Thử cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu
Toc
Nồi chiên không dầu đang là một thiết bị làm bếp đang được nhiều người nội trợ tin dùng trong những ngày gần đây, với kích thước nhỏ gọn và có những chức năng có thể thay thế cho lò nướng trong những không gian bếp chật hẹp. Nếu bạn muốn làm bánh trung thu mà gia đình mình không có lò nướng hãy thử cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu sẵn có ở nhà để chinh phục món bánh này nhé!
Làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu nhân ngày Tết thiếu nhi
Cách làm bánh trung thu thập cẩm bằng nồi chiên không dầu
Hướng dẫn cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu – nhân thập cẩm
Nguyên liệu làm bánh (4 chiếc bánh 150 gram)
Phần vỏ bánh
- Bột mì đa dụng: 150 gram
- Nước đường bánh nướng: 100 gram
- Lòng đỏ trứng gà: 1 quả
- Dầu ăn: 20 gram
- Bơ đậu phộng: 5 gram
Phần nhân bánh
- Hạt điều rang chín: 30 gram
- Vừng trắng rang chín: 30 gram
- Hạt dưa đã bóc vỏ rang chín: 30 gram
- Lạp xưởng đã hấp: 30 gram
- Mứt bí: 30 gram
- Mứt sen: 30 gram
- Mỡ đường: 5 gram
- Lá chanh xát nhỏ: 2 lá
- Rượu mai quế lộ: 5 ml
- Bột bánh dẻo: 2 – 3 muỗng (thêm từ từ cho đến đủ)
Hỗn hợp quét mặt bánh
- Lòng đỏ trứng gà: 1 quả
- Dầu mè: 1 muỗng canh
- Sữa tươi không đường hoặc nước: 1 muỗng canh
Hướng dẫn cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu – nhân thập cẩm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bóc vỏ (nếu cần) và rang chín các loại: hạt điều, hạt bí, hạt dưa, vừng (mè) trắng.
- Hấp chín lạp xưởng
- Đập vụn, cắt nhỏ hay thái sợi những nguyên liệu có kích thước lớn.
Bước 2: Làm vỏ bánh
Nhào cho đến khi bột thành một khối thì dừng, không trộn bột quá lâu làm chai bột
- Cho dầu ăn, nước đường bánh nướng, lòng đỏ trứng và bơ đậu phộng vào rồi đánh đều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất.
- Thêm bột mì qua rây vào hỗn hợp bột.
- Khuấy đều rồi nhào bột thành một khối, thì dừng lại.
Lưu ý: Tránh nhào bột quá nhiều bột sẽ dễ bị chai
- Đậy kín bột bằng màng bọc thực phẩm và ủ bột trong vòng 30 – 45 phút.
Bước 3: Làm nhân bánh thập cẩm
- Trộn tất cả các nguyên liệu vào cùng nhau (hạt điều, hạt bí, hạt dưa, vừng trắng, lạp xưởng, lá chanh, mỡ đường, mứt, rượu mai quế lộ)
- Thêm từ từ từng muỗng bột bánh dẻo vào rồi trộn từ từ.
Lưu ý: Nếu bột quá khô có thể thêm nước, còn nếu chưa có độ kết dính hãy thêm một chút bột bánh dẻo một vào hỗn hợp.
Trộn nguyên liệu cho đến khi nhân có thể nắm thành từng viên tròn
- Khi nhân đã có thể vo viên, chia hỗn hợp làm 7 phần, mỗi phần rơi vào khoảng 90 gram; ép chặt, vo viên.
- Đậy kín nhân bánh và đợi cho đến khi bột vỏ bánh ‘nghỉ’ xong.
Bước 4: Nặn bánh
- Vỏ bánh sau khi đã nghỉ đủ thời gian, chia bột thành nhiều 7 phần, mối phần tầm 60 gram (Tổng khối lượng bánh là 150 gram, gồm: 90 gram nhân và 60 gram bột vỏ bánh).
- Cho lên mặt bàn một ít bột bánh, cán mỏng sao cho đường kính vỏ bánh gấp 2 lần đường kính viên nhân bánh là được.
Cán vỏ bánh thật mỏng sao cho vỏ bánh có đường kính gấp 2 viên nhân
- Gói kín phần nhân vào vỏ bánh rồi vo tròn để xóa những nếp gấp và phần vỏ bị nứt.
- Phủ lên mặt bánh và khuôn một ít bột khô hoặc phết dầu vào khuôn bánh để chống dính.
- Cho bánh vào khuôn và ép thật chặt.
- Giữ tay cố định trong khoảng 20 giây để hoa văn được in sắc nét.
Bước 5: Nướng bánh
- Làm nóng lò nướng trước 10 phút ở nhiệt độ 180 độ C.
- Lót vào khay một tờ giấy nến rồi cho bánh vào, chú ý khoảng cách bánh – bánh không được chạm nhau.
- Nướng bánh trong 3 lần: ở nhiệt độ 150 độc C trong 5 – 10 phút (tùy vào bạn muốn bánh mềm hay cứng)
Cho bánh khay và nướng tàm 5 – 10 phút trong 3 lần
- Xịt nước lên mặt bánh ngay sau khi lấy bánh ra khỏi lò ở 2 lần nướng đầu tiên rồi để cho bánh nguội trong 15 – 20 phút.
- Quét lên mặt bánh một lớp nước trứng mỏng trước khi cho bánh trở lại nồi nướng lần tiếp theo.
- Hỗn hợp nước trứng quét mặt bánh: trộn đều hỗn hợp gồm: 1 lòng đỏ trứng gà, 1 muỗng canh dầu mè (hoặc dầu ăn) và sữa tươi không đường (hoặc nước lã)
- Sau khi nướng đủ thời gian, mang bánh ra để nguội và bảo quản bánh trong hộp kín hoặc túi nilon cùng bao hút ẩm.
Bài viết liên quan:
- https://ngaydacbiet.com/4-cach-lam-banh-ga-pho-mai-thom-ngon-tai-nha/
- https://ngaydacbiet.com/cach-lam-banh-duc-nong-ha-noi-chuan-vi-de-oi-la-de/
- https://ngaydacbiet.com/du-trend-hoc-cach-lam-banh-su-kem-bang-noi-chien-khong-dau/
- https://ngaydacbiet.com/cach-lam-banh-crepe-nhieu-lop-tra-sua-tran-chau-doc-la/
- https://ngaydacbiet.com/hoc-vo-long-voi-2-cach-lam-banh-trung-thu-truyen-thong/
Ảnh sau khi nướng 5 phút trong 3 lần (Bạn có thể tăng thời gian lên 10 phút trong cả 3 lần nướng để có những chiếc bánh màu đậm hơn)
Bánh mới nướng có thể có lớp vỏ khô và màu còn nhạt, tối ưu nhất là để bánh nghỉ trong vòng 1 – 2 ngày để phần dầu bên trong ngấm sang phần vỏ bánh. Chiếc bánh của bạn sẽ lên màu đẹp hơn, bóng hơn cùng lớp vỏ mềm và thơm hơn so với lúc vừa nướng. Bánh có thể giữ bên ngoài tủ lạnh trong khoảng từ 7 – 10 ngày.
Cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu – Nhân kim sa
Hướng dẫn cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu – nhân kim sa
Nguyên liệu làm bánh (15 chiếc bánh 80 gram)
Phần vỏ bánh
- Bơ lạt chảy lỏng: 36 gram
- Sữa đặc: 36 gram
- Nước đường bánh nướng: 36 gram
- Bột mì số 8: 100 gram
- Bột curtand: 20 gram
Phần nhân kim sa (10 gram/bánh)
- Trứng muối: 7 quả
- Rượu mai quế lộ (hoặc rượu gừng): vừa đủ để ngâm rửa trứng
- Gelatin: 8 gram
- Nước lọc: 20 ml
- Sữa đặc: 60 gram
- Nước cốt dừa: 60 gram
- Bột custard: 20 gram
- Đường bột: 35 gram
- Bột sữa: 35 gram
- Bơ lạt đun chảy: 65 gram
Lưu ý: có thể thay thế bột custard bằng bột bắp và hương vani (2 – 3 ml)
Phần nhân đậu xanh (30 gram/bánh)
- Đậu xanh: 150 gram
- Đường: 80 – 100 gram
- Muối: 1 gram
- Dầu ăn: 60 gram
- Bột bánh dẻo (hay bột nếp): 30 gram
- Nước: 600 ml
Hỗn hợp quét mặt bánh
- Trứng gà: 1 quả
- Dầu mè: 1 muỗng cà phê
- Sữa tươi không đường (hoặc nước): 3 thìa cà phê
Hướng dẫn cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu – nhân kim sa
Bước 1: Làm nhân kim sa
- Cho 7 lòng đỏ trứng muối tách vỏ, lọc lòng trắng và rửa sạch.
- Ngâm trong rượu mai quế lộ hoặc rượu gừng trong khoảng 10 – 15 phút để khử hoàn toàn mùi tanh của trứng.
- Nướng trứng bằng nồi chiên không dầu ở 200 độ C trong 5 phút.
- Trứng đã chín, nghiền mịn tất cả trứng qua rây vào một tô lớn.
Trứng đã chín, nghiền mịn trứng qua rây vào một tô lớn
- Cho Gelatin bột (8 gram) vào một chén nhỏ cùng 20 ml nước và khuấy đều hỗn hợp.
- Đun cách thủy hỗn hợp gelatin cho đến chảy.
- Thêm sữa đặc (60 gram), nước cốt dừa (60 gram), đường bột (35 gram), bột sữa (35 gram), bơ lạt đun chảy (65 gram) và gelatin đã đun chảy vào trứng muối đã được nghiền nhuyễn ở trên.
- Trộn đều hỗn hợp rồi xay nhuyễn và cho hỗn hợp chảy qua rây một lần nữa.
Trộn đều và xay thật nhuyễn hỗn hợp kem trứng, cho hỗn hợp qua rây và lọc thêm lần nữa
- Cho ‘kem trứng’ bao bắt bánh hoặc dùng thìa cho từng muỗng kem vào ô nhân có trọng lượng khoảng 10 gram (từng ô của khay đá nhựa hoặc cao su thì càng tốt)
- Đậy kín hỗn hợp bằng màng bọc thực phẩm và cho vào ngăn đông trong khoảng 2 – 3 tiếng để phần ‘kem trứng’ bắt đầu đông cứng, có thể vo thành viên.
Bước 2: Làm nhân đậu xanh
- Ngâm trong nước 150 gram đậu xanh đã loại vỏ trong 4 giờ với nước thường hoặc trong 1 giờ với nước nóng.
- Rửa sạch đậu với 2 lần nước
- Cho nước (500 ml) cùng muối (1 gram), đậy nắp và nấu với lửa trung bình cho đến khi nước bắt đầu sôi thì hạ nhỏ lửa, vớt bọt trên bề mặt đậu.
- Sau khi nấu được 15 phút, nước đã rút vào đậu; mở nắp cho hơi nước bay hơi đến khi đậu chỉ còn sâm sấp trên bề mặt thì dùng đũa đảo cho đậu không bị cháy, dính vào nồi.
- Sau khi nấu đậu được khoảng 20 – 30 phút, tắt bếp, đậy nắp cho hạt đậu tiếp tục ngấm nước và nở đều.
- Cho đậu vào máy xay cùng 100 ml nước (nếu hỗn hợp quá khô) và xay cho đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn.
- Đổ hỗn đậu lên chảo chống dính, thêm 80 – 100 gram đường cát trắng (nêm nếm tùy khẩu vị).
- Sên đậu với lửa trung bình cho đến khi hỗn hợp bắt đầu sôi
- Hạ nhỏ lửa ở chế độ thấp nhất, thêm dầu ăn (60 gram) vào và khuấy đều tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.
- Cùng lúc đó, khuấy bột bánh dẻo (30 gram) cùng nước (60 ml) rồi khuấy cho đến khi bột tan.
- Thêm hỗn hợp bột bánh dẻo vào chảo bột đậu xanh và tiếp tục sên đều tay.
- Sau khoảng 30 phút sên bột, bạn sẽ thu được một khối nhân dẻo, mềm và không dính chảo.
- Tiếp tục miết bột vào chảo để bột nhanh rút hơi nước tới khi có thể gom nhân lại thành một khối có thể đứng và không còn hiện tượng chảy xuống khi vắt chồng bột lên nhau.
Nếu vắt bột như thế này mà bột không dần dần chảy lại xuống chảo là đạt
- Tổng thời gian cho việc sên bánh khoảng 40 – 45 phút rồi tắt bếp cho nhân đậu xanh ra, để nguội.
Bước 3: Làm vỏ bánh
- Cho bơ lạt (nên bảo quản bơ bên ngoài tủ lạnh trước khi sử dụng) (36 gram), sữa đặc (36 gram), nước đường bánh nướng (36 gram), bột mì (100 gram) và bột curtand (20 gram) vào rồi đánh đều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất.
- Khi hỗn hợp đã không còn dính tay, gói lại bằng màng bọc thực phẩm và cho bột nghỉ vào ngăn mát tủ lạnh trong 90 phút.
Bước 4: Vo bánh – Ép khuôn.
Bao lần lượt nhân kim sa vào nhân đậu xanh và nhân đậu xanh vào vỏ bánh
- Cho nhân kim sa ra khỏi khay lạnh.
- Chia nhân đậu xanh thành nhiều phần bằng nhau (30 gram/phần)
- Vo tròn rồi bọc kín vào nhân trứng kim sa
- Làm tương tự với bột vỏ bánh (20 gram/phần)
- Sử dụng khuôn 80 gram để ép bánh.
- Cho một lớp dầu lên mặt khuôn bánh rồi cho bánh vào (để mặt đẹp, không bị nứt vào trước)
- Ép từ từ và chắc tay cho bánh in hoa văn rõ nét (nhấn và giữ trong 20 giây)
Những chiếc bánh sau khi được ‘in ấn’
- Cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh trong 90 phút.
Bước 5: Nướng bánh.
- Sau thời gian làm mát, mang bánh ra và xịt 1 lớp nước lên mặt bánh.
- Xếp bánh vào khay nướng nồi chiên không dầu, cho bánh vào nồi và nướng lần một ở nhiệt độ 180 độ C trong 5 phút.
- Sau khi nướng, mang bánh ra, xịt thêm một lớp nước nữa rồi để nguội.
- Khi bánh đã nguội phết lên mặt bánh một lớp nước trứng để tăng độ bóng và ,màu đẹp cho mặt bánh.
- Nướng lần 2 ở nhiệt độ 170 độ C trong 5 phút.
- Sau 5 phút, mang bánh ra và lật bánh lại rồi nướng tiếp mặt còn lại trong 5 phút ở 170 độ C.
Sau lần nướng thứ 2, mang bánh ra và lật úp mặt bánh xuống dưới và nướng tiếp thêm lần nữa
- Vậy là hoàn thành!
Trên đây là 2 cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu nhân thập cẩm và nhân kim sa vô cùng độc đáo và sáng tạo để tạm quên đi hương vị của bánh nhân đậu xanh trứng muối truyền thống, cũng như dẹp tan nỗi ‘phiền muộn’ – làm thế nào để làm bánh trung thu mà không có lò nướng? Cũng như các loại bánh trung thu vỏ nướng khác, bánh sẽ ngon hơn sau khi nướng từ 1 – 2 ngày để vỏ bánh được mềm và có màu sắc óng vàng đặc trưng. Chúc các bạn thành công và có một mùa Trung thu thật hạnh phúc và ngọt ngào!
Tham khảo thêm: Đặc sản các tỉnh