnh điều động ra các mặt trận sẽ bị tử hình. Chính nhờ lực lượng quân sự hùng hậu và có kỉ luật này, Hammurabi đã tiến hành thắng lợi các cuộc viễn chinh xâm lược, chinh phục toàn xứ Lưỡng Hà. Ốn định tình hình, phát triển kinh tế, đưa Babylon trở thành “thời kì hoàng kim” của lịch sử Lưỡng Hà. Thực hiện thành công cả 3 chức năng của nhà nước chuyên chế phương Đông : cướp bóc nhân dân trong nước và ngoài nước, tổ chức xây dựng và quản lí các công trình công cộng, nhất là công trình thủy lợi.

Hammurabi cũng là ông vua đầu tiên ở Lưỡng Hà chế định một bộ luật thành văn hoàn chỉnh và áp dụng thống nhất cho toàn khu vực Lưỡng Hà. Luật Hammurabi với 282 điều khoản về hình sự, về quyền thừa kế tài sản, về gia đình, về nô lệ, về lĩnh canh ruộng đất… Mà sợi chỉ đỏ xuyên suốt là việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp hữu sản, công cụ để duy trì, củng cố bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Sau khi Hammurabi chết (1750 TCN), vương quốc cổ Babylon liên tục gặp phải những khó khăn. Những dấu hiệu của sự suy vong đã bộc lộ khá rõ nét. Trong nước, ngoài việc trấn áp những cuộc đấu tranh, khởi nghĩa của nô lệ, dân nghèo, nhà nước Babylon phải đương đầu với sự phản kháng của những quý tộc địa phương ở phía nam trong “Liên minh những nước vùng biển”. Quốc vương Xamariluna – con trai Hammurabi – còn phải chống trả quyết liệt những đợt tấn công xâm nhập ồ ạt của các tộc người sống xung quanh khu vực Lưỡng Hà: người Xemít (ở vùng duyên hải Sumer), người Êlam, từ phía đông, người Hitdit ở phía bắc và người Cát xít ở phía đông bắc. Năm 1518 TCN, người Cát xít chiếm được Babylon và thống trị ở đây mãi cho tới năm 1165 TCN. Sau đó bị đế quốc Atxiri thôn tính.

Babylon mất vai trò chính trị quan trọng của mình trong nhiều thế kỉ, mãi cho tới thế kỉ VII TCN, khi vương quốc Tân Babylon được thiết lập, địa vị chính trị của Babylon mới được khôi phục.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Tổ chức chính trị của nhà nước cổ Babylon đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/to-chuc-chinh-tri-cua-nha-nuoc-co-babylon/feed/ 0
Lưỡng Hà dưới thời kỳ thống trị của vương quốc Tân Babylon https://ngaydacbiet.com/luong-ha-duoi-thoi-ky-thong-tri-cua-vuong-quoc-tan-babylon/ https://ngaydacbiet.com/luong-ha-duoi-thoi-ky-thong-tri-cua-vuong-quoc-tan-babylon/#respond Fri, 16 Jul 2021 06:31:17 +0000 https://ngaydacbiet.com/luong-ha-duoi-thoi-ky-thong-tri-cua-vuong-quoc-tan-babylon/ Người Canđê là một nhánh của tộc Xêmít, thiên di đến Lưỡng Hà muộn hơn người Akkad, người Atxiri (khoảng TK XI TCN). Trong thời gian người Cát xít và người Atxiri thay nhau thống trị Lưỡng Hà, người Canđê định cư miền Nam Lưỡng Hà và chịu sự khống chế của Atxiri, nhiều người […]

Bài viết Lưỡng Hà dưới thời kỳ thống trị của vương quốc Tân Babylon đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Người Canđê là một nhánh của tộc Xêmít, thiên di đến Lưỡng Hà muộn hơn người Akkad, người Atxiri (khoảng TK XI TCN). Trong thời gian người Cát xít và người Atxiri thay nhau thống trị Lưỡng Hà, người Canđê định cư miền Nam Lưỡng Hà và chịu sự khống chế của Atxiri, nhiều người Canđê đã từng phục vụ trong quân đội và trong bộ máy hành chính của đế quốc Atxiri.

Năm 626 TCN, nhân khi đế quốc Atxiri suy yếu, người Canđê đã liên minh với người Mêđi tấn công tiêu diệt Atxiri. Đế quốc Atxiri diệt vong, lãnh thổ rộng lớn của nó bị người Mêđi và người Canđê chia nhau thống trị. Khu vực Lưỡng Hà, Syria và Palestine thuộc quyền cai quản của người Canđê. Người Canđê đã chọn Babylon làm thủ đô của vương quốc do vậy lịch sử thường gọi vương quốc do người Canđê thành lập, lấy Babylon làm thủ đô, là vương quốc Tân Babylon trong lịch sử Lưỡng Hà.

Vương triều nổi tiếng nhất của vương quốc Tân Babylon là vương triều Nabusôđônôxo (Nabuchodonosor) (605 – 561 TCN). Nabusôđônôxo là cai trại của Nabôpôlaxa đồng thời cũng là con rể của vua Mêđi.

Trong thời kì trị vì của Nabusôđônôxo, vương quốc Tân Babylon đạt tới đỉnh điểm phát triển của nó, và hầu như vương quốc Babylon hơn 1000 năm trước đây đã được phục hồi.

Nabusôđônôxo đã thực hiện nhiều cuộc viễn chinh xâm lược để mở rộng cương vực của mình.

Năm 597 TCN, Nabusôđônôxo tấn công và chiếm được Giêrudalem và cử Xitki lên làm vua bù nhìn, lệ thuộc Babylon. Năm 689 TCN, Nabusôđônôxo lại tấn công thủ phủ Giêrudalem của người Do Thái, tiêu diệt vương quốc bù nhìn Do Thái của Xitki. Bản thân Xitki cùng toàn bộ hoàng gia, quý tộc và thương nhân Do Thái bị người Canđê bắt và giải về Babylon. Tiếp đó Nabusôđônôxo cũng đã hoàn tất việc chinh phục Syria và các thành bang của Phenixi, thiết lập ách thống trị của Babylon ở vùng ven bờ Đông Địa Trung Hải. Babylon cũng đã từng đánh nhau với Ai Cập, mặc dù không chinh phục được Ai Cập, nhưng Babylon cũng đã chặn đứng được ý đồ bành trướng của người Ai Cập ở khu vực ven bờ Đông Địa Trung Hải (nhất là ở Palestine).

Thời kì Nabusôđônêxo trị vì cũng là thời kì sinh hoạt kinh tế ở khu vực Lưỡng Hà được phục hưng và phát triển. Chính quyền trung ương đã hết sức chú trọng khôi phục, mở mang và sửa chữa những công trình thủy lợi, nhờ thế nông nghiệp vẫn tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong hoạt động kinh tế ở Tân Babylon. Công xã nông thôn vẫn tồn tại và nền kinh tế công xã vẫn có vai trò hết sức trọng yếu. Chế độ tư hữu ruộng đất, và cùng với nó, chế độ lĩnh canh tiếp tục phát triển, tạo nên những gia đình chủ nô giàu có nổi tiếng toàn vương quốc. Ví như “Nhà Murasu ở Nippua”, “nhà Eglubi ở Babylon”… đồng thời cũng tăng thêm số nông dân nghèo khó, mất ruộng đất phải làm thuê lĩnh canh ruộng đất hoặc phải bán thân làm nô lệ với thời hạn dài hơn trước (khoảng 10 năm). Sức lao động của nô lệ được sử dụng trong một số cơ sở sản xuất của nhà nước, tư nhân, nhưng cơ bản nhất vẫn là phục dịch trong các gia đình chủ nô.

Ở thời kì này, giai cấp chủ nô đã áp dụng một phương thức bóc lột nô lệ theo lối mới. Chủ nộ cung cấp cho nô lệ tư liệu sản xuất rồi cho phép họ tự kinh doanh sản xuất, hàng năm nạp cho chủ nô một khoản tiền nhất định theo thỏa thuận. Phương thức bóc lột theo kiểu này đã làm cho chủ nô không phải trực tiếp nuôi nô lệ nhưng vẫn có thu nhập do nô lệ đóng góp đồng thời cũng tạo ra sự tự do tương đối cho người nô lệ trong lao động sản xuất. Nô lệ được phép có gia đình riêng, có quyền tự kinh doanh sản xuất, có quyền giao dịch mua bán trên thị trường và có nền kinh tế riêng của họ.

Thương mại và cho vay lãi là hai hoạt động kinh tế có cơ hội phát triển mạnh ở Tân Babylon. Thương nhân mua và bán các sản phẩm thủ công nghiệp, ngũ cốc, ruộng đất, nô lệ. Thậm chí bỏ tiền để bao thầu cả hệ thống tưới tiêu thu lợi nhuận.

Nabusôđônôxo cũng hết sức quan tâm tới việc xây dựng các công trình công cộng, tạo bộ mặt phồn vinh, nguy nga cho đất nước. Nhiều thành phố lớn như Nippua, Urúc, Xepparơ và đặc biệt kinh đô Babylon được tu sửa, xây dựng khang trang đẹp đẽ. Thành Babylon có chu vi dài hơn 13km được bao bọc xung quanh bởi 3 lớp tường thành cao vững chắc. Giữa các lớp thành lại có những hào nước để ngăn chặn sự đột nhập của kẻ thù. Trong thành có rất nhiều công trình kiến trúc lộng lẫy. Ở phía bắc có cửa Ixta (nữ thần chiến tranh và thắng lợi) cao 12m, kiến trúc đẹp với gạch men màu xanh và những chạm khắc nổi hình các thú vật như bò rừng, rồng… Từ cửa Ixta (ở cửa bắc) đến đền thờ thần Macđúc (ở phía nam) là con đường lớn, thẳng tắp – “đường rước lễ” – với nhiều tường thành cao, trang trí đẹp như hình bò rừng, sư tử, những vật thần thoại đầu rồng, mình sư tử, chân đại bàng. Đường được lát bằng những phiến đá hình vuông màu phấn hồng, hai bên lát đá màu đỏ. Cạnh đền thờ thần Macđúc là tháp Đicurát hùng vĩ cao 90m, gồm 7 tầng, tầng trên cùng có một ngôi đền nhỏ xây bằng gạch tráng men màu xanh nhạt. Trong đền là tượng thần Macđúc bằng vàng.

Ngoài những đền tháp, cung điện chính, trong thành Babylon còn có công trình kiến trúc độc đáo có một không hai trong lịch sử, sau này người Hi Lạp coi là 1 trong 7 kì quan của thế giới cổ đại – khu vườn treo Babylon.

Năm 562 TCN, vua Nabusôđônôxo chết, vương quốc Tân Babylon bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu. Nội bộ hoàng gia không ổn định, chỉ trong vòng 24 năm đã thay đổi tới 4 triều đại. Tới thời trị vì của vua cuối cùng – Nabôxít (555 – 538 TCN), Tân Babylon bị đe dọa bởi nguy cơ xâm lược của đế quốc Ba Tư. Sau khi đánh bại và thôn tính vương quốc Mêđi, Tiểu Á, Ba Tư tấn công Babylon (năm 538 TCN, Nabôxít bị bắt, con trai Vantaxa bị giết). Vương quốc Tân Babylon diệt vong.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Lưỡng Hà dưới thời kỳ thống trị của vương quốc Tân Babylon đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/luong-ha-duoi-thoi-ky-thong-tri-cua-vuong-quoc-tan-babylon/feed/ 0
Những thành tựu văn hoá Cổ đại Lưỡng Hà https://ngaydacbiet.com/nhung-thanh-tuu-van-hoa-co-dai-luong-ha/ https://ngaydacbiet.com/nhung-thanh-tuu-van-hoa-co-dai-luong-ha/#respond Fri, 16 Jul 2021 03:42:59 +0000 https://ngaydacbiet.com/nhung-thanh-tuu-van-hoa-co-dai-luong-ha/ Lịch sử Lưỡng Hà là lịch sử của nhiều quốc gia, dân tộc. Thành tựu văn hóa Lưỡng Hà đạt được chính là sự tổng hợp những thành tựu văn hóa của người Sumer, Akkad, Babylon, người Canđê… Trong đó, người Sumer không những là tộc người lập nên những quốc gia đầu tiên mà […]

Bài viết Những thành tựu văn hoá Cổ đại Lưỡng Hà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Lịch sử Lưỡng Hà là lịch sử của nhiều quốc gia, dân tộc. Thành tựu văn hóa Lưỡng Hà đạt được chính là sự tổng hợp những thành tựu văn hóa của người Sumer, Akkad, Babylon, người Canđê… Trong đó, người Sumer không những là tộc người lập nên những quốc gia đầu tiên mà còn là tộc người đặt nền móng xây dựng nên nền văn hóa Lưỡng Hà. Văn hóa Lưỡng Hà phát triển tương đối toàn diện, phong phú có sự kế thừa và phát triển. Văn hóa Lưỡng Hà đã có những ảnh hưởng tới nền văn hóa của các quốc gia ở Tây Á, văn hóa Hi Lạp và Rôma.

Chữ viết

Chữ viết xuất hiện ở Lưỡng Hà khá sớm, vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN và là một trong những thành tựu văn hóa quan trọng nhất của Lưỡng Hà.

Người Sumer đã phát minh ra chữ viết Lưỡng Hà sớm nhất. Đầu tiên người Sumer dùng những hình vẽ – về sau là những nét vạch hợp lại thành ý. Họ dùng một thanh gỗ nhỏ hay sậy vót nhọn 1 đầu, ấn trên phiến đất mềm tạo thành 1 đầu nhọn, đáy bằng, trở ngược thanh gỗ vạch một đường thẳng, trông như mũi tên hay chiếc đinh. Một số chiếc đinh này hợp lại thành từ.

Mỗi tấm đất sét là một trang sách, đó chính là chữ tượng hình của người Ai Cập, những thứ chữ đó có hình tiết như những góc nhọn, nên thường được gọi là chữ hình góc hay hình đinh. Rất nhiều tộc người ở Tây Á thời cổ đại đã sử dụng loại chữ viết này, vì vậy có thể coi chữ viết do người Sumer phát minh ra là thứ chữ mẹ đẻ của nhiều chữ viết cổ khác của người Akkad, Babylon, Hatti, Atxiri, Ba Tư. Sau khi khai quật thành phố Ninivơ – Thủ đô của đế quốc Atxiri, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một thư viện lớn trong cung điện của vua Atxuabanipan, trong đó lưu trữ tới 2200 cuốn sách. Đó chính là những “trang sách” bằng đất sét, được ghi bằng loại chữ “hình đinh” Sumer.

Nửa đầu thế kỉ XIX, hai nhà ngôn ngữ Đức Gơrôtophen (Grôtefend) và Anh Raolinhxơn (Henry Rawlinson) thông qua văn tự Ba Tư đã đọc được chữ hình đinh này, việc nghiên cứu lịch sử của khu vực Lưỡng Hà thời cổ đại càng đạt được những thành tựu mới.

Văn học

Cơ sở của nền văn học Lưỡng Hà cũng chính là nền văn học do người Sumer sáng tạo, bao gồm nhiều thể loại: văn học truyền miệng, văn học dân gian, thơ, ca và nhất là thể loại anh hùng ca.

Văn học truyền miệng, dân ca có bài ca của người xay lúa, người nấu bếp, người làm bánh mì. Thể loại ngụ ngôn nhân cách hóa các con vật để khuyên răn giáo dục con người cũng khá phổ biến, ví như truyện ngụ ngôn “Cuộc tranh cãi giữa ngựa với bò”.

Truyền thuyết về nạn hồng thủy và cuộc đấu tranh của thần Ninuta với loài quỷ dữ giữ nước đã phản ánh thực tế điều kiện tự nhiên vừa thuận lợi vừa dữ tợn của hai dòng cảng Tigrơ, Ơphơrát. Cũng như cuộc đấu tranh gian khổ của người dân Lưỡng Hà trong công cuộc chế ngự thiên nhiên để tồn tại và phát triển nền kinh tế nông nghiệp của mình. Văn học Lưỡng Hà chịu ảnh hưởng khá đậm nét của hệ thống tư tưởng, tôn giáo. Những bài thánh ca, ngợi khen sức mạnh và ủy quyền tuyệt đối của các thần linh đặc biệt là thần Macđúc – thần chủ của người Lưỡng Hà – khá phổ biến. Trong bài thơ “Emit và Enten”, thần Enhin đã quyết định phần thắng lợi cho người làm ruộng trong cuộc tranh cãi giữa hai người đại diện cho hai nghề trồng trọt và chăn nuôi.

Trong văn học, thần Macđúc luôn luôn được thể hiện là một vị thần tối cao, sáng tạo muôn loài. Thần đã chiến thắng quỷ dữ Tiamát để tạo ra thế giới.

Tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của Lưỡng Hà cổ đại là anh hùng ca Gilgamesh, mặc dù vẫn bị bao phủ bởi lớp màng tôn giáo, nhưng anh hùng ca Gilgamesh đã ca ngợi sức mạnh vô địch của con người, ca ngợi cái thiện và thắng lợi tất yếu của cái thiện trước cái ác.

Gilgamesh là vua thành Urúc, một người khỏe mạnh, giàu nghị lực và óc sáng tạo đã kết thân với Enkidu và cùng nhau lập được nhiều chiến công. Tài năng và vẻ đẹp của chàng trai đã làm nữ thần Isơta say đắm, nhưng chỉ được đáp lại bằng sự thờ ơ. Isơta căm tức, tìm cách hại Gilgamesh. Nữ thần đã cho một đàn bò xuống tàn phá đồng ruộng Urúc, nhưng Gilgamesh và bạn chàng là Enkidu đã giết hết đàn bò thần của Isơta, bảo vệ mùa màng. Isơta càng tức giận đã làm cho Enkidu lâm bệnh, chết. Gilgamesh cô đơn, bàng hoàng, đã đi tìm thần thánh để chất vấn về sự sống chết, trường sinh bất tử.

Tôn giáo

Người Lưỡng Hà theo đa thần giáo. Mỗi quốc gia đều có thần chủ của mình. Người Urúc thờ thần Anu, Eriđu thờ thần Eaua.

Ngoài các thần chủ, người Lưỡng Hà còn tôn thờ nhiều thần khác như Thần nước Ea và con trai của thần. Thần Tammu được coi như vị thần dạy bảo cư dân trồng trọt, làm nghề thủ công và là vị thần của lòng nhân ái, bảo vệ mùa màng. Thân Nêgan – Thần địa ngục – được thể hiện như một sinh vật kì dị, có sức mạnh ghê gớm: mặt người, sừng bò, mình sư tử, có cánh. Nữ thần Iara được gọi là thần mẹ, thần bảo hộ nông nghiệp và sinh sản. Thần Mặt trời Samát là thần bảo trợ luật pháp, tòa án.

Cùng với sự xác lập quyền lực tối cao trong toàn khu vực Lưỡng Hà của người Babylon, thời kì Hămmurabi trị vì, Thần Mácđúc đã trở thành vị thần tối cao trong toàn quốc. Bản thân nhà vua cũng được thần thánh hóa, thay mặt thần Mácđúc cai trị muôn dân. Cùng với sự tồn tại của hệ thống tôn giáo phức tạp, đa dạng, tập đoàn tăng lữ Lưỡng Hà cũng đã xuất hiện. Họ có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, xã hội của cư dân Lưỡng Hà, điều hành toàn bộ lễ nghi tôn giáo của cư dân. Đồng thời cũng là những quý tộc giàu có nhiều ruộng đất, bóc lột cư dân trong toàn quốc.

Khoa học tự nhiên

Toán học của người Lưỡng Hà phát triển khá sớm. Người Lưỡng Hà sử dụng nhiều phương pháp đếm khác nhau. Từ hệ thống đếm lấy số 5 làm cơ sở, đến hệ thống đếm lấy 60 làm đơn vị. Ngoài ra, người Lưỡng Hà cũng còn sử dụng hệ thống đếm lấy số 10 làm cơ sở (phương pháp Thập tiến vị).

Người Lưỡng Hà cũng đã biết dùng số pi = 3,00 để tính diện tích và chu vi hình tròn. Họ cũng đã phát hiện ra định lí: trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông. Người ta đã tìm thấy những cuốn sách ghi lại các bài tập toán học của người Lưỡng Hà theo nhiều phép tính khác nhau như tính sản lượng thu hoạch ở các khoảnh ruộng có diện tích khác nhau; tính thời gian cần thiết để đào 4 cái hồ chứa nước có độ sâu khác nhau…

Về thiên văn học, người Lưỡng Hà đã có những cống hiến hết sức quan trọng. Bầu trời Lưỡng Hà trong sáng suốt 8 tháng trong một năm, do vậy các nhà thiên văn học có điều kiện và có những thu góp đáng kể. Họ đã phát hiện ra hoàng đạo, chia các tinh thể trên bầu trời thành 12 cung gọi là “12 cung hoàng đạo”. Các chòm tinh thể được vẽ và ghi chép lại theo quỹ đạo tương đối chính xác. Người Lưỡng Hà cũng có những kiến thức sâu sắc về sao chổi, sao băng, hiện tượng nguyệt thực, nhật thực. Lịch pháp của người Lưỡng Hà xuất hiện sớm ngay từ thời kì thống trị của các quốc gia Sumer, và theo nguyên tắc âm lịch: 1 năm có 12 tháng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày (6 tháng 29 ngày và 6 tháng 30 ngày). Các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy 40 tấm bảng đất sét ghi chép khá chi tiết cách chữa một số bệnh thông thường như các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, mắt, tai, tim, thần kinh… Nội khoa và ngoại khoa đã được phân biệt rõ ràng trong y học Lưỡng Hà.

Kiến trúc, điêu khắc

Mặc dù thiếu đá, gỗ và gạch là vật liệu xây dựng chủ yếu ở Lưỡng Hà, nhưng cư dân Lưỡng Hà đã có những đóng góp lớn lao trong lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc.

Nhiều đền miếu có trang trí, chạm khắc sặc sỡ đã được xây dựng. Cung điện của vua Guđêa – vua Lagasơ – và cung điện của vua Nabusôđônôxo – vua xứ Mêđi là 2 công trình kiến trúc đồ sộ của người Lưỡng Hà.

Nổi bật nhất trong nghệ thuật kiến trúc của Lưỡng Hà là thành Babylon và khu vườn treo Babylon được xây dựng trong thời trị vì của Nabusôđônôxo – quốc vương Tân Babylon sau này được coi là một trong 7 kì quan của thế giới cổ đại. Tương truyền khu vườn treo Babylon – khu vườn thượng uyển độc đáo được Nabusôđônêxo xây dựng để chiều ý vương hậu sủng ái của ông. Bà vốn là công chúa xứ Mêđi – xứ sở của rừng núi, cây, cảnh. Toàn bộ vườn treo là một ngọn núi nhân tạo cao 25m được chia thành 4 tầng, nối mỗi tầng là những cầu thang to, rộng. Mỗi tầng được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống – kiến trúc vòm cuốn bằng gạch trên những cột cao, có trang trí. Người ta dùng những tảng đá to phẳng xây khít để tạo nên mặt bằng của thành. Kế đó, người ta trải một lớp cói mỏng, nhựa đường, tiếp đó xây một lớp với 2 hàng gạch được ghép lại với nhau chặt chẽ bằng bột thạch anh, trên lớp gạch ấy là những tấm kim loại và trên cùng, người ta đổ đất để trồng cây. Để tưới cho cây, trong vườn có hệ thống ống dẫn nước được xây dựng. Một luồng nước từ sông Ơphơrát được dẫn lên bể chứa ở mỗi tầng, và hàng trăm nô lệ, hàng ngày vác gầu ra múc nước ở các bể chứa để tưới cho cây cỏ. Vườn treo bốn mùa cây cối xanh tươi. Đứng trên “vườn hoa không trung” ấy có thể bao quát toàn cảnh thành Babylon lộng lẫy.

Đền tháp Ementelauki cũng là một loại hình kiến trúc độc đáo của Lưỡng Hà. Tháp cao 90m, từ xa trông ngọn tháp 7 tầng như một cái thang khổng lồ vươn thẳng lên trời. Tầng dưới cùng là một khối vuông cạnh 90m, cao 30m, gồm nhiều phòng và được quét một lớp sơn màu đen. Tầng 2 hẹp dần theo thế hình tháp sơn màu đỏ. Tầng 3 màu trắng, tầng 4, 5, 6 màu đỏ và tầng 7 màu xanh, có những viền vàng sáng chói, tầng này có mái che và trang trí hình những chiếc sừng to bằng vàng cao vút ở 4 góc. Tầng 7 chính là một ngôi miếu nhỏ trong đó có tượng thần Macđúc bằng vàng.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Những thành tựu văn hoá Cổ đại Lưỡng Hà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/nhung-thanh-tuu-van-hoa-co-dai-luong-ha/feed/ 0