2 Cách làm bánh trung thu không cần lò nướng với bếp hay nồi cơm điện
Toc
Cứ mỗi năm một lần, Tết Trung thu lại đến, chưa bao giờ trễ hẹn. Có chăng cho con người trễ hẹn với vầng trăng tròn tháng 8, vì công việc bận rộn hay dịch bệnh kéo dài. Tuy nhiên, đừng để việc đó làm cản trở bạn ‘ăn lễ’ cùng với những chiếc bánh Trung thu. Đừng lo lắng nếu nhà bạn không có lò nướng hay nồi chiên không dầu! Hãy cùng ‘bếp trưởng’ học 2 cách làm bánh trung thu không cần lò nướng với bếp hay nồi cơm điện để nướng bánh. Bạn cũng có thể làm bánh Trung thu dẻo, đã được ‘bếp trưởng’ đề cập trong một bài viết khác, nên hôm nay chỉ làm bánh nướng thôi nhé!
Làm bánh Trung thu bằng bếp
Hướng dẫn cách làm bánh trung thu không cần lò nướng
Nguyên liệu làm bánh (5 chiếc bánh 150 gram)
Phân nhân bánh (Nhân đậu xanh: 250 gram)
- Đậu xanh hoặc đậu đỏ đã bóc vỏ: 75 gram
- Đường: 40 – 50 gram
- Muối: 0.5 gram
- Dầu ăn: 30 gram
- Bột bánh dẻo (bột nếp rang): 15 gram
- Nước: 300 ml
- Hương vani: 1 ống (2 – 3 ml)
Phần vỏ bánh
- Bột mì đa dụng: 250 gram
- Nước đường làm bánh nướng: 170 gram
- Bơ đậu phộng: 5 gram
- Dầu ăn: 42 gram
- lòng đỏ trứng gà: 1 quả
Hỗn hợp quét mặt bánh
- Lòng đỏ trứng gà: 1 quả
(có thể sử dụng một mình hoặc thêm 2 thành phần bên dưới)
- Dầu ăn/dầu mè: 1 muỗng cà phê
- Sữa tươi không đường (hoặc nước): 1 muỗng canh
Dụng cụ làm bánh
- Nồi bằng gang, nhôm hay inox có đáy dày (nồi gang là tốt nhất)
- Cát sạch tùy kích cỡ nồi ( cao khoảng ⅓ – ⅔ chiều cao nồi)
- Khay nướng làm bằng kim loại hoặc hợp kim (có thể sử dụng giấy bạc để thay thế)
- Máy xay
- Giấy nến
- Nắp nồi bằng thủy tinh trong suốt
- Các loạt tô, muỗng
Hướng dẫn cách làm bánh trung thu không cần lò nướng – bếp, nồi và cát
Bước 1: Làm nhân bánh
- Sử dụng đậu xanh đã được loại vỏ (150 gram), ngâm trong nước 4 – 5 giờ hoặc nước ấm trong khoảng 1 giờ cho đậu được nở ra..
- Mang đậu xanh đã ngâm, rửa sạch.
- Cho vào nồi cùng nước (250 ml), muối (0.5 gram) đóng nắp nồi, nấu với lửa lớn đến sôi.
- Khi nước đã sôi, lọc bỏ bọt và hạ lửa xuống trung bình.
- Sau khi nấu được 10 phút, khi nước bốc gần hết, hỗn hợp bột vẫn đang tiếp tục sôi, mở nắp và đảo đậu để đậu chín đều và không bị dính vào đáy nồi.
- Tắt bếp và tiếp tục đậy nắp, ủ bột trong 10 – 15 phút cho đậu mềm và rã hơn.
Nấu cho đến khi đậu đã chín mềm, tắt bếp và đậy nắp trong 15 phút
- Cho vào máy xay tầm 10 – 20 giây cho đậu nhuyễn mịn.
- Đỗ hỗn hợp vào chảo chống dính qua rây.
- Thêm từ 40 -50 gram đường tùy khẩu vị.
- Trộn đều hỗn hợp đậu xanh – đường và sên với lửa trung bình.
- Đảo đều tay để đến khi hỗn hợp bắt đầu sôi, bắt đầu hạ nhỏ lửa rồi thêm dầu ăn (30 gram) và khuấy cho nguyên liệu quyện vào nhau.
- Trong lúc đó, dùng bột bánh dẻo (15 gram) cùng nước (30 ml) và đánh cho bột tan ra.
- Thêm hỗn hợp bột bánh dẻo trên vào chảo đậu, tiếp tục sên đều ở lửa nhỏ cho đến khi nhân đậu sệt lại.
- Thêm hương vani hay rượu mai quế lô nếu bạn muốn.
Sau khi sên được 20 phút, thu được một khối bột dẻo và không dính chảo
- Sau khi sên được tầm 20 phút, bạn sẽ thu được một khối bột dẻo nhưng không dính chảo.
- Tiếp tục miết bột vào chảo và gom bột thành một khối nhiều lần cho đến khi có cảm giác bột đã đứng form – không còn chảy xuống khi vắt chồng bột lên nhau.
- Tổng thời gian cho việc sên bánh khoảng 30 – 40 phút, tắt bếp cho nhân ra để nguội.
Bước 2: Làm vỏ bánh
- Rây bột mì (250 gram) vào một tô lớn cùng nước đường (170 gram), bơ đậu phộng (5 gram), 1 lòng đỏ trứng gà và dầu ăn (42 gram)
- Dùng tay nhào bột cho đến khi bột hòa quyện, dẻo, mịn và không bở là được (5 phút).
Nếu bột quá khô và bở, hãy thêm một chút nước đường vào nhé!
- Dùng màng bọc thực phẩm đậy kín bột và ủ trong 30 phút.
Bước 3: Vo bánh – tạo hình
- Cho cát vào nồi, lượng cát chiếm khoảng ½ – ⅔ nếu khay nướng nhỏ hơn miệng nồi và có thể lọt thỏm vào trong. Còn nếu khay của bạn có kích thước vừa khít, hãy cho cát vào chạm với đáy khay nướng.
Cho cát vào cao khoảng ⅓ – ⅔ của nồi đế dày rồi
- Cho nồi lên bếp và đun với lửa nhỏ đế cát nóng lên và mở nắp nồi.
- Khi vỏ bánh đã được nghỉ xong, cân lượng bột rồi chia bột thành những phần bằng nhau với cách làm bánh trung thu không cần lò nướng này, bạn có thể chia bột thành 3 phần mỗi phần nặng khoảng 90 – 95 kg.
- Phủ lên mặt một ít bột khô.
- Vo tròn và cán mỏng vỏng bánh
Phủ lên mặt bàn một ít bột khô và ép mỏng vỏ bánh
- Cho nhân (50 gram nhân đậu xanh) vào giữa và gói bánh lại.
- Ép thật chặt để không khi không lọt vào giữa khe vỏ và nhân bánh.
- Phủ thêm một lớp bột khô vào khuôn bánh, cho ‘viên bánh’ vào khuôn.
- Lấy mặt bàn làm điểm tựa, nhấn từ từ biston và giữa trong khoảng 20 – 30 giây ở điểm cuối cùng để hoa văn được in sắc nét.
- Cho bánh lên khay nướng làm bằng kim loại hoặc hợp kim đã được lót một lớp giấy nên.
Lưu ý: đảm bảo khoảng cách của những chiếc bánh xa nhau, tránh tình trạng kết dính trong khi nướng.
Cho bánh lên khay kim loại đã được lót một lớp giấy nến
Bước 4: Nướng bánh
- Khi cát đã nóng và bắt đầu bốc khói, dùng đũa, xới cho cát nóng đều.
- Cho khay bánh vào nồi và đậy nắp nồi, duy trì với lửa nhỏ.
- Nướng bánh trong 10 phút với lửa lớn.
Lưu ý: Với cách làm bánh trung thu không cần lò nướng này, vì chúng ta không sử dụng lò nướng nên hơi nước sẽ không được hút và xả ra bên ngoài, hơi nước bay lên đọng trên nắp nồi nếu nhỏ xuống mặt bánh sẽ làm hỏng bánh. Vì vậy, kiểm tra nồi mỗi 3 – 5 phút/ lần nếu xuất hiện hơi nước, hãy mở nắp nồi và lau khô nắp.
- Sau 10 phút, cho bánh ra xịt một lớp nước mỏng lên mặt bánh.
- Khi bánh đã nguội, quét một lớp trứng lên mặt bánh rồi cho bánh vào nồi nướng thêm 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 15 phút nữa.
Lưu ý:
- Xịt nước ngay mỗi lần lấy bánh ra.
- Vì nướng bằng nồi bánh sẽ chín không đều, mặt trên có thể lâu vàng hơn mặt dưới. Chính vì vậy, bạn có thể lật úp mặt bánh xuống dưới để nướng sơ mặt bánh vào lần nướng thứ 3 hoặc cuối lần nướng thứ 2.
Những chiếc bánh vàng ươm được nướng bằng cát không thua gì lò nướng
Làm bánh Trung thu bằng nồi cơm
Bài viết liên quan:
- https://ngaydacbiet.com/hoc-vo-long-voi-2-cach-lam-banh-trung-thu-truyen-thong/
- https://ngaydacbiet.com/mach-nho-3-cach-lam-banh-crepe-xoai-thom-ngon-mat-lanh-cho-ngay-he/
- https://ngaydacbiet.com/banh-bao-lam-tu-bot-gi-cach-lam-bot-banh-bao-xop-mem/
- https://ngaydacbiet.com/2-cach-lam-banh-crepe-kem-tuoi-vua-don-gian-vua-moi-la/
- https://ngaydacbiet.com/how-to-lam-banh-su-kem-khong-can-lo-nuong-nhung-van-ngon/
Hướng dẫn cách làm bánh trung thu không cần lò nướng – nồi cơm điện
Nguyên liệu làm bánh (6 chiếc bánh 125 gram)
Phân nhân bánh (Nhân đậu xanh – sầu riêng)
- Đậu xanh hoặc đậu đỏ đã bóc vỏ: 150 gram
(ngâm đậu với nước trước khi làm 4 – 5 tiếng hoặc với nước nóng trong 1 tiếng trước khi làm bánh)
- Sầu riêng: 50 gram
(bạn có thể sử dụng nhiều hơn để tăng hương vị của bánh)
- Đường: 4 muỗng canh
- Muối: ½ muỗng cà phê
- Dầu ăn: 1 muỗng canh
- Bột bánh dẻo (bột nếp rang): 15 gram
- Trứng muối: 6 quả
Phần vỏ bánh
- Bột mì đa dụng: 250 gram
- Nước đường làm bánh nướng: 150 ml
- Bơ đậu phộng: 20 gram
- Dầu ăn: 40 gram
- Trứng gà: 2 quả
Hỗn hợp quét mặt bánh
- Lòng đỏ trứng gà: 1 quả
- Mật ong: 1 muỗng canh
- Sữa tươi không đường hoặc nước: 2 muỗng cà phê
Dụng cụ làm bánh
- Nồi hợp kim hoặc bằng sứ thì càng tốt
- Nồi cơm điện
- Giấy bạc
- Máy xay
- Giấy nến (nếu có)
- Găng tay nilon
- Khuôn bánh Trung thu loại 125 gram
- Các loạt tô, muỗng
Hướng dẫn cách làm bánh trung thu không cần lò nướng – nồi cơm điện
Bước 1: Sơ chế đậu xanh
- Đậu đã được ngâm nở, vo thật sạch rồi nấu cùng 300 ml nước và nấu trong vòng 20 phút đến khi đậu xanh chín nhừ, với lửa trung bình ở nồi sứ hoặc lửa lớn cho đến khi nước sôi rồi chỉnh về lửa nhỏ với nồi hợp kim.
Bước 2: Làm vỏ bánh
- Trong thời gian chờ đậu chín, cùng tiến hành làm phần vỏ bánh.
- Sử dụng nước đường, 2 lòng đỏ trứng, dầu ăn (40 ml) và bơ đậu phộng (20 gram) rồi dùng phới lồng khuấy đều hỗn hợp lỏng
- Cho 200 gram bột mì qua rây vào hỗn hợp đường – trứng và trộn đều.
Bạn không phải nhồi quá kĩ, sẽ làm bột bị chai, chỉ cần gom được về một khối đồng nhất là được
- Khi hỗn hợp trên đã đều, dùng tay nhồi bột. Bạn không cần nhồi bột quá kĩ, chỉ cần bột được đều và có thể gom về một khối như thế này là được. Nếu bạn nhào bột quá lâu, bánh sẽ dễ bị chai, không đúng với style bánh Trung thu nướng đâu nhé!
- Dùng màng thực phẩm bọc kín bột lại, cho bột nghỉ trong vòng 30 phút (Đến khi bạn làm xong phần nhân bánh là cũng vừa đủ thời gian đấy!)
Bước 3: Làm nhân bánh
- Đậu cũng đã vừa chín tới: hạt đậu nở, chín mềm, nước đã cạn và sôi trên bề mặt đậu.
Đậu xanh đã chín nở, nước đã cạn sâm sấp trên mặt đậu
- Tắt bếp, đậu nắp và để nguội trong 15 – 20 phút.
- Cho muối (½ muỗng), đường (4 muỗng canh) rồi say bột đến nhuyễn mịn
- Cho bột chảy qua rây và chảo chống dính, sên cho đến khi đậu khô lại mới cho sầu riêng vào.
Lưu ý: Sầu riêng rất dễ bốc mùi, do đó, không xay sầu riêng quá lâu và không cho vào sên cùng đậu xanh quá sớm, sẽ làm mất đi mùi vị mà bạn yêu thích.
Khi đậu đã bắt đầu hơi khô lại, thêm sầu riêng đã xay mịn vào
- Khi hỗn hợp đã thành một khối mềm, khô, không quá chảy thì tắt để nguội.
Sên hỗn hợp nhân bánh đến khô và có thể gom lại thành một khối không bị chảy
- Trứng muỗi tách ra lấy phần lòng đỏ, rửa sạch.
- Cho 1 – 2 muỗng rượu vào trứng muỗi, tráng sơ rồi chiết bỏ rượu (Rượu sẽ làm nổi màu đỏ của trứng, cũng làm giảm bớt đi mùi tanh)
- Đem hấp trứng trong vòng 5 phút (không hấp quá lâu, trứng sẽ bị nứt khi cắt ra)
Bước 4: Vo bánh – ép khuôn
- Chia nhân bánh (đậu xanh – sầu riêng) thành 60 gram cho một bánh.
- Cho trứng muối vào giữa rồi bọc kín đậu rồi vo tròn.
- Bột vỏ bánh sau khi đã nghỉ xong, chia thành các viên bằng nhau rồi bọc lại bằng màng thực phẩm, làm đến đâu, lấy ra đến đó để bánh không bị khô.
- Cho một lớp mỏng bột mì lên bàn rồi các bột thật mỏng, tạo thành một hình tròn có bán kính gần bằng đường kính của nhân bánh.
- Lựa mặt vỏ láng mịn để làm mặt ngoài (mặt bạn vừa cán – mặt trên), úp mặt đó về phía lòng bàn tay rồi cho nhân bánh vào.
- Lật ngược lại rồi dùng tay miết chặt vỏ bánh vào phần nhân, tránh để không khí còn lại bên giữa khe bánh.
Lật úp xuống rồi ép chặt vỏ vào nhân bánh từ trên xuống dưới
- Sau khi lấp kín miệng bánh, vo tròn để xóa các vết mờ, nứt trên mặt bánh.
- Quét một lớp dầu vào khuôn lò xo, lựa mặt bánh đẹp để cho vào khuôn trước.
- Dùng tay ấn nhẹ đáy bánh để bột giàn đều ra các mép khuôn.
- Lấy mặt bàn làm điểm tựa, ấn từ từ biston xuống cho bánh tràn đều khắp các cạnh khuôn bánh.
- Giữ tay trong vòng 20 – 30 giây để hoa văn được in sắc nét hơn.
- Nhẹ nhàng nhấc tay lên, dùng một tay để giữ đáy bánh, kéo khuôn thật nhẹ nhàng ra khỏi bánh.
Chiếc bánh xinh xắn sau khi đã được ép khuôn
- Vậy là, hoàn thành! Làm tương tự với những chiếc bánh còn lại, đậy kín bánh bằng màng bọc thực phẩm để bánh không bị khô nhé!
Bước 5: Nướng bánh
- Quét một lớp dầu ăn lên đáy và thành nồi tiếp xúc với mặt bánh, bạn có thể thay thế bằng giấy nến, mục đích của việc này là để chống dính cho bánh.
- Cho bánh vào nồi, với nồi cơm điện ở nhà, bạn có thể nướng được 3 bánh/ lần.
- Ấn chế độ ‘cook’ rồi cho bánh ‘nướng’ cho đến khi chuyển sang chế độ ‘warm’
Lưu ý: Với cách làm bánh trung thu không cần lò nướng – nồi cơm điện này, không tăng số lượng thêm nữa, chú ý khoảng cách giữa các bánh – tối thiểu 3 cm để bánh nở, chín đều và không bị dính vào nhau.
Trung bình có thể nướng một lần 3 chiếc bánh với khối lượng 125 gam
- Trong khi chờ đợi, hãy làm hỗn hợp quét mặt bánh với lòng đỏ trứng gà, 1 muỗng canh mật ong và 2 muỗng cà phê sữa tươi không đường hoặc nước.
- Sau 8 – 10 phút nấu bánh, nồi đã nhảy sang chế độ ‘warm’. Các bạn mở nắp ra rồi lật mặt bánh xuống dưới để nướng phần mặt trên.
- Đậy nắp và chuyển về chế độ ‘cook’ trong 1 phút.
- Rút điện ổ cắm rồi cho bánh ra ngoài, xịt lên mặt bánh một lớp nước và để nguội.
Bánh sau khi đã ‘cook’ lần đầu tiên, mang ra để nguội
- Khi bánh đã nguội, quét lên mặt bánh một lớp trứng mỏng rồi cho bánh trở lại vào nồi.
- Lót vào đáy nồi một miếng giấy bạc để nhiệt được tỏa đều và không làm cháy mặt bánh.
- Nấu – ‘cook’ lần thứ 2 bánh trong vòng 10 phút nữa.
- Mở nắp ra, phun nước vào rồi để bánh nguội trong 15 phút, thêm một lớp trứng thật mỏng nữa.
Lưu ý: Quét trứng thật kĩ nhưng không cho quá nhiều làm trứng đọng lại trên các khe của hoa văn làm mờ nét.
- Cho bánh trở lại nồi cơm điện và ‘cook’ lần thứ 3 trong 10 phút.
- Sau khi nướng 10 phút, mang bánh ra để nguội, vậy là bạn đã hoàn thành rồi đấy!
Những chiếc bánh Trung thu sau khi đã nướng 3 lần bằng nồi cơm điện
Trên đây là 2 cách làm bánh trung thu không cần lò nướng mà ‘bếp trưởng’ muốn truyền lại cho bạn. Lúc nào cũng vậy, bánh vừa nướng sẽ hơi khô và nhạt màu một chút. Hãy giữ bánh ở ngoài trong khoảng 1 – 2 ngày, để phần dầu bên trong dần dần thấm ra ngoài, bánh sẽ mềm và lên màu vàng óng rất đẹp, không thua gì lò nướng đâu nhé! Vậy là xong, bạn không cần phải lo lắng vì bếp nhà mình không đầy đủ ‘đồ nghề’ làm bánh, bạn thấy đấy, chỉ với những nguyên liệu đơn giản, bạn đã có thể làm nên được những chiếc bánh thật tuyệt vời!
Tham khảo thêm: Đặc sản các tỉnh