Tin Tào Phi xưng đế truyền tới Thục Hán, kèm theo rất nhiều lời đồn rằng Hán Hiến Đế đã bị Tào Phi giết chết. Hán Trung Vương Lưu Bị tin vào lời đồn đó, đã cho tổ chức tang lễ Hán Hiến Đế ở Thành Đô. Các đại thần cho rằng, Hán Hiến Đế đã chết, Tào Phi đã xưng đế thì Lưu Bị là dòng dõi nhà Hán, rất nên tiếp ngôi hoàng đế. Năm 221, Lưu Bị lên ngôi hoàng đế ở Thành Đô, đó là Hán Chiêu Liệt Đế. Vì vùng thông trị là đất Thục (nay là đại bộ phận Tứ Xuyên, Vân Nam, toàn bộ Quí Châu, một bộ phận của Thiểm Tây, Cam Túc) nên lịch sử gọi triều đại này là Thục Hán, gọi gọn lại là Thục.
Lưu Bị rất căm giận và đau lòng trước việc Đông Ngô chiếm mất Kinh Châu và giết Quan Vũ, nên sau khi lên ngôi, liền coi việc quan trọng trước hết là tiến đánh Đông Ngô để báo thù trả hận.
Đại tưóng Triệu Vân can rằng: Kẻ cướp ngôi vua là Tào Phì, chứ không phải Tôn Quyền. Nếu diệt được Tào
Ngụy thì Đông Ngô tự nhiên phải khuất phục. Không nên bỏ qua Tào Ngụy mà đánh Đông Ngô.
Các đại thần khác cũng đều khuyên can, nhưng Lưu Bị nhất định không nghe. Ông ta giao cho Gia Cát Lượng ở lại Thành Đô phò tá Thái tử Lưu Thiền còn tự mình dẫn quân đi đánh Đông Ngô.
Lưu Bị một mặt chuẩn bị xuất quân, một mặt gọi Trương Phi đem quân đến Giang Châu (nay là Trùng Khánh, Tứ Xuỵên) hội hợp. Nhưng Lưu Bị chưa kịp xuất quân, thì bộ tướng của Trương Phi đã làm phản giết Trương Phi và sang hàng Đông Ngô. Lưu Bị mất liền hai viên đại tướng, lực lượng yếu đi nhiều. Nhưng do tâm lý nôn nóng báo thù, không còn cân nhắc tỉnh táo được nữa.
Tin cấp báo về tới Đông Ngô, Tôn Quyền thấy Lưu Bị ra quân lần này thanh thế lừng lẫy, có phần lo sợ liền cử người sang gặp Lưu Bị xin hòa. Nhưng trong tâm trạng kiên quyết báo thù, Lưu Bị thẳng thừng cự tuyệt.
Chỉ mấy ngày sau, quân Thục Hán đã đánh chiếm huyện Vu (nạy là phía Bắc huyện Vu Sơn, Tứ Xuyên) và tiến tới Tỉ Qui (nay ở phía Tây tỉnh Hồ Bac). Tôn Quyền biết không còn hi vọng giảng hòa, liền cử Lục Tốn làm đại đô đốc, đem năm vạn quân chống lại.
Chỉ sau mấy tháng ra quân, Lưu Bị đã chiếm được năm, sáu trăm dặm đất đai Đông Ngô. Rồi từ Tỉ Qui tiếp tục đánh gấp về hướng đông. Hoàng Quyền làm chức tùy quân mưu sĩ, vội can Lưu Bị: “Quân Đông Ngô xưa nay chiến đấu rất dũng mãnh. Xin hoàng thượng chớ coi thường chúng. Quân ta thuận dòng sông đi xuống, tiến lên thì dễ, nhưng lui quân rất khó. Vậy xin để tiểu tướng đi trước mở đường, bệ hạ ở phía sau tiếp ứng. Như vậy tiến quân sẽ thuận lợi và đảm bảo hơn.
Nhưng Lưu Bị lòng như lửa đốt, nhất định không chịu nghe theo Hoàng Quyền. Liền sai Hoàng Quyền đóng lại giữ Giang Bắc, đề phòng quân Ngụy, còn mình dẫn quân xuôi theo bờ nam, vượt núi trèo non tiến tới Hào Đình (nay ở Tây bắc Nghi Đô, Hồ Bắc).
Các tướng sĩ Đông Ngô thấy quân Thục cứ tiến sâu mãi, đều tức tối, hăng hái muốn đem quân quyết chiến nhưng đại đô đốc Lục Tốn kiên quyết không cho.
Lục Tốn phân tích: “Lần này Lưu Bị mang đại quân đông chinh, sĩ khí đang hăng, có sức chiến đấu mạnh. Vả lại, chúng chiếm thượng du, có địa hình hiểm yếu không dễ đánh phá. Nếu liều lĩnh quyết chiến vạn nhất gặp thất bại thì ảnh hưởng đến sự còn mất của cả Đông Ngô. Chúng ta hãy giữ gìn lực lượng, suy xét chiến lược kéo dài thòi gian đợi đến khi quân địch mỏi mệt, sẽ tìm cơ hội phản công.
Tướng lĩnh dưới quyền Lục Tốn, có người là lão tướng có công lao từ thời Tôn Sách, có người là quí tộc họ Tôn vốn đã không phục khi Tôn Quyền cử một thư sinh làm đại đô đốc. Nay lại thấy Lục Tốn không chịu cho xuất kích, thì đều cho Lục Tốn là kẻ nhát gan, sợ địch nên bực bội, nói xấu sau lưng.
Từ huyện Vu đến Di Lăng (nay ở phía Đông huyện Nghi Xương, Hồ Bắc), dọc đường tiến quân, quân Thục dựng mấy chục trại quân lớn, dựng cây làm hàng rào nối liền các trại quân, trước sau dài tới bảy trăm dặm.
Lưu Bị cho rằng như thế khác gì thiên la địa võng chỉ chờ quân Ngô đến đánh là xuất quân tiêu diệt.
Bài viết liên quan:
Nhưng Lục Tốn vẫn án binh bất động suốt từ tháng Giêng tới tháng Sáu năm đó (năm 222), hai bên kìm giữ nhau trong một nữa năm.
Lưu Bị quá nóng lòng, liền sai Ngô Ban dẫn mấy ngàn quân tít trên núi kéo xuống đất bằng hạ trại để khiêu khích quân Ngô. Tướng sĩ Ngô nhịn không nổi, xin ra đánh.
Lục Tốn cười nói: “Ta quan sát địa hình rồi, số quân Thục trước mắt tuy ít, nhưng ở các hẻm núi xung quanh nhất định có phục binh. Chúng hò hét, nhử chúng ta ra để tiêu diệt. Đừng để bị mắc lừa chúng.”
Các tướng vẫn không tin. Nhưng mấy ngày sau, Lưu Bị thấy Đông Ngô không chịu giao chiến, biết Lục Tốn đã hiểu rõ kế hoạch của mình, liền điều tám ngàn quân mai phục tít trong núi rút ra. Tương sĩ Đông Ngô lúc đó mới tin sự phán đoán của Lục Tốn là chính xác.
Một hôm, Lục Tốn bất ngờ triệu tập các tướng đến, tuyên bố chuẩn bị xuất kích. Nhiều người nói: “Muốn đánh Lưu Bị, thì đánh ngay từ đầu. Bây giờ để chúng tiến vào năm sáu trăm dặm, chiếm hết các đường hiểm yếu, mới nói chuyện đánh, thì đánh làm sao?
Lục Tốn giải thích: “Khi Lưu Bị mới đến sĩ khí đang hăng, chúng ta không dễ thắng được. Nay chúng đã đóng quân suốt nữa năm, không tiến lên được nữa, binh sĩ đã mỏi mệt. Đây chính là thời cơ ta đánh thắng chúng.”
Sau đó. Lục Tốn phái một toán quân nhỏ tiến đánh một trại quân Thục. Vừa tiếp cận hàng rào thì quân Thục đã từ hai bên đổ ra chém giết. Quân lính ở mấy trại gần đó cũng ùa ra tăng viện. Quân Đông Ngô chống cự không nổi, vỗi vã rút lui thì đã thiệt hại mất nhiều binh mã.
Các tướng đều oán Lục Tốn. Lục Tốn nói: ” Đó là ta chỉ thăm dò hư thực của chúng thôi. Nay ta đã có kế đánh tan quân Thục rồi.”
Đêm đó, Lục Tốn lệnh cho tướng sĩ, mỗi người mang một bó lau tẩm dầu và dụng cụ đánh lửa, mai phục sẵn trong rừng phía bờ nam. Đợi tới canh ba, thì nhất loạt áp sát các trại quân Thục và phóng hỏa đốt trại.
Canh ba, bốn đại tướng Đông Ngô dẫn mấy vạn quân, xong tới trại quân Thục, nhất tề phóng lửa. Vì trại Thục liền sát nhau, trại này bốc lửa, liền lan sang trại khác, lại vì đêm đó gió nổi rất to, nên trong chốc lát, hơn bốn mươi đại doạnh của Lưu Bị đã trở thành biển lửa.
Tới khi Lưu Bị phát hiện thì không còn cách gì cứu vãn, chỉ vội nhảy lên ngựa, do các tướng sĩ hộ tống, xong ra khỏi đám lửa, chạy lên núi Mã Yên.
Lục Tốn ra lệnh các cánh quân Đông Ngô vây chặt núi Mã Yên và xông lên tiên công mãnh liệt. Hơn một vạn quân Thục trên núi Mã Yên tan vỡ, chết và bị thương nhiều không kể xiết. Chiến đấu suốt một ngày, tới chập tối, Lưu Bị dẫn tàn bình bại tướng phá vây chạy về phía tây, quân Đông Ngô đuổi riết phía sau. May nhờ các kho trạm dọc đường của quân Thục, đem hết xe cộ khôi giáp ra lắp các đường hẻm, cản đường truy kích của Đông Ngô, nên Lưu Bị mới chạy thoát về thành Bạch Đế (nay là núi Bạch Đế, huyện Phụng Tiết, Tứ Xuyên).
Trận đại chiến này, quân Thục hầu như bị tiêu diệt hết toàn quân. Toàn bộ thuyền bè, vũ khí, vật tư quân dụng đều bị quân Ngô chiếm hết. Lịch sử gọi trận đánh này là “Hào Đình chi chiến” .
Lưu Bị thua trận, vừa buồn vừa uất, nói: “Ta bị Lục Tôn đánh thua, chẳng phải là ý trời sao?”
Một năm sau, Lưu Bị ốm chết ở Vinh An (nay là Phụng Tiết, Tứ Xuyên).