Năm 538 tr.CN, Vương quốc Babylon rơi vào tình trạng rất nguy cấp. Thành Babylon, thủ đô, đã bị quân đội của đế quốc Ba Tư vây hãm mấy ngày liền. Quốc vương Ba Tư Sirus (Cyrus) lại hối thúc Quốc vương Babylon đầu hàng, nhưng vị Quốc vương này vẫn ngoan cường chống cự.
Quốc vương Babylon tự tin nói:
– Có gì ghê gớm đâu? Quân Sirus dám đến đánh thành, ta sẽ cho chúng theo nhau chết trên sông Ơphrat?
Các thiết bị và công trình phòng ngự ở thành Babylon vô cùng dày đặc, chẳng những thành cao, tường dày, công sự kiên cố, lại còn có hệ thống dẫn nước đặc biệt. Chỉ cần mở nắp cống, nước sông Ơphrat sẽ ào ào đổ về chân thành Babylon, biến vùng đất ngoài thành trở thành ao hồ.
Một buổi tối chạng vạng, tên lính thị vệ vội vã chạy đến tâu với nhà vua:
– Tâu Quốc vương, quân Ba Tư đã đến đánh thành!
– Tháo nước?
Quốc vương Babylon hạ lệnh xong liền quay về cung điện, chờ tin vui.
Nửa đêm, bỗng nhiên có tiếng người huyên náo.
Thị vệ cuống quít gõ cửa phòng ngủ của Quốc vương:
Không hay rồi, quân Ba Tư đã xông được vào trong thành!
– Thế nào? Chẳng lẽ chúng có cánh bay được vào đây sao?
Quốc vương bèn vội vàng ra lệnh cho Thái tử mang quân chống cự, nhưng đã muộn, quân Ba Tư đã chiếm được thành Babylon.
Điều gì đã xảy ra vậy?
Tầng lớp thống trị Vương quốc Babylon chia thành ba tập đoàn: Dòng họ vua, quý tộc thương nhân giàu có và tăng lữ. Bọn họ luôn tranh cướp quyền lực, chẳng thể đoàn kết với nhau. Quốc vương Ba Tư Sirus nhận ra điểm yếu này liền phái gián điệp vào trong thành, đem nhiều vàng bạc của cải biếu đám quý tộc thương nhân giàu có và tăng lữ, bảo đảm khi tiến quân vào trong thành không làm tổn hại tới họ. Lại nói thêm nếu như dâng thành Babylon cho quân Ba Tư thì sẽ được trọng thưởng. Đám người bán nước cầu vinh này liền dẫn dòng chảy từ nước sông Ơphrat sang một hướng khác, rồi ngay trong đêm, mở cổng thành đón quân Ba Tư vào. Như vậy, Sirus đã không tốn sức mà tiêu diệt được Vương quốc Babylon.
Bài viết liên quan:
- https://ngaydacbiet.com/lich-su-luong-ha-co-dai-nguon-su-lieu-va-qua-trinh-nghien-cuu/
- https://ngaydacbiet.com/con-duong-to-lua/
- https://ngaydacbiet.com/nguoi-akkad-lam-chu-luong-ha/
- https://ngaydacbiet.com/bo-luat-khac-tren-cot-da/
- https://ngaydacbiet.com/vuong-trieu-ua-va-su-phuc-hung-cua-nguoi-sumer/
Sirus là người sáng lập ra đế quốc Ba Tư. Người Ba Tư vốn ở miền Nam cao nguyên Iran, bị người Međơ ở miền Bắc thống trị. Năm 550 tr. CN, Sirus khởi binh đánh đổ Vương quốc Međơ, thống nhất cao nguyên Iran, thành lập một đế quốc Ba Tư lớn mạnh. Tiếp đó, Sirus tiến quân vào Tiểu Á, đánh thẳng tới ven biển Êgiê, rồi đưa quân xuống phía Nam, chinh phục Phênixi và Palestin, cuối cùng đã tiêu diệt được Babylon, cường quốc ở Trung Đông, Lãnh thổ Ba Tư từ vịnh Ba Tư vươn thẳng tới Địa Trung Hải.
Sau khi tiến vào Babylon, thành thị phồn hoa bậc nhất thế giới đương thời, Sirus quyết định dời thủ đô đế quốc Ba Tư tới thành Babylon và tuyên bố mình là Vua của bốn phương vũ trụ.
Đối tượng chinh phục tiếp theo của Sirus là Ai Cập. Nhưng ông biết rằng muốn viễn chinh Ai Cập trước hết phải củng cố hậu phương miền Đông của mình. Thế là ông dẫn quân tiến về phía biển Caspiên, chuẩn bị đánh chiếm nước Mazacat.
Trong vương cung Mazacat, Nữ vương đang có cuộc họp khẩn cấp. Chỉ nghe tiếng Nữ vương cố cầm nước mắt đau đớn nói:
– Quân Ba Tư đã xâm chiếm đất nước chúng ta, giết hại nhân dân ta, còn giết cả con đẻ của ta, chúng ta nhất định phải báo thù!
Các đại thần và tướng lĩnh cùng thề:
– Nhất định phải báo thù!
Họ bàn kế sách đối phó. Trước hết phải dụ kẻ địch vào sâu. Họ rút chạy ra thảo nguyên. Sirus cho rằng quân Mazacat đã thua trận, bèn dẫn một đơn vị kỵ binh đuổi theo. Bỗng nhiên, bốn phương tám phương đều vang lên tiếng gào thét phẫn nộ. Kỵ binh Mazacat đã mai phục sẵn lập tức tấn công. Sirut muốn lui quân nhưng không kịp, đã bị bao vây chặt.
”Vua của bốn phương vũ trụ” cuối cùng đã bị bắt. Quân lính Mazacat dẫn ông ta đến trước mặt Nữ vương.
Nữ vương chỉ vào mặt Sirus quát to:
– Ngươi khát máu, sẽ cho ngươi được tắm máu!
Nữ vương hạ lệnh chặt đầu Sirut, đem đầu lâu ném vào trong túi đựng máu.
Sau này, thi thể Sirus được chuyển về Ba Tư, táng trong một lăng mộ sa hoa vĩ đại Lăng mộ này vẫn còn bảo tồn đến ngày nay tại cao nguyên Iran.
Sau khi Sirus chết, con là Cambydơ (Cambyse) kế thừa sự nghiệp ông, năm 525 đem quân đi đánh chiếm Ai Cập, cả lưu vực sông Nin cũng bị thu vào bản đồ đế quốc Ba Tư.
Về sau, các nước bị Ba Tư chinh phục đã nổi dậy chống lại. Đế quốc Ba Tư bắt đầu tan rã.