Âm lịch và tuần lễ

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Dương lịch sớm nhất do người Ai Cập phát minh, còn âm lịch sớm nhất lại do người Babylon cổ đại phát minh.
Nói về âm lịch của người Babylon, từng có một câu chuyện như thế này.

Trên đường cái quan ở Vương quốc Babylon, một cỗ xe ngựa bốn bánh đang phóng như bay, hai con tuấn mã đầm đìa mồ hôi miệng phun bọt trắng. Đây chính là cỗ xe truyền đạt thánh chỉ của ”Vua của bốn phương vũ trụ”, người đi trên đường trông thấy đều vội vàng tránh xa.

Thành Babylon, kinh đô của vương quốc Babylon khi đó là một đô thị lớn phồn vinh tầm cỡ thế giới, từ đây có những đường cái lớn tỏa đi bốn phương tám hướng.

Cỗ xe ngựa từ kinh đô chạy thẳng tới thành Lacsa, dừng lại trước cửa phủ Tổng đốc, Sứ giả hai tay bê tảng đất sét hình tròn dẹt tiến vào trong dinh.

– Thánh chỉ của Quốc vương Babylon tới!

Đám vệ binh ở phủ Tổng đốc vừa nhìn thấy mâm đất sét tròn lập tức cúi gập người xuống hô lớn. Quan Tổng đốc từ trong nhà chạy vội ra, hai tay đỡ lấy mâm đất sét, đập nhè nhẹ vào. Từng mảng đất khô rơi xuống đất, cuối cùng lộ ra một bảng đất nung. Bảng đất nung này hình bốn cạnh những bốn góc lượn tròn, trên đó chia thành ba cột bên trái, ở giữa và bên phải, lần lượt khắc lên từng hàng từng hàng chữ hình nêm. Bảng đất sét này chính là thánh chỉ – bản mệnh lệnh của Quốc vương gửi cho quan Tổng đốc, còn lớp đất khô bọc ngoài chính là phong bì vậy.

Tham khảo thêm:  Sirus đánh chiếm Babylon

Quan Tổng đốc thận trọng đọc thánh chỉ, nhưng xem một hồi lâu chỉ lắc đầu. Ông đưa tay nắn bím tóc trên đầu rồi vuốt bím tóc ở hai bên mặt, lại xoa xoa chòm râu bên dưới cằm, rút cục vẫn lắc đầu. Các quý tộc Babylon cổ đại thường bện râu tóc thành từng bím để tỏ sự tôn nghiêm và vẻ đẹp nam tính. Trên mỗi bím tóc đều bôi dầu thơm, tỏa hương thơm thoang thoảng.

– Ý của Quốc vương là…

Quan Tổng đốc xem không hiểu nội dung thánh chỉ, đành hỏi sứ giả.

Sứ giả nghiêm trang trả lời:

– Thưa ngài Tổng đốc, thánh chỉ của Quốc vương tôi không được phép xem.
Quan Tổng đốc buộc phải cho mời thư ký và cố vấn của mình đến để làm rõ nội dung thánh chỉ. Bảy tám người bàn tán hồi lâu rồi cũng tỏ tường bèn bẩm báo lại với quan Tổng đốc.

Toàn văn thánh chỉ như sau: ”Tuân theo chỉ dụ của Quốc vương Hammurabi, vì trong năm nay số ngày trong năm không đủ nên gọi tháng vừa bắt đầu là tháng Êrôn thứ hai. Việc thu thuế ở Babylon nguyên định vào ngày 25 tháng Trưsiri nay đổi lại phải giao nộp vào ngày 25 tháng Êrôn thứ hai”.

”Ngày trong năm” vì sao lại ”không đủ”?

”Tháng Êrôn” là tháng 6 của Babylon, ”tháng Trưsiri” là tháng 7, vì sao lại phải thêm vào giữa hai tháng đó một ”tháng Êrôn thứ hai”?

Tham khảo thêm:  Anh hùng và cỏ tiên

Người Babylon dựa vào sự quan sát quy luật trăng tròn trăng khuyết mà định ra Âm lịch. Một năm chia làm 12 tháng, mỗi tháng bắt đầu vào ngày trăng vừa nhú lưỡi liềm, ngày trăng tròn nhất là giữa tháng, ngày mặt trăng lại trở lại lưỡi liềm mỏng nhất là hết một tháng. Như vậy có 6 tháng mỗi tháng 30 ngày, có 6 tháng mỗi tháng 29 ngày. Nhưng ta biết rằng, một năm có 365 ngày. 12 tháng Âm lịch cộng Lại chỉ có 354 ngày, qua hai ba năm thì sai mất 1 tháng. Đó chính là ”ngày trong năm không đủ”.

Làm sao để giải quyết mâu thuẫn này?

Thế là qua hai năm hoặc ba năm phải thêm một ”tháng nhuận”, tức một năm có 13 tháng. Giữa tháng 6 và tháng 7 năm nay phải thêm một tháng, đó chính là ”tháng Êrôn thứ hai”.

Thế là đã rõ ràng nội dung đạo thánh chỉ này có hai điểm: thứ nhất nói rằng năm nay phải thêm một tháng nhuận, đó là thông tri về mặt lịch pháp. Thứ hai nói rằng việc thu thuế khóa cũng phải tăng thêm một tháng có nghĩa là sau khi nộp thuế tháng 6 không được chờ đến tháng 7 mới thu, mà ngay trong tháng 6 ”thứ hai” này vẫn thu một lần nữa. Có thể thấy điều quan tâm nhất của ông ”vua của bốn phương vũ trụ” vẫn là tiền.

Cổ Babylon chẳng những nhà nước quy định lịch pháp, mà còn lấy tên bảy thiên thể Mặt trời, Mặt Trăng, sao Hỏa, sao Thủy, sao Mộc, sao Kim, sao Thổ để đạt tên cho bẩy ngày trong tuần. Cái gọi là ”tuần lễ” tức là ngày lễ các thiên thể trong tuần. Ngày lễ Mặt trời là ngày Chủ Nhật, ngày Mặt trăng là Thứ Hai, ngày sao Hỏa là Thứ Ba, ngày sao Thủy là Thứ Tư, ngày sao Mộc là Thứ Năm, ngày sao Kim là Thứ Sáu, ngày sao Thổ là Thứ Bảy – Đó chính là nguồn gốc sớm nhất của một tuần bẩy ngày mà hiện nay vẫn thông dụng trên thế giới. Ngoài ra người Babylon còn chia một ngày thành 24 giờ, mỗi giờ 60 phút. Cách phân chia ngày đêm và thời gian kiểu đó vẫn còn được bảo tồn đến tận ngày nay.

Tham khảo thêm:  Lưỡng Hà dưới thời kỳ thống trị của vương quốc Tân Babylon

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Xin chào các bạn! Tôi là Nguyễn Dung sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Tôi rất thích sưu tầm những sản phẩm hữu ích như: Lịch âm dương, Lịch Vạn Niên, Ngày nghỉ lễ, Ngày kỉ niệm, Xem bói, Xem tử vi, Giải mã giấc mơ.

Bài viết liên quan

Người Akkad làm chủ Lưỡng Hà

Người Akkad làm chủ Lưỡng Hà

Khoảng đầu thiên niên kỉ III TCN, tộc người Semites từ miền ngoại Capcadơ bắt đầu thiên đi xuống phía nam, và ào ạt tràn vào Tây Á, sống du mục trên một dải đất dài từ Syria đến sa mạc Ả rập. Trong số những tộc người Semites, người Akkad đã sống định cư […]

Người Sumer làm chủ Lưỡng Hà

Người Sumer làm chủ Lưỡng Hà

Khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN, người Sumer đã thiên di đến lưu vực Lưỡng Hà, từ bỏ dần lối sống du mục. Họ xây đắp nhiều công trình trị thủy, lấy nước tưới tiêu cho hoạt động kinh tế nông nghiệp, biến Lưỡng Hà thành một khu vực “có đầy đủ những […]

Sự thống nhất Lưỡng Hà của vương triều Cổ Babylon

Sự thống nhất Lưỡng Hà của vương triều Cổ Babylon

Sau khi lật đổ vương triều III Ua, người Êlam và người Amôrit có những định hướng khác nhau. Người Êlam cướp bóc, vơ vét của cải của Lưỡng Hà rồi rút quân về nước, ngược lại người Amôrít đã từ bỏ đời sống du mục, định cư ở khu vực Lưỡng Hà. Họ đã […]

Vương triều UA và sự phục hưng của người Sumer

Vương triều UA và sự phục hưng của người Sumer

Giành lại quyền lực và mở rộng đất nướcNội dung chínhGiành lại quyền lực và mở rộng đất nướcPhát triển kinh tế và xã hộiBắt đầu suy yếu và bị lật đổ Sau khi đánh đuổi người Guti ra khỏi Lưỡng Hà, quyền lực của người Sumer được phục hưng. Các thành thị Sumer có […]

Chữ viết hình nêm

Chữ viết hình nêm

Đồng thời với nền văn minh Cổ Ai Cập phát triển cao độ ở bên dòng sông Nin, lưu vực Lưỡng Hà cổ đại (Irắc ngày nay) cũng là một cái nôi khác của nền văn minh thế giới. Lưỡng Hà, tên gọi khu vực có hai con sông, một sông là Ơphrát một sông […]

Darius

Darius

Năm 522 tr. CN, Darius I lên ngôi Quốc vương Ba Tư. Ông đúng là một ông vua. Dưới bàn tay sắt của ông, đế quốc Ba Tư lại được thống nhất một lần nữa. Darius đánh nam dẹp bắc, đập tan sự phản kháng của những nước bị chinh phục, lập nên đế quốc […]

Con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa là tuyến đường giao thương vĩ đại mà con người đã tạo ra vào thời cổ đại. Sự kiện quan trọng đánh dấu sự hình thành con đường tơ lụa này là vào năm 115 TCN, vào một sớm mai trời cao thoáng đãng. Ở phía Bắc cao nguyên Iran, một […]

Sirus đánh chiếm Babylon

Sirus đánh chiếm Babylon

Năm 538 tr.CN, Vương quốc Babylon rơi vào tình trạng rất nguy cấp. Thành Babylon, thủ đô, đã bị quân đội của đế quốc Ba Tư vây hãm mấy ngày liền. Quốc vương Ba Tư Sirus (Cyrus) lại hối thúc Quốc vương Babylon đầu hàng, nhưng vị Quốc vương này vẫn ngoan cường chống cự. […]

Bộ luật khắc trên cột đá

Bộ luật khắc trên cột đá

Năm 1901, một đội khảo cổ Pháp có người Iran tham gia đã tìm thấy ở di chỉ thành cổ Sudơ nước Iran một cây cột lớn bằng đá huyền vũ đen. Cây cột đá này đã bị vỡ thành ba đoạn nhưng chắp lại vẫn còn hoàn chỉnh. Cột đá cao 2,5 m chu […]

Anh hùng và cỏ tiên

Anh hùng và cỏ tiên

Lưu vực Lưỡng Hà cổ đại có một nền văn học rất phong phú. Trong đó nổi tiếng nhất là ”Sử thi Gigamét”. Nó đã sớm được lưu truyền trong người Sume từ hơn 4000 năm trước, qua hàng ngàn năm thêm bớt, sửa chữa, cuối cùng đã được ghi lại được hình thức chữ […]

Sự tích vườn treo Babylon – vườn hoa trên không trung

Sự tích vườn treo Babylon – vườn hoa trên không trung

Mùa hè Babylon thật nóng nực. Ở đây không có núi cao, không có rừng sâu, ánh nắng mặt trời không có gì che chắn, chiếu chói chang xuống mặt đất. Đã lâu không có mưa, gió nóng thổi bay cát bụi, hoa màu trên đồng ruộng bắt đầu khô héo. Nhưng khi mọi người […]

Điều kiện tự nhiên và cư dân Lưỡng Hà cổ đại

Điều kiện tự nhiên và cư dân Lưỡng Hà cổ đại

Giữa khu vực Tây Á có 2 con sông lớn – Sông Tigrơ và sông Ơphơrát – bắt nguồn từ miền rừng núi Ácmêni chảy xuôi bên nhau, rồi cùng đổ ra vịnh Pécxích (Vịnh Ba Tư). Vùng bình nguyên nằm giữa 2 sông đó – ở hạ và trung lưu – thường được gọi […]

Những thành tựu văn hoá Cổ đại Lưỡng Hà

Những thành tựu văn hoá Cổ đại Lưỡng Hà

Lịch sử Lưỡng Hà là lịch sử của nhiều quốc gia, dân tộc. Thành tựu văn hóa Lưỡng Hà đạt được chính là sự tổng hợp những thành tựu văn hóa của người Sumer, Akkad, Babylon, người Canđê… Trong đó, người Sumer không những là tộc người lập nên những quốc gia đầu tiên mà […]

Tổ chức chính trị của nhà nước cổ Babylon

Tổ chức chính trị của nhà nước cổ Babylon

Nhà nước cổ Babylon tiếp tục tồn tại và xây dựng theo hình thái nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Quyền lực tập trung trong tay nhà vua, vua được thần thánh hóa với quyền lực tối cao và thiêng liêng cai trị đất nước. Hammurabi vì thế trở thành Enxi […]

Trạng thái kinh tế, xã hội của vương quốc Cổ Babylon

Trạng thái kinh tế, xã hội của vương quốc Cổ Babylon

Tình hình kinh tế của vương quốc BabylonNội dung chínhTình hình kinh tế của vương quốc BabylonTình hình xã hội của vương quốc Babylon Bộ luật Hammurabi đã cho ta biết công cụ sản xuất của người Babylon – Lưỡng Hà ở giai đoạn phát triển của đồng thau, sắt cũng đã xuất hiện nhưng […]

Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2024

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2024

Xem thêm
Lễ vu lan

18 tháng 8 năm 2024

Xem thêm
Tết trung thu

17 tháng 9 năm 2024

Xem thêm
Tết hạ nguyên

10 tháng 11 năm 2024

Xem thêm
Lễ tất niên

29 tháng 1 năm 2025

Xem thêm
Tết hàn thực

31 tháng 3 năm 2025

Xem thêm
Lễ phật đản

12 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm