Tết nguyên tiêu 2021
Tết nguyên tiêu là gì?
Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam, đây là một dịp quan trọng không kém so với Tết Nguyên Đán, thường tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch.
Toc
- 1. Tết nguyên tiêu 2021
- 2. Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết nguyên tiêu?
- 3. Tết nguyên tiêu cúng gì?
- 4. Văn khấn tết nguyên tiêu
- 5. Bài viết liên quan:
- 6. Cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào, ngày nào?
- 7. Những lưu ý trong ngày Tết Nguyên tiêu 2021
- 8. Tết nguyên tiêu ở hội an
- 9. Tết Nguyên Tiêu của người Hoa và người Việt khác nhau thế nào?
- 10. Bài thơ rằm tháng giêng về tết nguyên tiêu
Lễ hội trăng rằm diễn ra từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm), trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng Âm lịch.
Tết nguyên tiêu là tết gì
Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam
Tết nguyên tiêu tiếng anh là gì?
Theo tiếng anh chuẩn thì tết nguyên tiêu dịch là: Lunar New Year
Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu
Tết Nguyên Tiêu vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc.
Trong quá trình tiếp biến văn hóa, chịu sự ảnh hưởng của cả Đạo Mẫu và Phật giáo, ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu cũng như các hoạt động trong dịp này đã có nhiều sự thay đổi so với Tết Nguyên Tiêu của người Hoa.
Ý nghĩa tết nguyên tiêu
Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là lễ Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười).
Có thể thấy tầm quan trọng của Tết Nguyên Tiêu trong văn hóa Việt Nam khi ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.
Trong ngày này, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán của từng địa phương mà mâm cỗ cúng có sự khác nhau nhưng đều để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên, cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc.
Bên cạnh đó, còn có nhiều hoạt động lễ hội khác như: Thả đèn hoa đăng, trình diễn múa lân…
Ngoài mâm lễ gia tiên, nhiều gia đình có điều kiện còn làm một đàn lễ ngoài trời để cảm ơn Trời Đất, Thần Tiên, Phật Thánh, cùng các vị anh hùng dân tộc. Nếu điều kiện kinh tế hạn hẹp, có thể chỉ cần pha một ấm trà, vài chén rượu nhạt, hoa quả tự trồng được, mấy nén nhang với lòng thành kính.
Tết nguyên tiêu ăn gì
- Gà luộc
- Bánh chưng.
- Xôi gấc.
- Nem rán.
- Bánh trôi nước, bánh chay.
- Canh miến/ măng.
- Chân giò
- Hoa quả
Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết nguyên tiêu?
Tết Nguyên Tiêu là ngày 15 Âm lịch của tháng Giêng, tức là sẽ diễn ra vào sau đợt Tết Nguyên Đán khoảng một tuần. Vào năm nay, Tết này sẽ được diễn ra vào ngày thứ sáu, ngày 26 tháng 2 Dương lịch.
Tết nguyên tiêu cúng gì?
Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì?
Tùy theo từng phong tục và văn hóa ở mỗi địa phương mà cách sắm lễ cúng Rằm tháng Giêng sẽ khác nhau. Chủ yếu mâm cỗ cúng dâng lên sẽ bao gồm một mâm cỗ mặn hoặc một mâm cỗ chay với đầy đủ các món ăn.
Mâm cúng rằm tháng Giêng cỗ chay:
Mâm cúng Tết Nguyên tiêu sẽ bao gồm từ 5-10-15-20 món khác nhau tùy theo điều kiện của gia chủ. Các món ăn đều được làm từ những nguyên liệu quen thuộc và gần gũi với thiên nhiên.
Đặc biệt, các món ăn sẽ có 5 tông màu chủ đạo để tượng trưng cho ngũ hành với mong muốn vạn sự như ý, mọi sự hanh thông. Các món phổ biến bao gồm: Xôi đậu, chè, bánh trôi nước, hoa quả,…
Mâm lễ cúng rằm tháng Giêng cỗ mặn:
Thông thường riêng mâm cỗ mặn cúng Tết Nguyên Tiêu vào rằm tháng Giêng sẽ yêu cầu sự cầu kỳ với 4 bát và 6 đĩa. 4 bát ở đây là những bát canh như: canh măng, canh bóng, canh mọc và canh miến. Còn 6 đĩa ở đây là thịt gà, thịt heo, chả giò, xôi, bánh chưng, đĩa củ kiệu hoặc dưa muối.
Văn khấn tết nguyên tiêu
Bài cúng Tết Nguyên Tiêu tại gia
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy) Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần. Con kính lạy ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, ngài Bản Xứ Thổ Địa, ngài Bản Gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần. Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỉ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỉ Muội họ nội, họ ngoại. Tín chủ (chúng) con là:… Ngụ tại:… Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên Tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, ngài Bản Gia Táo Quân, Ngũ Phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy). |
Văn khấn Tết Nguyên Tiêu khi làm lễ tại chùa
Dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy). Nguyện mây hương lành này. Biến khắp mười phương giới. Trong có vô biên Phật. Vô lượng hương trang nghiêm. Viên mãn đạo Bồ Tát. Thành tựu hương Như Lai (1 lạy, và cắm hương vào bát hương). Dâng hương cúng dàng rồi, dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương (1 lạy). (Thành kính chấp tay thành búp sen đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật) Phật thân rực rỡ tựa kim san. Thanh tịnh không gì thể sánh ngang. Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn. Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương. Phật đức bao la như đại dương. Bảo châu tàng chứa đủ bên trong. Trí tuệ vô biên vô lượng đức. Đại định uy linh giác vẹn toàn. Phật tại Chân Như pháp giới tàng. Không sắc không hình chẳng bụi mang. Bài viết liên quan:Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật. Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan. Án phạ nhật ra hồng (3 lần). Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 lạy) Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy) Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy) Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. (1 lạy) (Quỳ đọc) Chí tâm sám hối: Xưa kia gây nên bao ác nghiệp Đều vì ba độc: Tham, sân, si Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra Hết thảy con nay xin sám hối. Như vậy tất thảy bao nghiệp chướng Ắt hẳn tiêu diệt không tàn dư Niệm niệm âm vang tận pháp giới Độ khắp chúng sinh nhập Bất Thoái (1 lạy). Sám hối phát nguyện rồi, chúng con kính lễ Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và chư Phật ở khắp mười phương (1 lạy). |
Cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào, ngày nào?
Thông thường cúng Rằm tháng Giêng được cúng vào chính rằm, tức là ngày 15 tháng 1 âm lịch. Nhưng theo điều kiện mỗi gia đình thì có thể cúng rằm vào khoảng từ ngày 14 – 15 tháng 1 âm lịch. Thời gian cúng rằm trước 19h ngày 15 tháng 1 âm lịch là được.
Về giờ cúng Rằm tháng Giêng, các gia đình có thể lựa chọn cúng vào giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ (13h-15h) của ngày 15 tháng 1 âm lịch hoặc cúng vào giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h) Giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h) của ngày 14 tháng 1 âm lịch.
Những lưu ý trong ngày Tết Nguyên tiêu 2021
Không dùng hoa giả, trái cây giả
Rất nhiều gia đình sử dụng hoa giả, trái cây giả đặt trên ban thờ để làm cảnh cho đẹp, vì những loại hoa, quả giả này mẫu mã rất bắt mắt, dùng được lâu mà không lo hỏng, héo.
Tuy nhiên, việc bày hoa, quả giả trên bàn thờ hay trong mâm lễ cúng là việc làm không đúng. Thờ cúng phải tịnh tâm, nhà có sao dâng lên vậy, nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần Phật, tổ tiên.
Không dùng đồ chay giả mặn
Rất nhiều gia đình tránh sát sinh trong ngày Rằm nên thường chọn mâm cỗ chay để dâng lên bàn thờ Phật và gia tiên, mong trong năm gia đình bình an, gặp nhiều điều may mắn, đây là một việc làm tốt. Tuy nhiên, gia chủ lưu ý, khi làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng là đồ chay thì nên làm đồ thuần chay.
Không đốt nhiều vàng mã
Trọng tâm của lễ Rằm tháng Giêng là cầu nguyện cho một năm mới an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Tuy nhiên, đạo Phật không bắt buộc phải đốt vàng mã cho người đã mất, không cổ xúy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường.
Vậy nên, người dân đi lễ nên bằng tấm lòng thành kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.
Dọn dẹp ban thờ
Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.
Không cúng thủ lợn
Theo quan niệm dân gian từ xưa tới nay, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng có thể cúng cả đồ chay và đồ mặn. Tuy nhiên, nếu gia chủ cúng mâm cỗ mặn thì nên nhớ, chớ nên cúng thủ lợn.
Thông thường các gia đình vẫn làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng tương đối giống với mâm cỗ ngày Tết với những món truyền thống, trong đó có thịt gà, thịt lợn, giò chả, măng miến… Người ta cho rằng cúng thủ lợn không tốt, ngày đầu năm đã sát sinh, có thể ảnh hưởng đến vận phúc của cả gia đình trong năm, vì thế vẫn nên hạn chế là hơn.
Không dùng tiền giả, tiền có nguồn gốc bất chính
Gia đình Việt thường có thói quen đặt tiền thật lên bàn thờ khi cúng tế, ngụ ý muốn cầu xin tài lộc, may mắn. Tuy nhiên cần lưu ý, tiền này nên là tiền thật, do chính sức mình làm ra.
Tuyệt đối không dâng lên tiền giả hay tiền có nguồn gốc bất chính, có được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức.
Tết nguyên tiêu ở hội an
Thời gian tết nguyên tiêu hội an
Chương trình – Hội An tham dự tết nguyên tiêu thường diễn ra vào ngày rằm tháng giêng âm lịch. Tiêu là đêm. Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của một năm. Theo tục lệ cũ của người Trung Hoa, lễ tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, ngày xưa, vào đêm rằm đầu tiên của năm này, vua cho mời các Trạng Nguyên về kinh đô dự yến tiệc, thưởng trăng, trổ tài thơ phú trong vườn Thượng Uyển.
Ý nghĩa tết nguyên tiêu tại hội an
Vào thời Tây Hán ở Trung Quốc, thường tiến hành nghi thức rước đèn lồng rất đẹp mắt và long trọng. Chính vì thế, tết Nguyên Tiêu còn gọi là lễ hội lồng đèn. Đối với cộng đồng cư dân người Hoa ở Hội An (nhất là đối với người Hoa Minh Hương, người các bang Triều Châu, Quảng Đông), tết Nguyên Tiêu không chỉ là tết thuần tuý mang thú vui thưởng nạn mà còn mang ý nghĩa tâm linh lớn lao: Cúng các vị tiền hiền, vừa cầu mong cuộc sống tốt đẹp (cầu an) no đủ, buôn bán phát tài
Đây là một trong những lễ tết quan trọng trong cộng đồng cư dân Hội An, đặc biệt là đối với bà con người Hoa. Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của một năm (ngày rằm tháng giêng âm lịch). Tết Nguyên Tiêu không chỉ là tết thuần tuý mang thú vui thưởng nạn mà còn mang ý nghĩa tâm linh lớn lao: Cúng các vị tiền hiền, vừa cầu mong cuộc sống tốt đẹp (cầu an) no đủ, buôn bán phát tài. Đây còn là ngày “Thiên quan tứ phước”, ngày các quan trời ban bố phước lành cho mọi người trên thế gian, do vậy phải tổ chức cúng tế cầu an, cầu phước, đồng thời mở hội vui chơi để chuẩn bị bước vào công việc của năm mới với nhiều ước vọng, vạn sự như ý. Cũng vì thế, trong cộng đồng người Hoa ở Hội An, lễ tết này được tổ chức rất linh đình và quy mô, kéo dài từ hai đến ba ngày, quy tụ con cháu từ khắp nơi đổ về và thu hút đông đảo mọi người tham dự, trở thành một lễ hội lớn của bà con người Hoa.
Các hoạt động tại hội an
Ngày xưa, cứ vào ngày 15/01 âm lịch, người Hoa thường mời thầy chùa về tụng kinh cầu an cho người sống, cầu siêu cho người đã khuất, con cháu trong bang thì mang lễ vật chay đến cúng như hoa quả, áo giấy, chè, xôi,… Vào ngày chính (ngày vía) -16/1 âm lịch, nghi lễ được tổ chức rất trang trọng và thiêng liêng. Lễ vật trong ngày vía chính gồm một con lợn quay, bôi phẩm màu đỏ đặt ở bàn lễ chính, bên cạnh có bánh bao, hoa quả, tiền giấy, hương trà. Đến giờ tế lễ (khoảng 10-11h) tất cả bà con trong bang đều tập trung về trước điện, y phục chỉnh tề cùng nhau vái lạy thánh thần, tổ tiên,… Lễ vía kết thúc khi ông trưởng bang đốt tiền, áo giấy rồi cắm một con dao lên mình con lợn. Tiếp theo là con cháu và khách lần lượt vào dâng hương, xin lộc. Sau đó, mọi người trong bang cùng khách mời ngồi vào bữa tiệc, ăn uống rất linh đình. Đến phần hội nài trò chơi múa lân, còn có những trò chơi khác như xổ số, biểu diễn du hồ, đốt pháo, ca hát,…
Tết Nguyên Tiêu cũng là ngày lễ rất quan trọng của bà con tín đồ đạo Phật (lễ Phật quanh năm, không bằng rằm tháng giêng). Vì ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía của Phật tổ Adiđà, nên ở các chùa đều tập trung tổ chức lập đàn cầu Phật, tụng kinh với sự tham gia đông đảo của thiện nam, tín nữ để cúng nhương sao giải hạn, cầu mong đức Phật phù hộ. Đối với cộng đồng cư dân người Việt, ngày này tuy không được coi trọng như cư dân người Hoa, nhưng cũng được xem là ngày Tết Thượng Nguyên. Một ngày rằm đầu tiên, quan trọng trong năm. Vì thế tại các đình làng, miếu xóm và ngay ở mọi nhà đều sắm lễ hương hoa, trà, quả, bánh trái,… để cúng rằm tháng giêng.
Tết Nguyên Tiêu của người Hoa và người Việt khác nhau thế nào?
Tại Trung Hoa ngày xưa, Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Trạng Nguyên, là dịp nhà vua hội họp các ông Trạng để thết tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ.
Ngày nay, Tết Nguyên Tiêu được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là “Lễ hội đèn hoa” hoặc “Hội hoa đăng”, có thể bắt nguồn từ tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc thời Hán Vũ Đế. Những lồng đèn có hình thù rồng, phượng, mười hai con giáp hoặc những nhân vật cổ trong truyền thuyết, cổ tích được yêu chuộng.
Tại Trung Hoa ngày xưa, Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Trạng Nguyên, là dịp nhà vua hội họp các ông Trạng để thết tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ.
Ngày nay, Tết Nguyên Tiêu được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là “Lễ hội đèn hoa” hoặc “Hội hoa đăng”, có thể bắt nguồn từ tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc thời Hán Vũ Đế. Những lồng đèn có hình thù rồng, phượng, mười hai con giáp hoặc những nhân vật cổ trong truyền thuyết, cổ tích được yêu chuộng.
Tại Việt Nam, ý nghĩa tết Nguyên Tiêu đã có nhiều khác biệt so với tại Trung Quốc. Rằm tháng Giêng là một trong 4 ngày lễ lớn trong năm của người Việt, đặc biệt, Phật tử thường viếng chùa, lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.
Vì thế, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong hội rằm tháng Giêng. Đây là một tín hiệu tốt, thể hiện rõ nét tinh thần “Đạo pháp và Dân tộc”, so với rằm tháng Tư (Phật đản) và rằm tháng Bảy (Vu Lan) thì rằm tháng giêng không quan trọng bằng. Đây cũng là một hình thức tu tập, cầu nguyện để đem lại phước báo an lành như mong cầu của mọi người trước thềm năm mới.
Bài thơ rằm tháng giêng về tết nguyên tiêu
Phiên âm
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch nghĩa
Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất,
Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;
Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,
Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.
Dịch thơ
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
(Xuân Thủy dịch)
Bên trên là những chia sẻ của mình về nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Tết Nguyên Tiêu. Mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích tới bạn. Chúc bạn năm mới vui vẻ bên gia đình và người thân, bạn bè nhé!