Ngụy Văn Đế tên thật là Tào Phi, tên tự là Tử Hằng. Ông là con thứ hai của Tào Tháo. Sau khi Tào Tháo bị bệnh chết, ông ta đã kế nhiệm chức vụ: Ngụy Vương, sau này ông ta phế bỏ Hán Hiến Đế và tự lập làm hoàng đế. Ông ta trị vì được 7 năm, bị bệnh chết, thọ 40 tuổi. Mai táng ở Thủ Dương Lăng (nay phía Nam núi Thủ Dương huyện Mãnh Chì tỉnh Hà Nam).
Năm sinh, năm mất: 187 – 226
Tào Phi từng làm đến chức vụ Trung lang tướng, phó thừa tướng. Em trai của Tào Phi tên là Tào Thực. Tào Thực là một người thông minh phi phàm, lên 10 tuổi đã biết làm thơ viết văn Tào Tháo rất yêu quý Tào Thực và có ý định lập Tào Thực làm thái tử. Tào Phi rất ghen tức, luôn luôn tìm cách chiếm đoạt ngôi vị thái tử của Tào Thực. Tào Phi luôn nghĩ ra mọi cách để hại Tào Thực, mặt khác Tào Phi còn kết thân với các nội thị và các đại thần, Tào Phi làm như vậy cốt để họ nói tốt với Tào Tháo.
Một lần, Tào Tháo sai Tào Thực mang quân đi đánh trận không ngờ Tào Phi biết được tin này. Liền sai người mời Tào Thực đến uống rượu và chuốc cho Tào Thực uống say mèm, đúng lúc đó Tào Tháo sai người gọi Tào Thực đến, nhưng Tào Thực uống say ngủ li bì gọi mãi không tỉnh dậy. Tào Tháo tức giận liền tước bỏ tư cách thống lĩnh quân đội của Tào Thực, Tào Tháo cho rằng Tào Thực buông thả không ràng buộc gì không có ý chí để làm việc lớn, do vậy đã từ bỏ ý định lập Tào thực làm thái tử.
Năm 217, Tào Tháo đã lập Tào Phi làm thái tử. Sau khi Tào Tháo chết, Tào Phi đã kế nhiệm chức vị thừa tướng, Ngụy Vương. Ngày Canh Sửu tháng 10 năm 220, Tào Phi đã phế truất Hán Hiến Đế và tự lên ngôi hoàng đế, ông ta đặt quốc hiệu là “Ngụy”, đặt đô ở Lạc Dương, đổi niên hiệu là “Hoàng Sơ”. Trong lịch sử gọi là “Tào Ngụy”.
Sau khi Tào Phi lên ngôi hoàng đế, ông ta đã củng cố chế độ đặc quyền của bọn cường hào địa chủ trong nền chính trị.
Bài viết liên quan:
Tào Phi rất thích văn học, ông ta thường cùng các văn nhân nổi tiếng uống rượu xướng họa, giao lưu mật thiết với nhau, và ông ta trở thành người đương đầu trong giới văn học. Tào Phi rất ghen ghét tài văn thơ của Tào Thực, hơn nữa lại sợ Tào Thực biết chuyện tranh đoạt ngôi vị nên đã nghĩ kế hại Tào Thực. Một hôm, Tào Phi sai gọi Tào Thực đến trước mặt bá quan văn võ, ra lệnh cho Tào Thực đi 7 bước chân phải làm xong một bài thơ, nếu không được sẽ xử tội chết. Tào Thực ngẫm nghĩ một lúc, liền rảo bước, cứ đi một bước lại đọc một câu thơ, không đến 7 bước chân đã hoàn thành bài thơ:
“Dùng cành đậu nầu cây đậu
Đậu trong nồi ngồi khóc
Vốn một mẹ sinh ra
Sao nấu nhau chín thế”
Tào Thực đã dùng mối quan hệ giữa cành đậu và cây đậu để ám chỉ tình cảm anh em, cố ý nhắc nhở anh trai không nên sát hại em trai. Tào Phi nghe xong rất hổ thẹn áy náy, hơn nữa lại bị mẹ trách mắng, ông đành phải miễn tội chết cho Tào Thực, nhưng ông đưa Tào Thực ra khỏi Lạc Dương.
Tào Phi cũng làm được khá nhiều thơ, lưu truyền đến ngày nay có khoảng 40 bài. Ông ta lại thiên về tân văn, đặc biệt tinh thông về thư tín. Tác phẩm “Điển luận, luận văn” của ông ta, là một tác phẩm phê bình lý luận về văn nghệ tương đối sớm ở Trung quốc. Người ở thời Minh đã lấy thơ văn của ông ta biên tập thành cuốn “Ngụy văn đế tập” và còn lưu truyền đến ngày nay.
Tháng 5 năm 226, Tào Phi bị bệnh nặng, ông bí mật hạ lệnh cho Đại tướng quân Tào Trực, tướng Trấn Quân, Tư Mã Ý… phải giúp đỡ lập Tào Nhuệ lên kế vị. Ông mất ngày Đinh Tị tại điện Trung Thọ đô thành Lạc Dương.
Sau khi ông ta chết đặt Thụy Hiệu là Ngụy Văn Đế.
Đế Vương Trung Hoa,