Những Đặc Sản Đồng Tháp khác
Đặc sản Đồng Tháp, Đồng Tháp nằm trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp mười. Như chúng ta đã biết Việt Nam chúng ta luôn nằm trong top đầu về lúa gạo, và Đồng Tháp là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước. Thủy sản cũng được coi là thế mạnh ở nơi đây. cảnh vật và thời tiết nơi đây hết sức đa dạng và phong phú nhờ thế Đồng Tháp không chỉ nổi tiếng về sản xuất nông thủy sản mà đặc sản Đồng Tháp cũng là một điều tuyệt vời mà mọi người không thể bỏ qua. Hôm nay đặc sản chính gốc sẽ giới thiệu cho các bạn về đặc sản Đồng Tháp nổi tiếng.
Toc
1.Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non đặc sản Đồng Tháp
Cá lóc nướng rơm hay cá lóc nướng trui thì hầu như vùng nào cũng có và cách chế biến tương đối giống nhau. Tuy nhiên, để trở thành đặc sản Đồng Tháp thì chỉ có thể là cá lóc nướng lá sen non.
Cách chế biến cá lóc nướng trui cuốn lá sen non đặc sản Đồng Tháp nổi tiếng
Cá lóc tươi mang về sẽ được rửa sạch, sơ chế, bỏ mật cá để cả vảy rồi lấy muối hạt rửa lại, để ráo nước. Người chế biến thường dùng một cây sả tươi luồn thẳng từ miệng cá xuống dưới thân rồi đem nướng. Cách làm này vừa khử tanh vừa mang lại hương vị thơm ngon cho cá.
2.Lẩu mắm đặc sản Đồng Tháp
Lẩu là một món ăn phổ biến ở nhiều nơi, có nhiều cách chế biến và nguyên liệu khác nhau, mỗi nguyên liệu được kết hợp thành món lẩu thì những thành phần chính đó sẽ là tên của món lẩu. Món lẩu mắm đặc sản Đồng Tháp cũng không ngoại lệ, nhưng để trở thành một loại đặc sản nổi tiếng Đồng Tháp thì cần phải có một cách chế biến và thành phần vô cùng đặc biệt.
Cách làm lẩu mắm đặc sản Đồng Tháp nổi tiếng
Lẩu mắm được chế biến công phu qua nhiều công đoạn, trong đó khâu nấu nước lẩu được xem là quan trọng nhất. Người ta thường chọn những loại mắm ngon như mắm cá sặc, mắm cá linh để nấu nước lẩu. Ăn kèm với lẩu mắm còn có thịt ba chỉ, tôm sú, cá tra, cá basa, cà tím, nấm rơm, khổ qua… cùng nhiều loại rau đồng khác. Lẩu mắm có mùi vị hơi nồng nhưng đậm đà. Ai mới ăn lần đầu có thể không quen miệng nhưng nếu đã quen rồi sẽ muốn ăn thêm nhiều lần nữa.
3.Cá Linh đặc sản Đồng Tháp
Đồng bằng Sông Cửu Long vào mùa nước nổi cá tôm và những loài thủy hải sản nơi đây rất nhiều và đặc biệt nhất là cá Linh rất phổ biến ở vùng Đồng Tháp Mười.
Cách chế biến món cá Linh đặc sản Đồng Tháp
Cá linh có thể chế biến thành nhiều món nhưng ngon nhất vẫn là nấu lẩu với bông điên điển. Cá linh để nguyên con, móc ruột, rửa sạch, để ráo rồi sắp ra đĩa. Đợi nồi lẩu sôi sùng sục, nêm nếm gia vị cho vừa ăn thì cho cá linh, bông điên điển, bông súng, rau thơm vào. Lẩu bông điên điển cá linh non ăn nóng cùng với bún hoặc cơm nóng đều được.
4. Quýt hồng Lai Vung đặc sản Đồng Tháp nổi tiếng
Đồng bằng Sông Cửu Long nổi tiếng là vùng đất trù phú, cảnh vật thiên nhiên phong phú đa dạng. vùng đất này được bồi đắp bởi phù xa nên cây cối nơi đây tươi tốt quanh năm. Dựa vào thời tiết và điều kiện đất đai màu mỡ mà thiên nhiên trao tặng người dân ở đây trông nhất nhiều loại cây ăn quả, và một trong số đó là Quýt Hồng Lai Châu đặc sản Đồng Tháp nổi tiếng. Loại quả này đem lại nguồn lợi kinh tế cao, có hương thơm, vị ngọt, vỏ mỏng và ít hạt. Có dịp đến với Lai Vung, du khách nhất định phải thử loại trái cây đặc sản này.
5. Mứt chuối phồng đặc sản Đồng Tháp
Mứt chuối phồng hay còn gọi là kẹo chuối là một đặc sản nổi tiếng của vùng Đồng Tháp Mười. Mứt chuối phồng được làm từ các nguyên liệu bình dân như chuối, gừng, đậu phộng, mè, nước cốt dừa, đường và nhiều gia vị khác.
Cách làm mức chuối phồng đặc sản Đồng Tháp nổi tiếng
Chuối sau khi thu hoạch được ép phơi khô từ 2 đến 3 nắng. Dừa khô đem bào mỏng, gừng xắt sợi, đậu phộng và mè rang vàng, chuẩn bị sẵn đường cát và bánh phồng sữa… Sau đó, bắc chảo lên bếp cho nóng rồi sên mứt cho đến khi không dính chảo nữa thì có thể tắt bếp.
6.Hủ tiếu Sa Đéc đặc sản Đồng Tháp
Hủ tiếu là món ăn phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Nhưng để có được món Hủ tiếu sa đéc đặc sản Đồng Tháp thì cần có nguyên liệu và cách chế biến đặc biệt. Để tạo hương vị và sự khác biệt với những nơi khác.
Cách làm hủ tiếu Sa Đéc đặc sản Đồng Tháp nổi tiếng
Hủ tiếu Sa Đéc độc đáo ở nguyên liệu làm bánh và nước dùng. Sợi bánh được làm từ bột gạo Sa Đéc, loại bột nổi tiếng hơn 100 năm nay và được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Nước dùng với hủ tiếu được nấu bằng xương heo (xương ống) và một số gia vị “bí truyền”, tạo ra hương vị thơm, ngọt đậm đà.