Những Đặc sản Bắc Kạn khác
Đặc sản Bắc Kạn, Bắc Kạn cách Hà Nội khoảng 160km về phía Đông Bắc, giáp Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Bắc Kạn nổi tiếng với danh thắng hồ Ba Bể nước non hùng vĩ, làm say lòng cả những du khách khó tính nhất. Du lịch Bắc Kạn, du khách còn thích thú với những món ăn đặc sản Bắc Kạn mua về làm quà đậm đà bản sắc văn hóa ẩm thực vùng núi Đông Bắc tổ quốc. Trong mỗi món ăn, đặc sản ấy còn ẩn chứa những nét văn hóa đặc trưng, phong tục tập quán, là tính cách, là hương vị, là thành quả của cả một quá trình lao động sản xuất sáng tạo và những tri thức dân gian quý báu được người dân Bắc Kạn gìn giữ, bảo tồn và duy trì từ bao đời nay. Mời quý vị độc giả hãy cùng Đặc Sản chính gốc khám phá những loại đặc sản Bắc Kạn ấy nhé!
Toc
1. Thịt treo gác bếp
Thịt treo gắc bếp đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng
Nói đến thịt treo gác bếp nhiều người sẽ nhầm lẫn với món thịt trâu gác bếp đặc sản Tây Bắc. Hai món ăn này có cách làm gần như nhau. Trước đây cũng cùng chỉ là cách bảo quản cho thịt lâu bị hỏng, nhưng giờ đây đều trở thành món ăn được nhiều người ưa thích và trở thành đặc sản riêng có của vùng đất Bắc Kạn.
Thịt treo gác bếp là thịt được làm từ thịt lợn người dân sử dụng loại “lợn tên lửa”, đây là một loại lợn nuôi lâu lớn nhưng chất lượng cao. Đặc điểm của “Lợn tên lửa” là thịt thơm, săn chắc, khi nấu không có nước, bì giòn… Thịt lợn khi chế biến được cắt thành từng miếng nhỏ, dọc theo sườn. Bỏ thịt lên nia xát muối , bóp rượu, bóp nước vắt từ một loại lá trong rừng, rồi cho vào chảo ủ ba đến bốn ngày, sau đó rửa nước đun sôi để nguội, phơi ráo nước rồi treo trên gác bếp.
Khi ăn, lợn gác bếp có thể xào gừng, xào rau cải nhưng ngon nhất vẫn là xào với rau rừng và giá đậu tương. Thưởng thức các món ăn chế biến từ thịt lợn gác bếp cho ta cảm giác rất lạ: bì giòn, mỡ trong không ngấy, thịt nạc đậm và tơi từng thớ. Cũng là món rau xào thịt nhưng với cách làm riêng của đồng bào nơi đây món ăn như mang một màu sắc, linh hồn khác khó diễn tả, chỉ biết nó rất ngon, lạ miệng mà không giống với bất kỳ món ăn nào khác.
2. Tôm chua Ba Bể
Tôm chua Ba Bể đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng
Bên cạnh những món đặc sản của vùng cao Bắc Kạn như gà đồi, nếp Tày, nấm hương, miến dong, cơm lam và bánh chưng Bắc Kạn thì tôm chua là món ăn ngon đặc sản ở Bắc Kạn được chế biến từ tôm hồ Ba Bể. Du khách đến Bắc Kạn mà không được thưởng thức tôm chua Ba Bể thì thật sự đáng tiếc, coi như chưa tới Bắc Kạn. Tôm chua Ba Bể khác với tôm chua vùng biển hay xứ Huế với vị ngọt dịu của đường, chua cay nồng nàn của ớt, riềng, tôm chua vùng hồ Ba Bể cũng có vị ngọt, vị chua, vị cay nhưng lại tự nhiên, hương vị ngọt dìu dịu, chua thanh, hơi cay cay nhưng lại rất đậm đà, riêng biệt như làm say lòng thực khách.
Ở Ba Bể, người dân thường ăn tôm chua với thịt chân giò hoặc ba chỉ luộc kèm đĩa khế chua, chuối xanh, đinh lăng… Giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ, nhấm nháp tôm chua cùng chén rượu ngô cay nho nhỏ, du khách sẽ có cảm giác lâng lâng êm ái, thấm thía vị béo chua chua của thịt, cảm nhận phần tỏi ớt cay cay cùng mùi thơm riềng…
3. Lạp xưởng hun khói
Lạp xưởng hun khói đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng
Lạp xưởng hay còn gọi là lạp sườn hun khói là món ăn có từ lâu đời của người dân Bắc Kạn. Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn ướp với rượu trắng và nước gừng, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Ướp như vậy khiến cho lạp xường sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng. Điểm độc đáo của Lạp xưởng đặc sản Bắc Kạn là được tẩm ướp bằng gừng đá, một loại gừng chỉ mọc trên đá của người dân tộc nên có mùi rất thơm, rất đặc biệt.
Lạp sườn được làm bằng tay của người Bắc Kạn có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mắc mật, thơm một cách đặc biệt. Ăn một miếng lạp xưởng hun khói miền núi cao sẽ cảm nhận được cái mùi nắng, mùi khói mía, thoang thoảng mùi của gừng, rượu và mật thơm. Vị ngọt của thịt kèm theo những nét rất riêng của món ăn này quả là một sự kết hợp đáng để người dùng thưởng thức.
4. Miến dong Na Rì
Miến dong Na Rì đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng
Miến dong Na Rì được làm thủ công từ bột củ dong trồng trên đỉnh núi Áng Toong cao hơn 1000m so với mực nước biển. Miến dong Na Rì có hương vị đặc biệt là nhờ sử dụng nguyên liệu sạch, được chế biến theo quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để làm ra loại miến thơm ngon này, củ dong riềng được nghiền nát để lấy tinh bột, hòa tinh bột vào nước và lọc nhiều lần để loại bỏ sạn và tạp chất, giúp cho miến có màu trong. Sau đó người ta quấy 1 phần bột dong, trộn với bột sống rồi đem đi tráng thành bánh. Bánh được đem đi phơi rồi đưa vào máy để cán thành sợi miến. Sợi miến có màu tự nhiên do không dùng hóa chất, sợi miến khi nấu có vị dai, giòn và thơm của dong riềng. Từ miến dong có thể chế biến nhiều món ngon và dễ ăn. Đây là loại đặc sản để được lâu nên thích hợp để mua về làm quà cho người miền xuôi.
5. Mứt mận
Mứt mận đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng
Với tất cả những điều trên thì quả là không thể bỏ lỡ khi có cơ hội đến thăm miền núi Tây Bắc và mang về những hủ mứt mận thơm ngon vừa để thưởng thức và vừa để làm quà tặng cho những người thân yêu. Món mứt mận ở Bắc Kạn được người dân coi là đặc sản. Vì nó có những hương vị đặc trưng riêng và rất hấp dẫn. Hầu như người dân Bắc Kạn đi đâu xa đều mang món mứt mận để làm quà biếu và giới thiệu sản phẩm của quê hương mình.
Bài viết liên quan:
6. Chè san tuyết Bằng Phúc
Chè san tuyết Bằng Phúc đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng
Tại Chợ Đồn, Bằng Phúc, Bắc Kạn hiện có trên 1000 gốc chè cổ thụ trên 100 năm tuổi đang trong thời kỳ thu hoạch. Với những búp chè to được phủ một lớp lông tơ trắng muốt trông như những bông hoa tuyết được đánh giá là hàng cực phẩm trong thế giới trà. Sao khô búp chè lên ta sẽ được một loại có màu trắng bạc, pha nước sóng sánh vàng, vô cùng hấp dẫn, hương vị đậm đà.
7. Pẻng phạ
Pẻng Phạ đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng
Pẻng phạ là một món bánh đặc trưng của người dân tộc Tày tại Bắc Kạn được người dân nơi đây dùng để dâng lên trời đất, nhìn bề ngoài bánh không có gì nổi bật, những viên bánh tròn tròn chỉ nhỉnh hơn quả nhãn lồng đôi chút, lớp bột trắng bên ngoài dù có cố gắng làm duyên đến mấy cũng không phủ kín màu hơi nâu nâu của bánh nằm ẩn bên trong.
Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp. Bột được nhào với nước chè mạn pha đặc để lấy màu nâu và vị chát rồi thêm một chút rượu trắng cho dậy mùi. Sau khi nhào thật kỹ cho bột dẻo và mịn có thể vê thành những viên cỡ quả nhãn. Bánh sau khi viên thành viên sẽ được rán giòn và nhúng qua đường, sau đó lăn vào bột áo. Bột áo cũng được làm từ gạo nếp rang vàng rồi xay nhỏ mịn giống như làm thính, song khi rang non tay hơn bột thính một chút để bột có màu hơi ngà chứ không vàng thẫm. Bánh pẻng phạ bên trong dẻo, do tác động nhiệt lớn bột bánh bên trong chưa kịp ngấu nhiệt lớp bên ngoài đã cứng giòn nên bánh giống như có nhân ăn rất thú vị.
8. Măng ớt Bắc Kạn
Măng ớt đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng
Thôn Đèo Gió, Xã Vân Tùng, Huyện Ngân Sơn nổi tiếng với món đặc sản măng ớt cay thơm nồng. Đến đây, du khách thập phương sẽ thấy được từ nhà nhà tới hàng quán luôn có sự xuất hiện một lọ măng ớt. Măng ớt Đèo Gió Bắc Kạn đặc biệt ở hương vị cũng như màu sắc hấp dẫn hòa quyện với nhau. Măng thái nhỏ, ớt và mắc mật để cả quả, rửa sạch để ráo. Tất cả được ngâm chung với nước muối có độ đậm vừa. Màu trắng của măng xen lẫn với màu đỏ tươi của ớt và màu xanh nâu của mắc mật thơm nồng là món quà thắm đượm hương vị quê nhà mà người dân Bắc Kạn dành làm quà cho người thân và du khách đến thăm quê mình. Măng ngâm ớt thường được dùng cho vào nước chấm và hay ăn kèm với những món ăn chóng ngấy như chân giò hầm, khau nhục…
9. Rượu men lá Bằng Phúc
Rượu men lá Bằng Phúc đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng
Rượu men lá Bằng Phúc Bắc Kạn là loại rượu đặc trưng của Bắc Kạn sử dụng các loại lá rau rừng để làm men rượu. Công đoạn chọn loại lá và làm men, nó là một bí quyết công phu quyết định nên hương vị đặc biệt của loại rượu này. Đây chắc chắn là một món quà ý nghĩa giành tặng bạn bè và người thân.
10. Giảo cổ lam
Giảo cổ lam đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng
Giảo cổ lam hay còn gọi cổ yếm, thất diệp đảm, hay nhân sâm phương Nam… là một loại cây thuốc quý được biết đến với bài thuốc trường sinh, giúp con người khỏe mạnh, sống lâu. Giảo cổ lam được nghiên cứu có chứa hơn 100 loại saponin, cấu trúc giống saponin trong nhân sâm và tam thất. Ngoài ra, Flavonoid có tác dụng chống lão hóa mạnh, giúp trẻ lâu, hơn nữa giảo cổ lam có vi lượng Zn, Fe, Se công dụng giảm mỡ máu, ổn định huyết áp, chống một số biến chứng tim mạch, tiểu đường… rất tốt cho sức khỏe mỗi người. Người dân nơi đây thường dùng lá, cành cây này làm trà thảo dược, lá non còn được dùng làm rau.